- Biển số
- OF-423435
- Ngày cấp bằng
- 19/5/16
- Số km
- 13,034
- Động cơ
- 463,965 Mã lực
Cụ nói cực chuẩn luôn, phàm cái gì xuất hiện ở trên đời này đều có giá trị ,ý nghĩa riêng của nó!Tại viện bảo tàng Louvre, ngay tại cửa chính đi vào bên tay phải có một bức họa vẽ người kỵ sĩ ra chận, bức họa đó hình như được vẽ vào thế kỷ 18. Tại thời đó, khi vẽ người kỵ sĩ ra chận người ta thường vẽ theo quy tắc hội họa là người rất cơ bắp, gươm tuốt trần, mắt hằn lên sự căm thù hướng thẳng về quân thù nhưng bức họa đó lại không vẽ như vậy, bức họa đó vẽ người kỵ sĩ ra chận ngựa phi nước kiệu, gươm tuốt trần hướng về phía trước nhưng đầu lại hơi ngoảng lại để anh mắt sâu thẳm nhìn chếch về phía sau một chút.
Khi bức họa đó được trưng bầy thì các nhà phê bình hội họa đề chê bai hết lời, họ cho rằng vẽ bức họa như vậy, khi ánh đầu ngoảnh lại và mắt hướng về phía sau là cho người kỵ sĩ thiếu dũng khí và hèn nhác (chưa đánh đã tìm đường chạy).
Phải rất lâu sau người Họa sĩ đó mất đi người ta mới tìm được ý nghĩa đích thực của bức họa đó... người Họa sĩ vĩ đại đó có ý nói rằng, người kỵ sĩ phi ngựa nước đại, gươm hướng về phía trước là để dành lấy tương lai, đầu hơi ngoảnh lại mắt nhìn về phía sau là nhìn về quê hương bản quán của mình... con người không coi trọng quá khứ thì cũng sẽ chẳng bao giờ có tương lai. Sau khi ý nghĩa của bức họa được công bố thì bức họa người kỵ sĩ thành bức họa hoàn hảo và là chuẩn mực cho những bức họa kỵ sĩ sau này kể cả bức họa vẽ Napoleon.
(toàn văn giới thiệu của cô hướng dẫn viên)
Em thì không hiểu biết về hội họa gì nhưng em nghĩ trong bố cục hay diễn đạt của các bức họa, bức ảnh đều tuân theo một trật tự, quy tắc nào đó của nghệ thuật hội họa để diễn đạt ý nghĩa và thông điệp của tác giả chứ cũng chẳng phải vẽ bừa, chụp bừa được.
Vậy nên, cá nhân em không biết thì cứ nghĩ cái đã, không biết không nói và không biết đá bóng thì cũng không bỏ bóng đá người !
Chỉnh sửa cuối: