[CCCĐ] Bắc Ninh: Đi xem Tượng Phật Ngọc tại chùa Phật Tích !!!

songu908

Xe máy
Biển số
OF-35420
Ngày cấp bằng
16/5/09
Số km
83
Động cơ
474,510 Mã lực
Em muốn đi quá mà không biết đường, các cụ chỉ đường cho em, em thanks các cụ nhiều.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Nhân đây xin tóm lược qua đôi nét của chùa Phật Tích cho các kụ đọc (c)


Chùa Phật Tích (Phật Tích tự ) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự ) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia.


Lịch sử

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý. Ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa.
Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: "Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá..."
Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ "Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).
Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...". Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.
Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.
Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá.

Kiến trúc


Chùa được kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc", sân chùa là cả một vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải chùa là Miếu thờ Đức chúa tức bà Trần Thị Ngọc Am là đệ nhất cung tần của chúa Trịnh Tráng tu ở chùa này, có câu đối "Đệ nhất cung thần quy Phật địa. Thập tam đình vũ thứ tiên hương". Bà chẳng những có công lớn trùng tu chùa mà còn bỏ tiền cùng dân 13 thôn dựng đình. Bên trái chùa chính là nhà tổ đệ nhất thờ Chuyết chuyết Lý Thiên Tộ. Ông mất tại đây năm 1644 thọ 55 tuổi, hiện nay chùa còn giữ được pho tượng của Chuyết công đã kết hỏa lúc đang ngồi thiền.
Cho tới nay, chùa Phật Tích có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ thánh Mẫu.
Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài khoảng 60 m, rộng khoảng 33 m, mặt ngoài bố trí các tảng đá hình khối hộp chữ nhật.
Theo tương truyền, bậc nền thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên..." Do tích này, trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng để nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Bậc nền thứ hai là nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy. Khi đào xuống nền ngôi chùa này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di vật điêu khắc thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông, mỗi cạnh dài 8,5 m.
Nền thứ ba cao nhất, có Long Trì (Ao Rồng) là một cái ao hình chữ nhật, đã cạn nước.
Sau sân nền có 32 tháp xây bằng gạchđá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.
Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá cao 10 m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại hai con, nằm trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
Giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê,...trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ v.v...
Trong Ức Trai Thi Tập, Nguyễn Trãi có bài thơ vịnh cảnh chùa Phật Tích:


Đoản trạo hệ tà dương Thông thông yết thượng phương Vần quy thiền sáp lãnh Hoa lạc giản lưu hương Nhật mộ viên thanh cấp Sơn không trúc ảnh trường Có trung chân hữu ý Dục ngữ hốt hoàn vương. Bóng xế thuyền con buộc Vội lên lễ Phật đài Mây về giường sãi lạnh Hoa rụng suối hương trôi Chiều tối vượn kêu rộn Núi quang, trúc bóng dài Ở trong dường có ý Muốn nói bỗng quên rồi.
Hàng năm vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi ngày hội như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát quan họ...

Di cốt của sư tổ




Tượng táng thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Phật Tích




Năm 1988, đã xảy ra một vụ trộm tại khu tháp này: Kẻ gian đã nạy cửa tháp Báo Nghiêm để kiếm vàng và đồ cổ. Chúng đã vứt ra một vại sành trong đó có chứa di cốt người và những mảnh bó cốt có cấu tạo giống như mảnh bồi của tượng nhà sư chùa Đậu.
Phó tiến sỹ Nguyễn Lân Cường cho biết: "Rất tiếc, vị sư trụ trì của chùa đã mất từ trước khi vụ trộm xảy ra cách đó 8 năm. Khi đến thôn Rao Mộc, cách chùa 15 km, chúng tôi gặp cụ Nguyễn Chí Triệu vốn là sư bác ở chùa 45 năm về trước. Theo lời cụ Triệu, trước đây, trong khán thờ có một pho tượng của sư tổ, chân xếp bằng tròn theo thế ngồi thiền, hai tay đặt trước bụng, lòng bàn tay ngửa."
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định đây là di cốt của thiền sư Chuyết Chuyết, đã viên tịch tại chùa Phật Tích.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy tất cả 133 mảnh xương và 209 mảnh bồi. Trong số này có đốt sống, xương đùi, xương chày, một phần xương hàm trên, đặc biệt có một xương hàm dưới, một phần xương trán cùng hốc mắt phải đính với hai mũi. Dựa vào các xương chi, các nhà khoa học tính toán chiều cao của nhà sư khoảng 1,6 m. Qua phân tích cấu tạo của khuyết hông và khớp mu, các nhà khoa học khẳng định đây là di hài của một nhà sư nam khoảng 65 - 70 tuổi.
Khi nghiên cứu những mảnh bồi, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một đoạn dây đồng đã gỉ mầu xanh. Điều này chứng tỏ: Sau khi cải táng, người ta lấy xương của nhà sư đã tịch, đem dựng khung tạo thành hình ngồi thiền, rồi mới bồi ra bên ngoài để tạo tượng. Điều này khác với kỹ thuật tạo tượng nhà sư Vũ Khắc Minhchùa Đậu.
Với mong muốn phục nguyên di hài thiền sư ở chùa Phật Tích, nhóm các nhà khoa học do PTS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo đã áp dụng phương pháp Guerasimov phục hồi mặt theo xương sọ.
Ngày 12 tháng 1 năm 1993, các nhà khoa học bắt tay tiến hành phục nguyên di hài. Trước hết, họ dựng tượng nhà sư bằng đất sét theo phương pháp Guerasimov; đổ khuôn thạch cao tạo các mảnh khuôn rồi gỡ các mảnh khuôn, phá tượng đất đi. Sau đó, họ bôi sơn ta, lót vải màn, rắc mạt cưa trộn sơn ta và gắn xương vào đúng vị trí. Để thành tượng, các nhà khoa học phá tiếp khuôn thạch cao, gỡ các mảnh bó cốt và gắn lại. Cuối cùng, họ đem thếp bạc rồi quang dầu lên tượng. Sau khi tượng được hoàn thành, tại khu vực này đã diễn ra lễ rước tượng về chùa Phật Tích với sự tham dự của hàng nghìn người dân. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phục nguyên thành công một pho tượng theo phương pháp Guerasimov kết hợp với sơn ta cổ truyền của dân tộc.

Phá dỡ và phục dựng


ngày 23 tháng 11 năm 2008 khi các đoàn khảo cổ học quốc tế về Hoàng thành Thăng Long, gồm các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Bỉ do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức đến tham quan nghiên cứu chùa Phật Tích, thì chứng kiến một thực trạng tan hoang tại nơi đây. Nền chùa cổ đã bị đào phá bằng máy xúc và đang xây mới, các hiện vật quý bị vứt ngổn ngang khắp nơi.

có nguồn như sau nữa (c)

Chùa Phật Tích là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia còn gìn giữ được di vật cổ của Phật giáo với số lượng lớn và đa dạng. Chùa tọa lạc trên sườn núi Lạn Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, xưa kia mang tên Vạn Phúc Tự được khởi dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII - X.

