CHAP 02
Quay lại thời gian cách đấy 5 tiếng đồng hồ tại nhà Jonh Kean một biệt thự nhỏ ở N.Dearing St vào lúc 4:37:46 sáng giờ địa phương (07:37:46 UTC)
Jonh Kean đang tiếp một vị khách đặc biệt. Khu vực xung quanh gần như không biết sự có mặt của Diệp Kỳ. Cuộc đối thoại và thỏa thuận của Diệp Kỳ với Jonh Kean bắt đầu. Để có cuộc đối thoại thỏa thuận này, Diệp Kỳ đã mất gần 5 năm tiếp xúc, nghiên cứu và tìm hiểu. Một nhiệm vụ quan trọng mà Diệp Kỳ nhận được trước khi sang Mỹ. Diệp Kỳ thực chất là một nhân viên tình báo Cục 2 - Bộ An ninh TQ. Cục này chịu trách nhiệm hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài. Trong hoạt động, Cục 2 gửi điệp viên được đào tạo ra nước ngoài dưới lớp vỏ bọc nhân viên công ty thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển. Hoặc họ có thể sử dụng Đại sứ quán TQ để che chở các điệp viên dưới lốt nhà ngoại giao. Bên cạnh việc gửi điệp viên ra nước ngoài, Cục 2 còn làm công tác tuyển mộ người nước ngoài làm gián điệp cho tình báo TQ. Trong số đó, có những người làm việc với cục trong nhiều năm liên tục nhưng có một số chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Chính vì vậy, Diệp Kỳ đã được Hứa Vĩnh Dược - Bộ trưởng Bộ An ninh TQ lúc đấy chỉ thị trực tiếp việc Diệp Kỳ phải sang Mỹ để thực hiện một kế hoạch tuyệt mật này. Đấy là Kế hoạch: Chim ưng. Kế hoạch này được xuất phát từ nhiều nguồn tin của Phân cục tình báo Hoa Nam tại Sài Gòn trước năm 1975 đưa về. Một mạng lưới điệp viên của TQ được bí mật cài lại Việt Nam nhằm phục vụ những lợi ích của TQ. Chủ yếu nằm ở các khu vực người Hoa sinh sống, những doanh nghiệp của Hoa Kiều và một số đặc vụ ngầm nằm ngay trong lòng Miền Nam Việt Nam. Danh sách những đặc vụ ngầm trên hiện tại đã bị thất lạc sau ngày 30-04-1975.
Một trong những nguồn thông tin tình báo của CIA ở Sài Gòn đã thu lượm và tổng hợp được. Cái này cũng là những bí mật ngầm của những cuộc thương lương giữa TQ và Mỹ từ năm 1968 khi Mỹ bắt đầu cảm thấy chế độ Miền nam Việt Nam không còn tác dụng cho những mưu đồ của Mỹ nữa. Những cuộc gặp bí mật và công khai giữa các lãnh đạo Mỹ và TQ gần như dồn dập. Và một điều mà TQ quan tâm hơn ai hết sau năm 1975 chính là bản danh sách tuyệt mật này.
Trước khi đề cập về cuộc nói chuyện về việc chỉ đạo của Hứu Vĩnh Dược cho Diệp Kỳ thì chúng ta hiểu một chút về Bộ An ninh TQ. Bộ An ninh TQ được sáp nhập từ năm 1983 giữa Cục điều tra trung ương (CID) vào bộ phận phản gián thuộc Bộ công an (Ministry of State Security – MSS). Trước đấy thì cơ quan này bắt nguồn từ Văn phòng trung ương các vấn đề xã hội (Central Department of Social Affairs – CDSA) – “con mắt” của *** TQ trước năm 1949. CDSA cung cấp cho các nhà lãnh đạo *** TQ thông tin về tình hình thế giới, các sự kiện lớn và các vấn đề đang diễn ra ở nước ngoài. Sau 1949, CDSA được tái tổ chức và một số nhân viên cốt cán của cơ quan này chuyển sang nắm giữ các vị trí mới trong Bộ Công an. Từ đó, CDSA không còn tồn tại mà được tái lập thành cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo của UBTWĐCS và mang cái tên mới là Cục điều tra Trung ương (Central Investigation Department – CID). Năm 1966 -976, Toàn bộ hoạt động và "tài sản" của CID chuyển cho Cục 2 – cơ quan tình báo Quân đội TQ quản lý. Năm 1971, CID được tái lập. CID được mở rộng hoạt động, tăng cường thu thập thông tin thông qua các "điệp viên" trong vỏ bọc nhân viên ngoại giao. Tuy nhiên, năm 1977 TQ thực hiện một chiến dịch tình báo với quy mô cực lớn là gửi điệp viên ra nước ngoài dưới vỏ bọc phóng viên hoặc doanh nhân. Chính vì vậy, Diệp Kỳ là lựa chọn số một cho chiến dịch Chim ưng này.