- Biển số
- OF-1476
- Ngày cấp bằng
- 24/8/06
- Số km
- 841
- Động cơ
- 578,642 Mã lực
Link: http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/Tu-van/2009/11/3BA1589F/
Phân tích về 'tâm lý bầy đàn' khi mua ôtô tại Việt Nam
Xin chào các bạn trên diễn đàn về ôtô-xe máy của VnExpress.
Vào các diễn đàn, chúng ta rất hay gặp từ "tâm lý bầy đàn". Thành thực mà nói tôi rất khó chịu với từ này, rất phản cảm. Từ "bầy đàn" trong tiếng Việt thường chỉ dùng khi nói về súc vật hoặc giả có dùng cho con người thì cũng là con người thời tiền sử.
Một số nhãn hiệu xe bán chạy ở thị trường Việt Nam thì những người mua xe này lại bị một số bạn quy cho cái tội theo "tâm lý bầy đàn". Có vẻ như các bạn ấy là nhân viên bán hàng của các hãng xe khác, khi thấy xe mình không cạnh tranh được với đối thủ thì đâm ra "a cay" nên dùng những từ ngữ rất nặng để phê phán. Theo tôi là không nên, chúng ta có thể dùng từ "tâm lý số đông". Nghe nó dễ lọt tai hơn.
Toyota Innova, mẫu xe bán chạy chưa từng có tại Việt Nam.
Còn để lý giải tại sao có "tâm lý số đông" khi mua xe ở Việt Nam? Thật quá đơn giản. Bất cứ ai quan tâm đến ôtô đều nhận thức rõ Việt Nam chúng ta là nước nghèo, thu nhập vào loại thấp nhất trong số các nước đang phát triển, chứ chưa nói đến các nước phát triển. Trong khi đó giá ôtô lại vào loại cao nhất thế giới. Chẳng có ở đâu bỏ ra gần 40.000 USD chỉ có thể mua được chiếc xe mà ở các nước khác coi là bình dân, mà ta hay gọi là "xe cỏ".
Chính vì thế mà mua được xe hơi có khi là mơ ước của cả đời người. Thử hỏi một cán bộ nhà nước với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng (đã là cao rồi) thì đến đời nào mới sắm được xe. Vậy, khi ky cóp đủ tiền mua xe chúng ta có tính toán không? Mua chiếc nào? Không mua chiếc nào?
Với các quốc gia giàu, mua một chiếc xe thật hết sức đơn giản. Chẳng thế mà tất cả các thương hiệu, thượng vàng đến hạ cám đều có thể chen chân vào được. Nhưng ở Việt Nam thì khác, để chiếm lĩnh được thị trường chiếc xe phải hội đủ các yếu tố Bền-Tiện dụng -Giá cả chấp nhận-Chi phí vận hành thấp-Khả năng giữ giá cao-Đẹp. Chúng ta thử xem xét nhé:
- Xe châu Âu: Quá đẹp, quá sang trọng, quá tiện nghi nhưng giá thành quá cao. Chi phí vận hành cao nên ngoài tầm với của đa số khách hàng Việt Nam, chỉ có thể phù hợp với những người thành đạt, thu nhập cao.
- Xe Mỹ: Chắc chắn, vận hành ổn định, hình thức thì cũng không xuất sắc lắm nhưng chi phí vận hành cao (hao xăng, phụ tùng thay thế đắt).
- Xe Hàn: Đời trước rẻ, nhưng xấu, chất lượng kém (có khi vì vậy mà làm cho những xe đời sau mất điểm). Đời sau đẹp, nhiều tính năng nhưng chất lượng còn chờ thời gian kiểm chứng, khả năng giữ giá kém.
- Xe Nhật: Hình thức bình thường, giá cả tương đối phù hợp với số đông, bền bỉ, chi phí vận hành thấp, khả năng giữ giá tốt.
Qua đây ta có thể hiểu tại sao người Việt Nam lại ưu ái xe Nhật (gần như tất cả bạn bè tôi đều có quan điểm thà không mua xe, nhưng đã mua thì cứ phải xe Nhật). Họ có thể chấp nhận mua ôtô Nhật, dù trong thâm tâm có thể rất thích kiểu dáng, hình thức của một chiếc xe Hàn cùng tầm tiền.
Đó hoàn toàn không phải là "tâm lý bầy đàn" mà chẳng qua họ muốn tối ưu hóa đồng tiền (khó khăn mới kiếm được) của mình mà thôi. Điều này giải thích tại sao một chiếc xe như Innova (thiết kế theo tôi là xấu) lại là chiếc xe bán chạy nhất ngay từ khi mới ra cho đến bây giờ (ai đó gọi là chiếc xe quốc dân tôi thấy rất đúng) vì nó đáp ứng hầu hết các tiêu chí của khách hàng Việt Nam.
Vì vậy, bạn Trần Khương Duy (người xin tư vấn) cùng những ai mua Innova, nếu cũng có tâm lý như số đông, thì cứ yên tâm mà "cưới" về. Đảm bảo không ai chê là "bầy đàn".
Còn nếu bạn có cá tính, thích cái mới bỏ qua một số tiêu chí thì cũng có nhiều thương hiệu khác cùng tính năng để lựa chọn với số tiền hơn kém chút đỉnh như Mitsubishi Zinger, Kia Caren, Kia Carnival, Chevrolet Captiva, Ford Everest…
Chúc cả nhà vui vẻ. Xin cảm ơn diễn đàn.
