- Biển số
- OF-158715
- Ngày cấp bằng
- 29/9/12
- Số km
- 5,855
- Động cơ
- 395,796 Mã lực
Thật vậy hả cụ. em thấy lồng ghép hay như thơ!Em thì thấy Vớ vẩn thôi
Thật vậy hả cụ. em thấy lồng ghép hay như thơ!Em thì thấy Vớ vẩn thôi
Lại phải nhờ cụ Quang đánh giá thôi?Đây là văn vần chứ thơ cái con khỉ gì???
Cụ có chửi thì chửi thằng đứng đầu. Tại sao vẫn bộ sậu đấy, anh cũ đi anh mới lên là khác ngay. Nhà đài xưa nay không thiếu nhân tài, càng không thiếu tiền, chỉ thiếu người lãnh đạo tử tế.Mấy phóng sự trên VTV vài hôm nay em thấy đã tử tế dần lên rồi.
Nói về cuộc sống người dân trong dịch bệnh nhưng sáng sủa, tích cực mà không quá lố và vẫn gửi được thông điệp kêu gọi hợp tác của người dân. Ca ngợi tình người, ca ngợi ý chí con người nhưng không sến súa cũng không lên gân.
Có nhẽ cứ phải bị chửi tốc mả lên thì mới nhận ra và có ý thức. Chứ không thì chúng nó ngoài các chủ đề cúng cụ cứ theo mô phạm mà làm, còn lại chúng nó thích gì làm nấy, nghĩ thế nào làm thế nấy không coi khán giả và nhân dân ra cái con củ cọc gì.
Còn cái bài thơ bác thớt dẫn, đọc xong thì thấy nó khởi đầu từ cái thú thơ thẩn văn vẻ vớ vẩn của người mình, bạ cái lờ gì cũng thôn để rồi diễn đạt một cái suy nghĩ chất phác phong trào rồi kết thúc trong cái cảm xúc "hô khẩu hiệu". Loại thơ này đem "cúng cụ" còn e là phạm thượng. Em phải cố nén rùng mình rởn gai ốc khi đọc bài thơ này vì nó sượng quá, nó giống như ta làm bánh nướng bánh dẻo bằng bột ngô vậy.
Ông tổ của ngành thơ tuyên truyền Việt Nam là cụ Lành, những bài thơ của cụ Lành mặc dù là tuyên truyền kiểu loa phường nhưng đúng lúc, đúng chỗ và về câu chữ nhạc điệu cảm xúc thơ thì bậc thầy. Dĩ nhiên, nhà cô giáo kia thì không bì được với cụ Lành nhưng thơ tuyên truyền không phải là thứ mà trình độ tay nghề là tiêu chí quan trọng nhất mà phải là suy nghĩ và cảm xúc chắt lọc để biểu đạt. Như kiểu mình nói điêu khéo đến nỗi chính mình còn phải tin. Được thế thì hẵng làm thơ, không thì trật tự đi cho xã hội đỡ phải ghê cổ.
Em chỉ phát biểu với tư cách một người đọc, mấy bài thơ kiểu cây nhà là vườn này riêng cách dùng từ đặt câu đã kém cỏi rồi. Cái thói nhặt nhạnh một ít từ ngữ đại ngôn trộn lẫn vào với từ vựng văn nói đi ngược lại với việc chắt lọc từ ngữ trong thơ. Rồi những câu như kiểu " Đừng ..... " lặp đi lặp lại nó là thứ văn chương biểu ngữ và " Cam dai bay".Mình thích bài này hơn.
Đến với bài thơ hay của cô giáo ở huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An.
HỒi HƯƠNG...
Đến hôm nay không thể gắng nữa rồi !
Bởi ta biết sức người có hạn
Tiền trong túi hôm nay đã cạn
Rời Sài Gòn họ quyết định hồi hương
Mảnh đất hứa phương Nam dịch bệnh đau thương
Cả Dân tộc đang chung tay chống đỡ
Lòng thơm thảo từ mọi miền cứu trợ
Cùng ghé vai chia lửa với Miền Nam .
Đừng trách ai ! Đừng oán thán , hoang mang !
Đừng đòi hỏi ! Đừng cực đoan , nguỵ biện !
Bộ đội , công an lao vào trận tuyến
Cùng ngành y trong cuộc chiến cam go .
Đừng kêu ca khi mình chẳng được no !
Trong lúc ấy họ run tay đói lả
Đừng bí bách khi thấy mình thong thả !
Họ ngược xuôi vất vả chẳng nghỉ ngơi
Đừng ngứa ngáy tay chân khi mình quá thảnh thơi !
