quy chụp bảo hiểm giống với đa cấp chỉ có ở những người chưa hiểu biết gì về bảo hiểm (vì nhiều lý do) , nhưng rất nhiều trong số đó là do họ không chịu hiểu , hoặc dấu dốt.
Con người nào có trách nhiệm với bản thân, với gia đình thì việc đầu tiên của họ là đi làm -> có thu nhập ->tích luỹ-> tiêu dùng, đầu tư ->thêm thu nhập ->tích luỹ.... luẩn quẩn là ai cũng đều có nhu cầu tích luỹ (tiết kiệm) , trừ cái loại sống vô trách nhiệm với bản thân và với người thân ; Một phần nhỏ là thu không đủ chi nên không có tích luỹ (dù muốn)
Tích luỹ thì có các dạng: mua dola, gửi tk ở bank; mua vàng, bds hay bất cứ thứ gì giữ được giá trị (đài loa, chim, cá...).
- Các khoản tích luỹ với dự kiến sẽ có thể mang ra sử dụng tiêu dùng (ăn chơi nhảy múa, mua xe, mua đồ công nghệ chạy đua..) gọi tắt là tích luỹ Ngắn hạn.
- Các khoản tiết kiệm với mục đích lớn của cuộc đời: mua nhà, đổi nhà , cho con đi du hoc, quỹ dưỡng già, du lịch sau khi về hưu mà không thèm nhờ con cháu (chủ động tài chính) ... gọi tắt là đầu tư dài hạn.
Với tích luỹ ngắn hạn thì gửi TK ngân hàng, mua vàng, mua đô là cách hợp lý, thích là lấy được tiền ra luôn, ăn chơi không phải đơị.
Với tích luỹ dài hạn, thì phải rất có kỷ luật, có thèm ăn thèm chơi thì cũng phải cố mà nhịn để đến lúc có một cục đủ to. đầu tư này mua BĐS để đó cũng được.
Nhưng từ nãy đến giờ, thấy cuộc đời nó cứ như là một mạch phim yên bình phải không các cụ??? ==> làm éo gì có giấc mơ đấy.
Ai chẳng mong sống yên bình, có cuộc sống nhẹ nhàng và kiềm mười tiêu một tiết kiệm 9....
Nhưng RỦI RO là cái chả ai quản lý được. Rủi ro không phải là CHẾT , là Tai Nạn nặng.... mà đơn giản nhất là ốm đau, bệnh tật thôi.
Cứ xảy ra rủi ro dù nhẹ hay nặng thì việc đầu tiên là rút tiền tích luỹ ở trên , trước là loại ngắn hạn, sau là loại dài hạn để xử lý; tai qua nạn khỏi là cầy lại để bù phần đã tiêu và tích luỹ tiếp.
Nếu chết, là hết; Người lúc sống đi làm có lương, đóng bảo hiểm thì có tiền tử tuấn chả đu tổ chức đám ma; Người vô lương thì mang tiền ra mà tổ chức; còn thừa lại tí nào thì người thân sài; không còn thì các cụ tự nghĩ nốt hỗ em/
Bảo hiểm nó chia thành 2 nhánh: NHân thọ và Phi nhân thọ
BH Phi nhân thọ: Hàng ngày các cụ đi xe máy , oto đều mua bảo hiểm vì nó bắt buộc, cụ nào có ôto thì tự nguyện mua bảo hiểm vật chất để xước thì sơn, thuỷ kích thì sửa; cháy xe, mất cắp đươc đền. Nhưng may mắn mười mấy hai mươi năm đi xe oto không xảy ra rủi ro, thì cũng sướng mặc dù tổng số tiền bảo hiểm bỏ ra cộng vào từ lúc sở hữu xe lần đầu tiên đến lúc chả muốn đi oto nữa cũng là khoản rất lớn. Mất nhiều mà vẫn sướng
Bảo hiểm nhân thọ: Phải xác định ngay từ đầu: đây là kênh
tích luỹ dài hạn
và đã là tích luỹ dài hạn thì đừng xác định tư tưởng là thích là rút ra tiêu , có tiêu thì rút cái đống tiền , vàng, đô la, sổ tk bank...
sản phẩm của BHNT toàn phải đóng 10 -15 năm là vì thế.
