- Biển số
- OF-529501
- Ngày cấp bằng
- 30/8/17
- Số km
- 74
- Động cơ
- 171,750 Mã lực
- Tuổi
- 34
- Nơi ở
- Nơi chỉ có Phò Tũn
Hãy bán hoặc kinh doanh những thứ mình hiểu. Mời cụ ly rượu buồn và cố gắng làm ăn tiếp ạ
Đời đơn giản vậy thì ai cũng làm chủ hết rồi.em cứ nghĩ đơn giản là mở ra cho gấu đỡ phải đi làm thuê, ai dè lại phức tạp quá cụ ạ
Buôn có bạn bán có phường. Tư duy vậy là chết cả lũ.Họ đâu cần quan tâm mô hình cụ to nhỏ ra sao, họ chỉ quan tâm rằng: À, tự dưng có đối thủ cạnh tranh trực tiếp mặt hàng y chang, ko có gì khác biệt. Cụ cứ đặt cụ vào vị trí của họ: Nồi cơm mình đang có 3 bát, giờ có đứa nó nhảy vào ăn mất 1 bát, nó mà thuận lợi nó ăn cả nồi cơm của mình thì sao???
về kỳ thuật thì chỉ nhìn và làm theo cách người ta làm sẵn thì dễ cụ ạ, tuy nhiên cái máy này ngoài lực nén, nhựa, còn độ ẩm, nhiệt độ khuân, vòng tua buly..Em nói ko fun tí nào:
Cụ xem lại toàn bộ quy trình và quá trình từ lúc bắt đầu đến nay nó lệch ở chỗ nào, bỏ qua cái chuyện dựa vào một thằng mà cụ gọi là bạn nhưng éo biết nó và các bạn khác của cụ éo biết và chơi với nó như cụ trả lời mấy còn trước.
Do cách tiếp cận của cụ nó rất khác, có lúc em nghĩ cụ thuê thằng ma-tinh, nhưng như vậy thì mãi vẫn chỉ ăn theo, nói leo thôi... và ko bao giờ hết đau đầu vì sp vẫn là phổ thông, thằng nào mua cái máy ép về nó cũng làm được ..., thí dụ cụ hỏi nm giấy họ dùng củi cành giá bao nhiêu, sp của cụ có chen vào được ko thì cụ ko biết về cả sp của mình và sp thay thế, ko biết thị trường thì cái ngóc ngách (thuộc nhóm ma-tinh) để bán sp cho họ cụ càng ko biết nữa. Xét về lý thuyết thì đầu tiên người ta cần mỗi đồng chi ra cho 1 đv năng lượng/nhiên liệu/nhiệt lượng là bao nhiêu, sau đó đến kỹ thụt để duy trì nhiệt độ và nhiệt lượng liên tục/đv năng lượng... Cụ có thể hình dung việc em đóng gạch và đốt gạch thủ công với việc ép gạch trộn lẫn than nghiền và đốt gạch bằng tunel là 1 thí dụ.........
Nếu chỉ nói về viên ép, em lơ mơ rằng dưới áp lực nén cao, sinh nhiệt đến mức nào đó thì sẽ ép dầu trong gỗ ra và nó trở thành chất liên kết cho viên nén và thay đổi luôn tính chất cơ-hóa-sinh của nguyên liệu ban đầu, có lẽ thế nên gọi là than sinh học mà còm trước em vẫn lăn tăn. Như vậy cốt lõi công nghệ gồm phối trộn nguyên liệu và lực ép để tạo ra các sản phẩm viên ép cho vài ba mục đích khác nhau, em thí dụ: nếu hàm lượng dầu quá lớn, cụ ép thế nào để đốt nó sạch khói ở các điều kiện đốt cháy tự nhiên, đốt trong lò có cung cấp khí tự nhiên và cưỡng bức..., tức là cụ phải tìm hiểu, thử nghiệm sâu về sp của mình, còn việc môi trường ở vn thì em nghĩ là cứ từ từ. E thấy hình như vn có xuất khẩu cái lò, chảo, vỉ nướng hay sao đó, dùng cho mục đích picnic.., thì cụ cũng tìm hiểu các ngành liên quan để xem sp của mình đi đến đâu thì được.
E viết hơi lộn xộn, cụ thông cảm vì em là loại chuyên gia thất bại và chưa bao giừ làm được cái gì như cụ đang làm đâu.
em sẽ inbox cụ , nhờ cụ giúp đỡ ạKhẳng định với cụ đầu ra cho sản phẩm ko lo, cụ nếu cần hỗ trợ cho rm thẻm thông tin
em cũng chỉ muốn thay đổi công việc cho gấu để chủ dộng thời gian chăm lo cho gia đình cụ ạĐời đơn giản vậy thì ai cũng làm chủ hết rồi.
Ủng hộ cụ, có sao đâu làm DN quy mô nhỏ ban đầu thường là vậy mà. Cụ tự mình đầu tư kiến thức ,tự mình làm tiếp thị , tự mình hạch toán lãi lỗ...vvqua hết đợt nghỉ lễ này em lại đích thân đi chào hàng cụ ạ, vừa kinh doanh vừa lo đầu vào đầu ra cũng vất cụ ạ
em cảm ơn cụ ạỦng hộ cụ, có sao đâu làm DN quy mô nhỏ ban đầu thường là vậy mà. Cụ tự mình đầu tư kiến thức ,tự mình làm tiếp thị , tự mình hạch toán lãi lỗ...vv
khi nào DN đi vào ổn định ,cụ thuê người đưa dần vào các vị trí để thay thế mình có thời gian tập trung vào mở rộng SX ..