Lạn Kha có nghĩa là "cán búa nát", nổi danh bởi tích truyện Vương Chất lên núi đốn củi gặp hai ông tiên đánh cờ, mải mê xem không hay rằng cán búa đã mục nát vì thời gian trần thế trôi qua đã hàng trăm năm.
Sách “Đại Việt Sử Ký toàn thư” viết: “Mùa đông, tháng 10 (năm 1041), vua ngự đến núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc cùng hai vị Bồ tát Hải Thanh và công đức cùng chuông để ở viện”.
Chùa được xây dựng đại quy mô vào triều Lý Thánh Tông năm Đinh Dậu, văn bia “Vạn Phúc Đại Thiền tự” chép: “Vua thứ ba đời Lý, năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057) cất lên cây tháp quý ngàn trượng, xây một trăm tòa thờ Phật, lại dựng pho tượng mình vàng cao 6 xích”. Năm 1057, Vua Lý Thánh Tông du ngoạn cảnh chùa, người cảm khái tự tay viết chữ “Phật” dài 1 trượng 6 thước, truyền thợ khắc vào bia đá.
Tới thời Trần, Vua Trần Nghệ Tông cho xây điện Bảo Hòa và thư viện Lạn Kha, đồng thời mở kỳ thi Thái học sinh tại chùa. Năm Chính Hòa thứ 7, bà chúa Trần Thị Ngọc Am (đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng) về đây tu hành, nâng cấp chùa với quy mô đồ sộ. Năm 1947, do chiến tranh chùa bị phá hủy hoàn toàn, năm 1986 được dựng lại lần đầu nhưng đến năm 1991, chùa mới được phục dựng theo quy mô kiến trúc cổ và hiện nay trở thành nơi thánh tích ngàn năm của Phật giáo.
Chùa Phật Tích không xa chùa Dâu, nằm trên vùng đất diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam có từ đầu công nguyên, trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo Dâu - Luy lâu.
Vào đầu thế kỷ XVI, chùa Phật Tích cùng với chùa Bút Tháp là cái nôi của dòng thiền Lâm Tế. Năm 1633, Thiền sư Chuyết Chuyết và đệ tử Minh Hành phiêu dạt sang phương Nam, tới kinh đô Đại Việt. Thầy trò thiền sư đã được vua Lê, chúa Trịnh cùng hoàng thân quốc thích Lê triều mộ đạo sùng tín. Tổ sư Chuyết Chuyết về trụ trì chùa Phật Tích gần 10 năm, tới năm Dương Hòa thứ 8 (1642) mới chuyển sang trụ trì chùa Bút Tháp.
Với số lượng di sản vật thể vô cùng nhiều và phong phú, chùa được xếp vị trí hàng đầu về giá trị cổ vật. Tiêu biểu phải kể đến: tượng Phật A Di Đà (1057); chân cột chạm dàn nhạc (1057); hàng thú trước sân chùa (thời Lý); pho tượng táng của thiền sư Chuyết Chuyết; 32 bảo tháp (thế kỷ XVII – thế kỷ XX)...
Khai quật khuôn viên chùa Phật Tích vào những năm 1949-1951, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ, đưa về trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia: những mảnh đá chạm rồng và hoa lá; nhiều mảnh lá đề bằng đá kích thước to nhỏ khác nhau, trên mặt chạm rồng; pho tượng Kim cương bảo vệ Phật pháp thế kỷ XI; tảng đá chạm hình hoa văn sóng nước thế kỷ XI; tượng nữ thần chim; mảnh đá chạm đầu tượng tiên nữ...
Tượng Kim cương bảo vệ Phật pháp được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử trong tư thế đứng, khoác áo long cổn, hai tay để trước ngực, pho tượng này cùng với tượng Phật A Di Đà (hiện vẫn tôn trí ở chùa Phật Tích) đều tạc năm 1057, là những pho tượng cổ nhất miền Bắc.
Một trong những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu tìm thấy từ chùa Phật Tích là tượng nữ thần chim, niên đại 1057. Nữ thần được tạc trong tư thế bán thân, với đôi tay đã được thay bằng đôi cánh mang đầy tính sáng tạo nghệ thuật.
Nghệ thuật chạm khắc hoa văn cánh sen xuất hiện sớm nhất trên những tảng đá kê chân cột ở chùa Phật Tích, và đạt tới trình độ điêu luyện. Tại Bảo tàng Lịch sử cũng trưng bày một tảng đá kê chân cột cỡ lớn còn nguyên vẹn, niên đại 1057. Tảng đá hình vuông, kích thước mỗi chiều 1m, vòng chân cột có đường kính 60cm. Quanh chân cột là vòng cánh sen được chạm nổi vô cùng tinh tế, với 16 cánh sen chính, cùng 16 cánh sen phụ xen kẽ.
Mỗi cánh sen chính trông giống như những mai rùa, trên mặt chạm đôi rồng đối xứng hai bên ẩn hiện trong mây, ôm lấy lạc thư ở giữa. Đây cũng là một kiệt tác điêu khắc đá, mở đầu và đại diện cho môtíp kiến trúc: tảng đá kê chân cột chạm cánh sen, một dòng chảy văn hóa Phật giáo lan truyền rộng khắp vùng Bắc Bộ.
Pho tượng A Di Đà ngự tại Thượng Điện chùa, chiếm vị thế vô cùng quan trọng đối với nền mỹ thuật dân gian ở nước ta. Đây là pho tượng cổ nhất miền Bắc (niên đại 1057), đã được công nhận kỷ lục Phật giáo, đồng thời tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật đều có phiên bản của pho tượng này.