Họ vật lộn hồi hoàn từng sinh mệnh
Khi mình lướt phây ngồi trong phòng mát lạnh
Họ đốt mình dưới cái nắng chang chang
Lúc mình an toàn như nằm gọn trong hang
Họ kề cận nơi hành lang phơi nhiễm
Ngàn con người ngày đêm đang mạo hiểm
Thử hỏi rằng: Họ chiến đấu vì ai ?
Đoàn người hồi hương chạy suốt chặng đường dài
Là mong Sài Gòn bớt đi gánh nặng
Họ bồng bế khi con tròn tuổi tháng
Mong về quê được che chở cưu mang .
Mấy ngày đêm vượt núi băng ngàn
Chiếc xe cà tàng chở lo toan vất vả
Bất chấp rủi ro suốt chặng đường mệt lả
Bởi họ nghĩ rằng : Nơi đó có quê hương
Ôm trước, mang sau ..nhìn đến là thương !
Nước mắt trẻ bết bụi đường cay đỏ
Quyết định sống còn để trở về thật khó
Nên cũng đừng cố hỏi họ : Tại sao ...?
Trở về quê như thể được tắm ao
Mát mẻ lắm ! Nước dù trong , dù đục
Nên hãy dang tay chở che đùm bọc
Đừng lánh xa , đừng kỳ thị , quay lưng
Bởi lúc này 2 chữ “ hồi hương “
Đối với họ là con đường duy nhất !
Yên Thành 30/7/2021
LƯU HƯƠNG QUẾ
Mình lại nhìn bài thơ ở khía cạnh cảm xúc. Nhiều bài thơ tính nghệ thuật cao nhưng thiếu cảm xúc thì khó đi vào lòng người lắm.Em chỉ phát biểu với tư cách một người đọc, mấy bài thơ kiểu cây nhà là vườn này riêng cách dùng từ đặt câu đã kém cỏi rồi. Cái thói nhặt nhạnh một ít từ ngữ đại ngôn trộn lẫn vào với từ vựng văn nói đi ngược lại với việc chắt lọc từ ngữ trong thơ. Rồi những câu như kiểu " Đừng ..... " lặp đi lặp lại nó là thứ văn chương biểu ngữ và " Cam dai bay".
Cá nhân em cho là ai cũng làm được phở nhưng hàng phở đúng nghĩa thì người ăn vất vả chờ chực rồi mất tiền, còn phở nhà làm chẳng qua không khen thì lại dỗi.
Vâng, cảm xúc của mỗi người mỗi khác. Cái đó không bình luận được.Mình lại nhìn bài thơ ở khía cạnh cảm xúc. Nhiều bài thơ tính nghệ thuật cao nhưng thiếu cảm xúc thì khó đi vào lòng người lắm.
Toàn cố ghép vần kiểu gượng ép.Pha
Lại phải nhờ cụ Quang đánh giá thôi?
Thơ vừa hay về ý nghĩa lại tròn vành về câu cú, du dương về nhịp điệu và tiết tấu em thấy chỉ có cụ Lành (Tố Hữu) là làm được.
Có những bài của cụ ấy mà giờ đây người ta đem ra châm biếm, em cũng vẫn thấy hay về âm thanh và hình ảnh, còn ý nghĩa thì em không bàn.
Bài thơ chủ đề bác thớt đưa thì chắc chỉ ít người thấy hay.
Cũng là thơ cụ Lành:"Tôi lại mơ
Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc tôi
Như một thiên đường
Của muôn triệu con người làm nên cuộc sống
Của Tự Do - Hy Vọng - Tình Thương"
Thơ cụ Lành đấy! Ước mơ của cụ Lành là ước mơ của tất cả đồng bìu Việt Nam. Dù ở khác nhau về mọi thứ vẫn chung nhau ước mơ này. Thơ thế mới là thơ chứ!
Con chim họa mi hót ai cũng lắng nghe. Tự nhiên có con đà điểu cất tiếng hót, thật là vãi phóng uế.
Thông não em vụ tỉnh này là sao cụ mợ nhỉGiờ thì em đã hiểu tại sao nước mình có tỉnh Cần Thơ.
Có đón đồng bào thực không đấy ông thơ?? xạo vừa thôiĐất nước ở trong tim
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
Đọc lại vẫn thấy nhân văn và xúc động quá các cụ ơi, em nghĩ đề thi văn năm sau nên bắt các cháu phân tích vẻ đẹp của bài thơ này.
Cho cả trái tim rồi cụ còn đòi gì nữa. E thì chỉ biết tim e Bố Mẹ e cho thôi.Em thấy chưa nhấn mạnh vào vai trò lđ của oảng.