Nếu bác dẫn câu này,bác chắc chắn là đã hiểu bản chất triết học của nó và bác lấy nền tảng giáo lý nhà Phật để làm chỗ dựa cho lập luận.Phỏng ạ?
Theo em,"sắc sắc không không" thể hiện bản chất duy tâm chủ quan của triết học Phật giáo.Theo đó,muôn loài vạn vật mọi sự đều là sản phẩm của nhận thức chủ quan của người quan sát.Thời kỳ trước cơ học lượng tử,phương Tây coi đây như yếu điểm của triết học Phật giáo,đến cơ học lượng tử,khi người ta đưa ra định luật về sự bất định,đại khái một đơn vị lượng tử cùng lúc vừa là sóng,vừa là hạt tại cùng một thời điểm quan sát.Và sự hiện diện của người quan sát tác động đến kết quả quan sát.Khi đó,Phật giáo đã quyến rũ tầng lớp các nhà khoa học Phương Tây thật mạnh mẽ bởi nó gần gũi với khoa học hay nói cách khác,nó là khoa học của cuộc sống.Anh Sờ Tanh là một ví dụ.
Qua chuyện đó,để thấy là nếu dùng quan niệm của Phật giáo về thế giới tự nhiên muôn loài để giải thích hiện tưởng vong hồn tồn tại để có thể giao tiếp với một ai đó qua giao thức tư tưởng là rơi vào cái khuôn 'duy tâm chủ quan",có Hằng ngoại cảm thì vong,có vong bởi vì có Hằng ngoại cảm.
Còn những lý lẽ nói rằng trong kinh Phật cũng có âm ty địa phủ,có ngạ quỷ ác ma,xin thưa rằng Phật dạy là chỉ có một loại ma,đó là tâm ma.Còn âm ty địa ngục nọ kia là những sản phẩm mang tính "phương tiện" mượn từ văn hóa và tôn giáo bản địa nước Tàu của phái tu Bắc Tông ở TQ và VN mà thôi.
Tức là cái thế giới vong linh đấy là của riêng Hằng ngoại cảm và những người tin Hằng.Thế thôi.Cứ đem mảnh sành chém với mảnh gốm thì túm lại chỉ có loảng xoảng thôi chứ chả ra kết quả gì.Tin vào cái gì là quyền của mỗi người,quyền công dân mà.