Pho tượng A Di Đà chùa Phật Tích là bảo vật quốc gia có kích thước tương đối lớn, cao 1,85m, nếu tính cả bệ là 2,8m. Thân tượng biểu đạt một vị Phật đang ngồi tọa thiền, mắt khép hờ trong thiền định, làm nên khí sắc thanh tịnh tươi nhuần. Vẻ mặt thể hiện nội tâm cân bằng giữa động và tĩnh. Đầu tượng kết tóc xoắn ốc, vầng trán mở rộng thể hiện trí tuệ, tuổi thọ vô lượng. Hai bên má đầy đặn trông phúc hậu, nhân ái. Hai tai dài rộng, thành quách rõ ràng, *** tai tròn mọng chảy sệ xuống. Sống mũi thẳng, nảy nở, thể hiện sự bao dung rộng lượng.
Thân tượng mặc áo pháp rộng rãi, cách điệu kiểu lá sen, những nếp áo mảnh đồng thời cũng là gân lá sen, bàn tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, nương nhẹ vào đan điền làm nên nét uyển chuyển. Hai chân xếp bằng theo lối kiết già vững chãi.
Tòa sen là đóa hoa mãn khai với hai tầng cánh, ngự trên bệ đá tám cạnh hình tháp. Đài sen không cùng niên đại với tượng mà được tạc muộn hơn, thế kỷ XVII, nhưng thủ pháp đục chạm của bệ hài hòa với thân tượng. Bệ bát giác được trang trí phủ kín bề mặt là những hình rồng vờn đuổi nhau trong dày đặc mây lửa. Mặt trên của hai tầng diềm là những chùm hoa dây xoắn, trên cuống hoa có những người bé tí hon leo trèo.
Chùa Phật Tích có một công trình ao rồng (Long Trì) hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m, bốn bờ được kè đá tảng thẳng đứng dưới đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất 1,9m, ở mỗi nửa thềm đá chạm nổi một con rồng khá lớn, giữa thềm đá chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thủy ba). Chùa còn một chiếc giếng cổ được nhắc tới rất nhiều trong những truyền thuyết về chùa Phật Tích, tương truyền đáy giếng có rồng sống.
Truyền thuyết thực hư tới đâu chưa ai biết, nhưng có một sự kiện khá lý thú, vào chiều 14/3/2003, trong khi khơi giếng, những người dân ở đây đã phát hiện một chiếc đầu rồng bằng đá dưới đáy giếng, đầu rồng dài 53cm, rộng 20cm, có móng và miệng ngậm ngọc. Các nhà nghiên cứu cho rằng đầu rồng này có cùng niên đại với những di vật đá quý khác tại đây (năm 1057).
Cuối năm 2005, Trung tâm Tu tập Phật Tích và Quán Âm Viện đi vào hoạt động. Rất nhiều hoạt động thiết thực được nhà chùa tổ chức đã tạo được tiếng vang: Lớp tin học miễn phí của chùa Phật Tích đang đóng góp lớn vào chương trình phổ cập tin học cho học sinh ở Tiên Du.
Núi Tiên Du nổi danh bởi truyền thuyết “Từ Thức gặp tiên”, truyện kể về quan tri huyện Từ Thức đi xem hội hoa mẫu đơn, gặp một tiên nữ đang bị bắt trói vì tội hái trộm hoa. Từ Thức cởi áo xin tha cho tiên nữ. Xưa kia, nơi đây là cả một rừng hoa mẫu đơn, hội chùa Phật Tích còn gọi là hội “khán hoa mẫu đơn”, nhằm ngày mồng bốn tháng giêng hàng năm, nhân dân nô nức tới xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
Trên núi giờ đây hoa chỉ còn lác đác, nhà chùa vẫn chăm sóc để hoa nở vào dịp tết. Lễ hội ngày nay còn duy trì nghi lễ cúng Phật đầu xuân, cùng nhiều trò chơi dân gian: chơi cờ tướng, chọi gà, hát quan họ... Hai năm trở lại đây, nhà chùa phối hợp với chính quyền xã khôi phục hoạt động thi thơ, bình thơ trong lễ hội.
Trong tương lai, núi Lạn Kha - chùa Phật Tích sẽ trở thành một đại danh lam của đất nước. Một quy hoạch tổng thể quy mô, với 10 ha sắp được khởi công xây dựng. Tâm điểm của thắng tích sẽ là một Đại Phật Thành cao 27m, quay mặt hướng Tây Nam, phục dựng theo nguyên mẫu Bảo tượng A Di Đà của chùa (Bảo tượng thời Lý, báu vật hàng đầu của quốc gia, kỷ lục PG). Rừng thông tâm linh sẽ bao phủ toàn bộ vùng thắng tích.
Một trục tâm linh xuyên suốt cõi người – cõi tiên – cõi Phật, con đường vận chuyển nguyên liệu để thi công sẽ trở thành con đường hành hương đến cõi Giác. Cảnh Từ Thức gặp tiên sẽ được phục dựng, là nơi con người đã giải thoát nhưng chưa triệt để, biểu tượng cho cõi tiên. Tháp “Vạn Phật đài” biểu trưng cho sự giải thoát hoàn toàn. Một vườn hoa mẫu đơn bao quanh Đại Phật thành tỏa hương thanh tao.
Vùng quy hoạch sẽ là sự hài hòa của rất nhiều di tích quan trọng: cụm đá mào phượng; khu vực tháp cổ; Quan Âm Viện; Trung tâm Tu tập Phật Tích; sân hội tụ; bậc thang lên đại Phật; vườn đá thiên nhiên; hệ thống đường đạo trong rừng tâm linh; chùa Phật Tích cổ để phục vụ đông đảo nhân dân.

