Chén và bát đều không hẳn là từ địa phương, mà có nguồn gốc du nhập từ nước ngoài.
Chén là từ Hán Việt, gốc chữ Hán, ý nghĩa gốc là cái chén uống rượu/chung rượu nhưng miền Nam VN du nhập vào biến thành đồ vật đựng cơm để ăn hàng ngày.
Bát cũng là từ Hán Việt nhưng có gốc là tiếng Phạn (ngôn ngữ giun dế của các dân tộc Nam Á thời xưa) đọc là bát-đa-la nghĩa là cái bát xin cơm của nhà sư, được du nhập qua tiếng Hán rồi vòng về miền Bắc VN thành từ Hán Việt, và cũng thành đồ vật đựng cơm để ăn hàng ngày.
Như vậy cả chén và bát đều bình đẳng, đều đi vay mượn và sau đó dùng không đúng với nghĩa gốc. Chén cũng dùng khá nhiều ở một số tỉnh miền trung chứ không chỉ miền Nam. Việc đưa những từ có yếu tố địa phương nhưng được dùng phổ biến vào SGK cũng là một cách hay. Thế giới phẳng, hàng ngày xem phim hay truyền hình tin tức đều đặc các giọng địa phương, từ địa phương, nếu không có một số vốn kha khá thì sẽ khó khăn trong giao tiếp.