Chúc cụ thành công, loại như cụ tả thì là bè thôi chứ bạn gì !
em chuyển từ làm công ăn lương ra làm kinh tế, cộng thêm cái nhận thức chậm nên hơi gian nan cụ ạThương trường là chiến trường cụ ạ.
Vậy đã đâm lao phải theo lao. Cụ tìm hiểu để vận hành ra sản phẩm. Xem ai có thể sửa chữa khi cần.em cũng chỉ muốn thay đổi công việc cho gấu để chủ dộng thời gian chăm lo cho gia đình cụ ạ
Em còm với cụ thế này:Báo cáo cccm, nhân ngày nghỉ lễ rảnh nên em vạch áo cái ạ.
chả là mấy năm làm công ăn lương rồi nhưng thấy nó ngột ngạt quá nên dầu năm em đã quyết định về quê kinh doanh và mở cái xưởng nho nhỏ, việc kinh doanh thì ko có gì để nói nhưng từ khi mở cái xưởng ra bao nhiêu chuyện bực mình kéo theo ạ.
khi về quê thấy thằng bạn trước học cùng cấp 3 đang làm mô hình sản xuất than sinh học, khi đó vợ em vẫn đang làm cty, thấy có triển vọng và phát triển bền vững nên em quyết định đầu tư mua máy của " Bạn" rồi mở xưởng, lúc đầu bạn rất niềm nở, sau khi đặt cọc lấy máy thì trì hoãn mất hơn tháng chưa lấy dc máy, khi lấy dc máy thì lại thiếu thiết bị chưa làm dc làm cho xưởng thuê bị mất không mấy tháng tiền nhà. Khi chuyển máy trong hợp đồng có ghi giao nhận tại xưởng em vậy mà nó bảo em thanh toán tiền cước vận chuyển trong khi đó em có xe tải sẵn sàng chuyển bất cứ lúc nào.
Thôi thì mới đầu em cũng không muốn quá nặng nề vì còn làm ăn lâu dài, nhưng khi đi vào sản xuất nó dấu kỹ thuật làm cho công nhân làm ko ra sản phẩm, cho học đi học lại mất 4 tháng mới tạm ổn, khi kỹ thuật tạm ổn thì máy móc bắt đầu hỏng, gọi điện báo lên sửa thì nó hôm báo bận , hôm báo thiếu dụng cụ chưa lên dc.... em với công nhân lại tự mày mò rồi đi tìm mua các chi tiết bề lắp. Quanh đi quản lại đến nay chưa bàn giao hết số sản phẩm đã ký khi mua máy thì lại đến lượt đầu ra cho sản phẩm, lúc đầu khi ký hợp đồng mua máy nó hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nhưng đến nay nó lại báo em tự tìm mối. em tức quá mà không biết nên làm sao.
giờ mà bỏ thì bao nhiêu công sức tâm huyết bỏ ra coi như bằng không,cộng thêm vào đó là vợ lại đi làm cty .
nếu không bỏ em chưa biết tìm đầu ra như nào, ở đâu vì cái này em chưa va chạm bao giờ.
cccm ném cho em viên gạch để em thông cái đầu cái ạ
sản phâme của em đây ạ
cụ phân tích đúng quá, em cảm ơn cụ.Em còm với cụ thế này:
1. Làm ăn thì cái gì cũng tiềm ẩn rủi ro, không có cái gì tuyệt đối chắc ăn cả. Tỷ lệ rủi ro nó ngược với cái hiểu của cụ.
2. Sự tình của cụ em thấy có 5 cái không cụ hiểu: không hiểu (đủ) về chuyên môn sản xuất; không hiểu về thị trường (cung, cầu, cạnh tranh, abc...); không hiểu (hoặc xác định đúng) sự phù hợp về nguồn lực của mình cần cho mục tiêu; không hiểu về con người (dù là bạn hay đối tác) trong hợp tác làm ăn; không hiểu (hoặc không có khả năng) trong kỹ thuật thương thảo, đàm phán.
3. Giải pháp (có 2 cách):
Chấp nhận bỏ và coi là một bài học.
Tiếp tục kèm theo bổ sung (theo thứ tự) những thiếu sót e đã nêu trên và còn rất rất nhiều thứ nữa nếu cụ muốn thành danh.
Chúc cụ chọn được giải pháp tối ưu!
nguyên liệu từ mùn gỗ xẻ cụ ạ, thông số đây thưa cụThan này cụ làm từ nguồn nguyên liệu gì vậy ạ ? thông số nhiệt lượng thế nào vậy cụ ? Dùng cho nhà hàng nướng không biết có ổn không?
Cụ cứ khách sáo!cụ phân tích đúng quá, em cảm ơn cụ.
em xin theo cách bổ xung kiến thức cụ ạ
Ôi nó bé tý thế ạ cụ ! Nhiệt lượng cũng không đủ làm quán nướng ạ !nguyên liệu từ mùn gỗ xẻ cụ ạ, thông số đây thưa cụ
báo cáo cụ là gà với lợn em có hàng ngon phục vụ cccm ,nhưng do ko có địa điểm dưới HN nên em giao lại thôi cụ ạ. còn lợn mán thì vẫn có mấy cụ đặt em mang xuống đấy ạCụ cứ khách sáo!
Mà cụ có món gà qué ngon, nếu nhận shipper loanh quanh hà nội thì hay quá!