 

Mr Chinh

Xe tăng
Biển số
OF-30020
Ngày cấp bằng
26/2/09
Số km
1,157
Động cơ
491,834 Mã lực
Nơi ở
OTOFUN.NET
Website
ruttiennhanh247.vn
Sao chẳng thấy Tượng Phật Ngọc đâu bác chủ thớt ???:102::102::102:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
đi từ xa lại một đoạn cấm xe dư lày



đến gần thì thấy dư lày mới vỡ ra, đây là lối đi vào khu đền thờ bà Nguyên Phi Ỷ Lan & chùa Linh Quang, còn đi chùa Phật Tích lại phải cuốc bộ đi thẳng :D







đến đây đội quân xe ôm lại tiếp tục lôi kéo bắt khách, lúc này thì em bẩu trệu, xin lỗi các đồng chí ae tụi tôi bi giờ đi bộ tập thể dục cho dẻo dai nhá :D

 

kklong12

Xe buýt
Biển số
OF-28104
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
505
Động cơ
488,500 Mã lực
Em muốn đi quá mà không biết đường, các cụ chỉ đường cho em, em thanks các cụ nhiều.
pác cứ đi theo dường 5 rẽ đi đường đi lạng sơn khoảng trên 2 chục cây có biển chỉ dẫn rẽ phải ghi là chùa phật tích.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
@Pha Lê & Mr Chinh : Uẩy 2 cái nhà kụ này nóng vội thế nhỉ :ohmy::ohmy::ohmy: đã là câu chuyện thì phải có mở đầu - thân chuyện rùi mới đến kết chuyện chứ, đã thế em rỗi ko kể nữa ra xem đá bóng đây :102:
 
