chẹp chẹp.... bây giờ công chức nhà nước em nói ko phải động chạm chứ gần như 90% chả còn được đứa nào tử tế các cụ ak... Người ta bảo là nghề nào ăn nghề đấy cơ mà bọn nó đớp trắng trợn quá.... Xã hội giờ thấy thối nát nhỉ @@@@.........
Iem thấy vấn đề này có nhiều nguyên do lắm ah :
1. Y tế quá tải tại các thành phố lớn : các bệnh viện quá tải do người đăng ký khám chữa bệnh quá đông tại một số bệnh viện lớn.
2. Chính người khám chữa bệnh cạnh tranh với nhau : 200K là làm được 1 cái sổ khám chữa bệnh cho bệnh nhân mãn tính. Có lần em đưa bà cụ em ngoài 65 tuổi đi khám, chữa bệnh BHXH, thấy các cụ 70-80 về hưu đi khám bệnh như đi hội, các cụ bảo là mình già kiểu gì chả có bệnh, cần kiểm tra định kỳ hàng tháng, nhận thuốc rồi về; điều này khiến các bệnh nhân tuổi lao động và già vừa vừa ( ko có sổ mãn tính ) xếp hàng vô vọng cả buổi để được khám, một buổi nữa để lấy máu, nội soi, siêu âm .. rồi lại xếp hàng lấy số để được chẩn đoán. Có bệnh nhân ngoài 20 ngán quá ( có thể thời gian xin nghỉ khám bệnh ko cho phép ) phải rút sổ ra ngoài khám
3. Thu nhập của bác sĩ không đảm bảo, nhà nước ôm đồm bao cấp hết, rồi lại làm thất thoát hết tiền ( vỡ cả quỹ bảo hiểm XH ), nên bác sĩ được bao cấp không đủ sống. Y tá nhiều người nhanh nhạy, đứng ra làm cò, hoạnh họe bệnh nhân rồi bồi dưỡng bác sĩ để ưu tiên bệnh nhân họ đã nhận bồi dưỡng. Một số bác sĩ cũng nhanh nhạy mở phòng khám riêng, làm ở đây nhưng hồn chỗ khác ... rồi thiếu trách nhiệm, chạy sô ...
--------
4. Cạnh tranh chức quyền, chính trị, ... luôn cần tài chính.
Thực tế là nhiều trưởng phó khoa 1 bệnh viện đa khoa lớn ở Hà Nội theo em biết và tiếp xúc trực tiếp có những thói quen như : cờ bạc thâu đêm, đồng tính ... từ đó tới các trò đểu trong viện thì cũng 1 gang tay