Vậy là tiết kiệm dài hạn thì sao lại nên tham gia BH nhân thọ???
rằng thì là mà có mấy lý do sau: đóng được một, vài năm .. chưa thấy tác dụng cuả BHNT, muốn rút ra chả đáng là bao ==> tiếc , không rút nữa, tiếp tục đóng cho đủ kỳ hạn cam kết 10-15 năm như thoả thuận ban đầu
==> Hết thời hạn phải đóng phí --> Phù phù... xem dòng tiền thấy lúc này có rút thì cũng được 80-90% số tiền đã đóng bỏ ra đóng phí => vẫn tiếc , ngồi chờ thêm 1 năm nữa là có cụ tiền nếu rút bằng hoặc lớn hơn khoản phí đã đóng ==> Vậy là Bạn đã thành công trong việc tích luỹ dài hạn rồi đấy
chứ nếu bỏ ống ở nhà mỗi tháng tí tiền thì đến giờ chả còn đồng nào đâu, vì tròn tròn số tí là rút ra tiêu mịe nó mất rồi
Và giá trị nhất của BHNT là đây: Khi xảy ra rủi ro, nhẹ là ốm đau bệnh tật thì có bảo hiểm chi trả theo ngày nằm viện, mức chi trả xác định theo số phí dự nộp mỗi năm/nhu cầu cá nhân...n==> giảm việc đi rút tiền tích luỹ ngắn hạn , bảo toàn được tiền tích luỹ.
- chả may tai nạn, hoặc bệnh nặng (chưa đến lúc chết): theo HĐồng , Bảo hiểm chi trả một khoản khơ khớ để lo chạy chữa --> đỡ phải rút tiền tiết kiệm ngắn hạn; hay mà đen Ung Thu (như Trần Lập bất ngờ chả hạn) thì cũng chẳng phải bán xe, bán nhà hay vay mượn mà vẫn có khoản tiền trăm triệu để chi trả
- Và đen hơn là chữa chả khỏi mà có lăn ra chết thì được BH thanh toán toàn bộ số tiền bảo hiểm mà người mua đã ký ban đầu --> tiền tích luỹ cả đời, ts này kia để nguyên cho người thân, khoản hoàn trả do chết to tiền tỷ thì con cái , người thân hưởng nốt ..
Đấy. Đen thì từ bệnh tật, tai nạn, chết đều không tiêu tán đi ts đã tích luỹ, thậm chí còn để thêm cho con cho cháu đấy
Còn không đen thì sao: Ai chả muốn đúng không, không đen thì chờ đến 60 tuổi, con cái tự chủ, lúc đấy đi rút tiền BH chưa muộn, mấy chục năm trôi qua là có đủ tiền đi du lịch mà éo phải xin con xin cháu. Nhỡ có bị con cháu đối xử tệ bạc thì chủ động có tiền vào viện dưỡng lão cũng ok..
Vậy là khi tham gia BHNT, xác định là tiết kiệm có kỷ luật dài hạn rồi (hiểu ý nghĩa của BHNT) thì cuộc sống rất thoải mái, vì rủi ro từ nhỏ đến lớn cũng không làm tiêu hết phần tích luỹ cá nhân; phần lớn là may mắn sống đến già, lúc về già có khoản tiền tiết kiệm to tổ bố hơn đi nhận lượng hưu nhiều
Số tiền đã bỏ ra đóng 10 -15 năm không hề mất đi mà người đóng nhận lại đủ và thừa hơn nhiều cơ mà, có mất đi đâu.
Một sản phẩm đầu tư chỉ khó nhất là phải Hiểu và cam kết thực hiện nghiêm túc đóng tiền hàng năm thôi; Còn đâu là được hết đấy chứ, cuối cùng cũng có mất đi đồng nào đâu nào
Lâu lắm em mới "bức xúc" tí, giải thích hơi dài dòng, cụ nào có quan tâm, cố đọc hiểu hơn . Muốn hiểu hơn thì alo em. em giải thích và tư vấn cho, tham gia hay không là quyết định cá nhận cụ mợ, em chả quan tâm.
hiện tại, người đi Bán thì nhiều, chứ Tư vấn thì ít lắm, các cụ mợ muốn tham gia mà không nuối tiếc, không ức chế thì phải được tư vấn một cách thực sự.
SP bảo hiểm hoàn toàn có thể xây dựng từ nhu cầu và năng lực của từng cá nhân. Không ai giống ai cả đâu. nó như kiểu thiết kế nội thất nhà cho các cụ ấy, mỗi người mỗi ý, mỗi năng lực nhưng sẽ có sp như ý.
Còn những người đi BÁN bảo hiểm thì họ chỉ có đồ may sẵn, đồ ăn sẵn, sp đóng gói sẵn, ... các cụ dùng thì mấy người được vừa lòng. Phỏng ạ
chẹp!