Biển số
OF-33440
Ngày cấp bằng
12/4/09
Số km
720
Động cơ
484,410 Mã lực
Em vừa từ đó về đây. Ban tổ chức chuối lắm các cụ ạ, có khi cả rừng chuối cũng không tả hết. Em sắp phọt video lên đây.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
vào quán nước Vạn Tuế này làm vài cốc bia cho đỡ khát đã



sau đó tiếp tục cuộc hành trình đi bộ :P





dọc đường đi thì tranh thủ cờ hụp đựơc vài phát thiên nhiên con người dư lày :P







 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Em vừa từ đó về đây. Ban tổ chức chuối lắm các cụ ạ, có khi cả rừng chuối cũng không tả hết. Em sắp phọt video lên đây.
chắc nuốt phải cục tức giống em rùi - đồng cảm nhá :21::21::21:
 

Tombelaneige

Xe đạp
Biển số
OF-29501
Ngày cấp bằng
19/2/09
Số km
25
Động cơ
482,550 Mã lực
Bác cứ dư lày dư lày mãi thôi, ngồi mỏi *** mà vẫn chưa thấy Phật đâu ~.~. Có nhanh nên k? E nà e vốt trừ đấy :mad:
 

Minh_Linh

Xe buýt
Biển số
OF-19570
Ngày cấp bằng
5/8/08
Số km
508
Động cơ
506,870 Mã lực
Ôi giời ơi cụ đi mất có 10k xe ôm mà em thấy cụ dẫn đường cứ như là xiên vịt ý :102: xa dã man :21:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Em muốn đi quá mà không biết đường, các cụ chỉ đường cho em, em thanks các cụ nhiều.
đi ra đường 5 đến đoạn chỗ cầu Thanh Trì rẽ trái - chạy thẳng cái đường 1B mới đi tầm hơn 20 cây rẽ phải đi thêm tầm 7 cây nữa là đến chỗ cái cổng cao su mầu da cam có tụi cớm GT đứng, gửi xe - sau đó là cuộc hành trình đi bộ kụ nhá :D
 

arclex

Xe hơi
Biển số
OF-25437
Ngày cấp bằng
8/12/08
Số km
164
Động cơ
491,230 Mã lực
Nơi ở
Lội xì ti
khiếp... em chờ mãi mà chả đc thấy phật ngọc đâu cả :^)
hix hix
cụ câu hơi bị lâu đấy nhá
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
đang đi thì thấy tấm biển này








lúc này đọc mới thấy cục tức trong người càng to đây :102:



 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,089
Động cơ
629,918 Mã lực
Hôm qua em vào rồi, tượng choàng tấm cà sa kín bưng. Sau khi cầu nguyện quốc thái dân an và hòa bình thế giới xong tấm cà xa từ từ được kéo xuống để lộ pho tượng ngọc khá lớn cao khoảng hơn 2m. Bác Triểt là người đầu tiên sau khi hành lễ chạm tay vào tượng. Em cũng đã được chạm tay vào Phật ngọc, xúc động lắm các cụ ợ. Sau khoảng 5 phút thì lại choàng áo cà sa lại để đến 19h tối nay (16/5) làm lễ khai trương.
 
Chỉnh sửa cuối:

ChuotLon

Xe hơi
Biển số
OF-32025
Ngày cấp bằng
22/3/09
Số km
106
Động cơ
480,270 Mã lực
đoạn kêt đi Cụ ơi chả thấy tượng đâu cả
 

xetaybac

Xe tăng
Biển số
OF-14360
Ngày cấp bằng
29/3/08
Số km
1,313
Động cơ
526,723 Mã lực
Nơi ở
nơi nào có niềm vui.....
cụ ơi,cụ cố chụp cái tượng lên nhá,em cũng chưa đc xem,chờ tin cụ.(b)(b)(b)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
đi tiếp



và kia rồi bãi để xe của quan chức :P



còn đây là trạm chốt cuối cùng :21:





đường đi được phủ mái, treo cờ Phật giáo trang hoàng đã đến nơi rồi :6:









những cửa hàng bán tranh ảnh của bức tượng Phật Ngọc, mà lạ cái toàn dân Phật tử Đà Nẵng đi theo đoàn tượng Phật Ngọc ra ngoài này thuê cửa hàng để bán (c)

 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,430
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
cổng vào chùa đây rùi, người người nô nức đi lại dưng ăn dưa bở :))





khung cảnh xung quanh











 
Thông tin thớt
Đang tải
Top