Với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế phát triển, internet về đến tận từng ngõ nhỏ. Dần dần e thấy xã hội bây giờ, mối quan hệ giữa người với người chủ yếu qua mạng xã hội. Mà ở Vietnam mình chủ yếu là mạng Facebook.
Điều đầu tiên e nói ở đây là Facebook:
Chắc các cụ, các mợ ở đây có rất nhiều người dùng facebook. FB là con dao 2 mặt, 1 mặt sẽ giúp các con người nối kết lại gần nhau hơn, bạn bè xa nhau nhưng vẫn biết thông tin và cuộc sống của nhau, cập nhật những thông tin mới. Đó là mặt lợi. Còn mặt còn lại của FB chính là vì đã quen giao lưu với những người bạn ảo, những người mà mình chưa gặp bao giờ. E thấy giớii trẻ ngày nay đi đâu cũng vào FB để đăng status, kết bạn với hàng ngàn người bạn thậm chí còn chưa gặp bao giờ? Điều này làm con người ta quen dần với cuộc sống ảo và mất đi cách gặp gỡ, tiếp xúc với những người bạn mới.
Điều thứ 2 e muốn nói tới là vấn đề công nghệ đã mang lại rất nhiều tiện ích song nó cũng có 1 mặt khác là khiến con người ta phụ thuộc quá nhiều:
Google: Google đã làm mất dần đi khả năng nhớ những kiến thức của con người. Làm người ta lười tìm kiếm thông tin trong trí nhớ mỗi khi cần. Khi cần tìm kiếm 1 điều gì đó người ta nghĩ ngay đến GG vì....Đỡ phải nhớ nhiều, mệt đầu. Đã có bác GG trả lời hết.
1 đứa trẻ nhỏ thấy 1 điều gì lạ lẫm ngoài cuộc sống muôn màu, ngày xưa,em và ko ít các cụ/các mợ ở đây đã chạy về hỏi bố, hỏi mẹ "Mẹ ơi, tại sao lại..........Cái này là cái gì......như thế nào....." nhưng bây giờ trẻ nhỏ đã tự biết sử dụng máy tính để trả lời chính những câu hỏi đó. Có gì đã có bác GG trả lời hết, vai trò của người bố, người mẹ bây giờ đối với các con, chỉ ra cho các F1 thấy sự quan trọng của bố mẹ đang dần giảm đi.
Trên đây là đôi điều e muốn tản mạn cùng các cụ/ các mợ OF nhà mình. E biết cách diễn đạt và tầm nhìn của e còn hạn hẹp, mong OFER nhà mình chỉ giáo thêm cho e ạ. Thanks All
lí thuyết suông.
em vẫn quá đủ điều kiện U25 để được gọi là "trẻ", 1 ngày fb onl không dưới 10 tiếng (thường thì phải 15 tiếng/ngày), muốn bỏ fb thì bỏ vô tư, nhưng có quá nhiều lợi ích, còn các tác hại thì cũng dư sức để hạn chế. Cái đơn giản nhất là vẫn liên lạc được với bạn bè từ cấp 1 đến tận đại học, nhất là với kiểu như em hiện giờ, ko sống ở VN, mà ko có fb thì chắc sau vài năm, bạn bè cũ chỉ còn lại được vài đứa. Thứ 2 là tin tức lan truyền cực nhanh, có tin gì hay trên trời dưới biển đủ loại, thích loại nào có loại đấy, update tin tức ở nhà chả khác gì đang sống ở VN. Thứ 3 là giải trí, thỉnh thoảng stress thì lại có ảnh mấy em xinh xinh, đỡ mất công vào các forum như ngày trước. Thứ 4 là dùng cho việc thông báo, trao đổi, thảo luận, lớp đh của em toàn dùng group trên fb, có việc gì là trao đổi luôn, tiện hơn các cách khác nhiều, trường cũng có website riêng cho việc này mà chả ai muốn dùng...
Về cái phần bạn ảo thì nó là do tính cách của mỗi người, kể cả chưa có fb thì lừa nhau qua yahoo thiếu gì đâu, người lạ quen nhau trên forum cũng đâu ít, nhờ fb mà em cũng quen biết thêm được kha khá bạn mới, nhưng fb là fb, ngoài đời là ngoài đời, gặp nhau ngoài đời rồi mới đánh giá được, hiện giờ em cũng chưa gặp vấn đề gì với những "người lạ" này.
Gặp gỡ, tiếp xúc với bạn bè cũng vậy, sau gần 5 năm onl fb suốt ngày, em chỉ thấy khá hơn, fb hỗ trợ cho những lúc ko tiếp xúc trực tiếp được, chả làm suy giảm đi cái gì.
Em cũng chả thấy dùng fb là nghiện, rảnh thì dùng, lúc nào bận học, bận làm thì đến điện thoại còn tắt máy chứ nói gì đến fb.
Xét sang google thì đây là sản phẩm tuyệt vời, chưa bao giờ việc học lại tiện lợi, dễ dàng như vậy. Chả phải tự nhiên mà 100% giáo viên và sinh viên trường em đều dùng google cho việc học và nghiên cứu. Như ngày trước muốn tìm hiểu gì chỉ có báo đài, thư viện, hỏi giáo viên, toàn những cách vừa tốn kém vừa thiếu hiệu quả.
Không phải cứ tìm google ra được thì không phải nhớ, lúc đọc thông tin là não nó đã tự ghi vào rồi, mà não người có hạn, đâu phải cái gì cũng nhớ được hết đâu, hầu hết các bài thi ở trường em là mang sách vở, tài liệu vào thoải mái nhá, giáo viên cần sinh viên hiểu chứ không cần nhớ, nhưng kiến thức nào quan trọng, cần cho công việc, cuộc sống thì vẫn tự biết mà ghi vào đầu chứ không phải đọc xong rồi vứt đi luôn.
Trẻ nhỏ bao tuổi thì biết đường tự lên google tìm câu hỏi, lại còn lọc được thông tin ra từ 1 đống tin linh tinh trong kết quả google cung cấp. Cái độ tuổi "Mẹ ơi tại sao..." thì vốn từ trước đã chỉ từ cấp 1 với mẫu giáo, mầm non thôi. Trong khi mục tiêu giáo dục phát triển là tự chủ động tìm hiểu thì ai lại đi ủng hộ việc hơi 1 tí lại "mẹ ơi" với "bố ơi" làm gì.
Tóm lại là cái gì cũng có 2 mặt, biết cách dùng thì hại chả mấy mà lợi thì vô cùng.