Phân tích về 'tâm lý bầy đàn' khi mua ôtô tại Việt Nam
Xin chào các bạn trên diễn đàn về ôtô-xe máy của VnExpress.
Vào các diễn đàn, chúng ta rất hay gặp từ "tâm lý bầy đàn". Thành thực mà nói tôi rất khó chịu với từ này, rất phản cảm. Từ "bầy đàn" trong tiếng Việt thường chỉ dùng khi nói về súc vật hoặc giả có dùng cho con người thì cũng là con người thời tiền sử.
Một số nhãn hiệu xe bán chạy ở thị trường Việt Nam thì những người mua xe này lại bị một số bạn quy cho cái tội theo "tâm lý bầy đàn". Có vẻ như các bạn ấy là nhân viên bán hàng của các hãng xe khác, khi thấy xe mình không cạnh tranh được với đối thủ thì đâm ra "a cay" nên dùng những từ ngữ rất nặng để phê phán. Theo tôi là không nên, chúng ta có thể dùng từ "tâm lý số đông". Nghe nó dễ lọt tai hơn.
Toyota Innova, mẫu xe bán chạy chưa từng có tại Việt Nam.
Còn để lý giải tại sao có "tâm lý số đông" khi mua xe ở Việt Nam? Thật quá đơn giản. Bất cứ ai quan tâm đến ôtô đều nhận thức rõ Việt Nam chúng ta là nước nghèo, thu nhập vào loại thấp nhất trong số các nước đang phát triển, chứ chưa nói đến các nước phát triển. Trong khi đó giá ôtô lại vào loại cao nhất thế giới. Chẳng có ở đâu bỏ ra gần 40.000 USD chỉ có thể mua được chiếc xe mà ở các nước khác coi là bình dân, mà ta hay gọi là "xe cỏ".
Chính vì thế mà mua được xe hơi có khi là mơ ước của cả đời người. Thử hỏi một cán bộ nhà nước với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng (đã là cao rồi) thì đến đời nào mới sắm được xe. Vậy, khi ky cóp đủ tiền mua xe chúng ta có tính toán không? Mua chiếc nào? Không mua chiếc nào?
Với các quốc gia giàu, mua một chiếc xe thật hết sức đơn giản. Chẳng thế mà tất cả các thương hiệu, thượng vàng đến hạ cám đều có thể chen chân vào được. Nhưng ở Việt Nam thì khác, để chiếm lĩnh được thị trường chiếc xe phải hội đủ các yếu tố Bền-Tiện dụng -Giá cả chấp nhận-Chi phí vận hành thấp-Khả năng giữ giá cao-Đẹp. Chúng ta thử xem xét nhé:
- Xe châu Âu: Quá đẹp, quá sang trọng, quá tiện nghi nhưng giá thành quá cao. Chi phí vận hành cao nên ngoài tầm với của đa số khách hàng Việt Nam, chỉ có thể phù hợp với những người thành đạt, thu nhập cao.
- Xe Mỹ: Chắc chắn, vận hành ổn định, hình thức thì cũng không xuất sắc lắm nhưng chi phí vận hành cao (hao xăng, phụ tùng thay thế đắt).
- Xe Hàn: Đời trước rẻ, nhưng xấu, chất lượng kém (có khi vì vậy mà làm cho những xe đời sau mất điểm). Đời sau đẹp, nhiều tính năng nhưng chất lượng còn chờ thời gian kiểm chứng, khả năng giữ giá kém.
- Xe Nhật: Hình thức bình thường, giá cả tương đối phù hợp với số đông, bền bỉ, chi phí vận hành thấp, khả năng giữ giá tốt.
Qua đây ta có thể hiểu tại sao người Việt Nam lại ưu ái xe Nhật (gần như tất cả bạn bè tôi đều có quan điểm thà không mua xe, nhưng đã mua thì cứ phải xe Nhật). Họ có thể chấp nhận mua ôtô Nhật, dù trong thâm tâm có thể rất thích kiểu dáng, hình thức của một chiếc xe Hàn cùng tầm tiền.
Đó hoàn toàn không phải là "tâm lý bầy đàn" mà chẳng qua họ muốn tối ưu hóa đồng tiền (khó khăn mới kiếm được) của mình mà thôi. Điều này giải thích tại sao một chiếc xe như Innova (thiết kế theo tôi là xấu) lại là chiếc xe bán chạy nhất ngay từ khi mới ra cho đến bây giờ (ai đó gọi là chiếc xe quốc dân tôi thấy rất đúng) vì nó đáp ứng hầu hết các tiêu chí của khách hàng Việt Nam.
Vì vậy, bạn Trần Khương Duy (người xin tư vấn) cùng những ai mua Innova, nếu cũng có tâm lý như số đông, thì cứ yên tâm mà "cưới" về. Đảm bảo không ai chê là "bầy đàn".
Còn nếu bạn có cá tính, thích cái mới bỏ qua một số tiêu chí thì cũng có nhiều thương hiệu khác cùng tính năng để lựa chọn với số tiền hơn kém chút đỉnh như Mitsubishi Zinger, Kia Caren, Kia Carnival, Chevrolet Captiva, Ford Everest…
Chúc cả nhà vui vẻ. Xin cảm ơn diễn đàn.