Chả là f1 nhà em mắt đang long lanh thì đùng phát đi khám đã cận 2,5 độ. Em nghe nói bấm huyệt có thể chữa khỏi. Đã cụ nào bấm mà khỏi chưa? Giới thiệu địa chỉ cho em với.
Trước hết em nói luôn là bấm huyệt không chữa được cận thị. Nếu chữa được thì đã không cần các phát minh để phẫu thuật khúc xạ từ trước đến giờ.
Em xin giải thích dài dòng một chút:
Về nguyên tắc số kính đeo sẽ bằng mức độ tật khúc xạ mà cơ thể không điều chỉnh được, số này thường bằng số đo trên máy đo khúc xạ tự đồng và khoảng 1 / 2 đến 1 / 3 mức độ tật khúc xa. (Ví dụ: Tật khúc xạ -10 dp, mắt điều chỉnh được -5, sẽ cần kính nhìn xa khoảng 3-4 dp). Các cụ hình dung cục nước đá trong cốc nước, phần trên mặt nước là phần cơ thể không điều chỉnh được, phần dưới mặt nước là phần cơ thể điều chỉnh được.
Các thày lang cũng dựa vào khả năng của cơ thể để đánh trúng tâm lý của bố/me./bệnh nhân (Không muốn đeo kính, đeo kính làm tăng số kính…). Khi chữa bằng bấm huyệt hoặc các phương pháp được quảng cáo rùm beng khác, các thầy lang sẽ yêu cầu bệnh nhân bỏ kính. Khi đó cơ thể bắt buộc phải ‘’gồng mình’’ để điều chỉnh bù lại phần kính đã bỏ đi, sau một thời gian cảm giác nhìn rõ hơn là không có kính (So với thời điểm trước khi bỏ kính) nhưng không thể tăng nhiều tới mức thị lực bình thường và cơ thể người bệnh rất mệt mỏi vì mắt phải điều tiết nhiều (Mệt mỏi, đau nhức mắt, đau đầu).
Ví du: Trước đó thị lực không kính là 1/10 + đeo kính nhìn xa được 10/10. Sau đó bỏ kính: Thị lực là 2-3/10 nhưng không thể tăng hơn được
Kết luận:
1. Châm cứu không chữa được cận thị
2. Tật khúc xạ nên đeo kính đúng số (Không đeo số thấp hơn mức cần thiết, đã giải thích ở trên).
3. Không nên uống nhiều các thuốc có VitaminA (Dầu cá, dầu gấc…)
4. Số kính của trẻ em tăng là do các cháu lớn, không phải do đeo kính, khi cơ thể ngừng lớn, lớn chậm lại số kính sẽ ổn định. Do đó cần cho trẻ kiểm tra thường xuyên, không để quá 6 tháng/lần
5. Mổ khúc xạ (nếu mắt có chỉ định mổ được) chỉ giải quyết được việc không phải đeo kính mà không chữa được cận thị (Những tổn thương ở đáy mắt). Các cháu còn lớn/người làm máy tính nhiều sau mổ vẫn có thể bị lại.