Em tóm tắt cho cụ thế này nhé
Các con sông ở Hà nội nhận nước thải trực tiếp từ cống rãnh sinh hoạt chưa qua xử lý, xả thẳng ra sông và với khối lượng như hiện nay, sông đen xì là đương nhiên.
Mục tiêu của dự án như sau:
1. Xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, không cho đổ thẳng ra sông
2. Đưa nước thải chưa qua xử lý về nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống bơm tăng áp
3. Xử lý nước thải tại nhà máy
4. Bơm nước thải qua xử lý đạt chuẩn ra sông
5. Các con sông sau một thời gian nhận không nhận nước thải bẩn mà chỉ nhận nước đạt chuẩn hòa vào sẽ tự làm sạch và tái sinh
Thời gian:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khoảng 5 năm
Thời gian cho sông tái sinh 5 năm
Note: đây là kinh nghiệm của em sau khi thực hiện dự án tương tự tại HCM. Không phải lấy thông tin từ dự án Yên Xá này nhưng về cơ bản là tương tự vì cùng do Nhật tư vấn, thiết kế.
Chuẩn cụ. Có một chút khác SG (dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè) là:
- Đường ống thu gom thi công bằng phương pháp kích ngầm, không dùng máy đào TBM.
- Đường ống đi vắt từ bên này sông sang bờ bên kia để đón trực tiếp các miệng xả lớn (đi zigzag), trong SG đi ở giữa dòng kênh.
- Trong SG giai đoạn đầu chỉ gom nước thải rồi dẫn ra xả ngoài cửa sông SG bằng vòi phun, còn dự án Yên Xá buộc phải xây nhà máy xử lý ngay. Nước sau xử lý được bơm trả về sông Tô Lịch ở đoạn trung lưu để bổ cập nước có thể coi là sạch, tạo dòng chảy .
Tuy nhiên cả 2 dự án này không thể xử lý triệt để trong mọi thời điểm. Khi có mưa to, buộc phải xả tràn nước mưa lẫn nước thải ra sông/kênh. Lý do là khu vực trung tâm HN và SG sử dụng hệ thống cống chung, chỉ có khu vực xây dựng mới hoàn toàn, mật độ (dân số) đủ cao mới xây dựng hệ thống cống thoát mưa và nước thải riêng ra (vấn đề kinh tế). Vì thế, khi có mưa lớn, cá trong kênh Nhiêu Lộc vẫn chết như thường do sốc ô nhiễm từ nước thải lẫn trong nước mưa khi xả tràn (tự động).