Top sấm rền vụ khóa rồi ko cmt đc nữa.
E dán vào đây. Về chiến dịch này mà ko nhắc một dòng đến vĩnh linh quảng trị là e thấy ko đầy đủ. Ngày đen tối nhất của không lực Hoa kỳ năm 66 chính là trên đất Vĩnh Linh.
E có một ng chú tên Bến Hải một ng cô tên Hiền Lương. Ba em là thành viên sơ tán k10 đến tân kì học ở cấp 3 tân kì chung lớp anh thủ nghẹo bây giờ.
"Ngày 25/8/1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Hiền Lương vào Nam theo Hiệp định Giơ- ne- vơ, đánh dấu một sự kiện quan trọng: phần lớn dân số và vùng đất phía Bắc sông Bến Hải hoàn toàn giải phóng và cùng với miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh khóa XIII, nhiệm kỳ 1990 – 1995 đã quyết định lấy ngày 25/8/1954 là ngày truyền thống của Vĩnh Linh). Nhưng Mỹ đã phá bỏ Hiệp định Giơ- ne- vơ, tiến hành chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Vĩnh Linh trở thành vị trí “đầu sóng ngọn gió”, tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là đặc khu trực thuộc Trung ương. Một thời kỳ chiến đấu oanh liệt, hào hùng diễn ra trên vùng quê lũy thép Vĩnh Linh. Bằng sự can trường và lòng dũng cảm, quân dân Vĩnh Linh phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi “pháo đài bay” B.52 đầu tiên trên bầu trời Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ phải thừa nhận những thất bại nặng nề. Hơn 20 năm chia cắt, đau thương, quân và dân Vĩnh Linh đã làm nên bao huyền thoại trên mảnh đất tuyến lửa. Vĩnh Linh cùng với các lực lượng vũ trang bắn rơi 293 máy bay các loại, 7 “pháo đài bay” B.52, bắn chìm và cháy 69 tàu chiến. Có trận chỉ trong 1 ngày (11/11/1966), Vĩnh Linh bắn rơi tại chỗ 6 máy bay, bắt nhiều giặc lái, buộc Tổng thống Mỹ phải thừa nhận là “ngày đen tối nhất của không lực Hoa Kỳ”. Vĩnh Linh anh dũng hy sinh, cảm tử mở đường máu tiếp viện, bảo vệ đảo Cồn Cỏ trong vòng vây lửa đạn của địch. Chiến tranh hủy diệt tàn khốc, Vĩnh Linh phải lùi sâu vào lòng đất để bám trụ chiến đấu kiên cường. Cả Vĩnh Linh đã đào 114 địa đạo với 3.759.270 mét khối đất đá, tạo nên những làng hầm dọc ngang trong lòng đất.
Chiến tranh ác liệt, Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định đưa toàn bộ con em Vĩnh Linh trong độ tuổi đi học phổ thông sơ tán ra các tỉnh miền Bắc (chiến dịch K.8), đưa người già, phụ nữ có con dại và các cháu nhỏ sơ tán ra huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An (chiến dịch K.10). Những người ở lại trở thành dân quân, du kích chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại chỗ, tham gia dân công hỏa tuyến, “ăn cơm Bắc đánh giặc Nam”. Năm 1967, Đặc khu Vĩnh Linh là địa phương đầu tiên ở miền Bắc được Bác Hồ ký Quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng. 8 lần Vĩnh Linh vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen ngợi, chúc mừng vì những chiến công vang dội trên mảnh đất lũy thép. Năm 1978, lần thứ hai, Đảng và Nhà nước phong tặng Vĩnh Linh danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Vĩnh Linh còn được Nhà nước tặng 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 1 Huân chương Độc lập hạng Ba, 2 Huân chương Quân công hạng Nhì cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Ròng rã hơn 21 năm chiến tranh, 100% xã, thị trấn ở Vĩnh Linh là đơn vị Anh hùng LLVTND (có đơn vị 3 lần anh hùng như xã Vĩnh Giang), 44 tập thể, 19 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động, 234 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, trên 10.000 gia đình chính sách. Mỗi người dân Vĩnh Linh gánh chịu trên 7 tấn bom đạn các loại…
Sau hòa bình, thống nhất đất nước, dù ở trong ngôi nhà chung Bến Hải - Bình Trị Thiên hay khi trở về với tên gọi của chính mình với Quảng Trị thân yêu, người Vĩnh Linh luôn nỗ lực tìm con đường ngắn nhất theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tái thiết xây dựng quê hương từ muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ Vĩnh Linh đã có những nghị quyết năng động sát tình hình thực tế, khuyến khích được ý chí vươn lên trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Từ một vùng quê bị chiến tranh hủy diệt nặng nề, Vĩnh Linh từng bước xây dựng lại cơ đồ ngày càng đổi mới bền vững, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện qua từng năm. Vĩnh Linh được tỉnh công nhận “huyện điển hình văn hóa”. 3 đơn vị được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới: Trường Trung học phổ thông Vĩnh Linh, Lâm trường Bến Hải, xã Vĩnh Thủy. Với những thành tích xuất sắc trong công cuộc xây dựng, trưởng thành, ngày 23/11/2011, Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho huyện Vĩnh Linh. Phần thưởng cao quý đó là động lực thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục vươn lên trong sự nghiệp đổi mới đất nước. "