- Biển số
- OF-340276
- Ngày cấp bằng
- 27/10/14
- Số km
- 784
- Động cơ
- 280,746 Mã lực
cứ không xả thải tực tiếp ra sông là đã tốt lắm rồi
Một dòng sông chỉ sống khi có nước đầu vào (thượng nguồn) và có đầu ra (hạ nguồn). Sông Tô Lịch đã chết do không có nước đầu vào, hay nói đúng hơn, nước đầu vào chỉ là nước thải, còn đầu ra nhỏ giọt, chỉ có khi trạm bơm Yên Sở hoạt động.Làm nhà máy xử lý nước thải hồi sinh sông Tô Lịch
http://dantri.com.vn/xa-hoi/he-thong-xu-ly-nuoc-thai-800-trieu-usd-se-hoi-sinh-song-to-lich-20161007114233286.htm
Sáng 7/10, UBND TP Hà Nội khởi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với công suất 270.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu đô la này được kỳ vọng sẽ làm “sống lại” các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đây là lần đầu tiên Thủ đô có một dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn với công suất 270.000 m3/ngày đêm. Quy mô xây dựng dự án bao gồm: nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm và hệ thống thu gom, cống bao, hệ thống cống đấu nối (dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ) và một phần sông Nhuệ với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52 km.
Nhà máy xử lý nước thải với công suất 270.000 m3/ngày đêm
Phần lớn hệ thống cống thu gom nước thải được thi công bằng công nghệ khoan kích ngầm. Với phương pháp khoan ngầm sẽ giúp tránh được việc vận hành phức tạp của các trạm bơm, quỹ đất yêu cầu nhỏ hơn. Đặc biệt việc thi công cống được thực hiện dưới các dải cây xanh và dưới lòng sông, làm giảm ảnh hưởng xấu của hoạt động thi công lên hệ thống hạ tầng giao thông, hạn chế tác động tới môi trường và cư dân xung quanh.
Hệ thống trên sau khi hoàn thành sẽ thu gom nước thải các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì với diện tích khoảng 4.874 ha. Dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản (JICA) với tổng mức đầu tư khoảng 800 triệu đô la.
Khu vực được quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở huyện Thanh Trì
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo môi trường, giúp làm “sống lại” các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ, góp phần tạo cảnh quan, sinh thái đô thị, phát triển bền vững Thủ đô.
Từ trước đến nay, nước thải của thành phố được thu gom bởi hệ thống cống, kênh mương rồi xả ra các hồ và bốn con sông thoát nước chính là sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Tô Lịch và sông Lừ. Vì vậy, nhiều kênh mương, sông, hồ trên địa bàn bị ô nhiễm nặng, tác động xấu tới điều kiện vệ sinh, điều kiện sống của người dân.
Quang Phong
Tag :tô lịch, sông lừ, hệ thống xử lý nước thải, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng Hà Nội, khởi công Dự án, sử dụng vốn ODA, Nguyễn Đức Chung, sông Tô Lịch, quận Ba Đình, sông Kim Ngưu
Cụ nói làm em hoang mangMột dòng sông chỉ sống khi có nước đầu vào (thượng nguồn) và có đầu ra (hạ nguồn). Sông Tô Lịch đã chết do không có nước đầu vào, hay nói đúng hơn, nước đầu vào chỉ là nước thải, còn đầu ra nhỏ giọt, chỉ có khi trạm bơm Yên Sở hoạt động.
Muốn sông Tô Lịch sống lại, cách duy nhất là phải cung cấp nước đầu vào (hiện nay phần thượng nguồn nối với Hồ Tây đã bị lấp) và tăng cường đầu ra (tăng công suất trạm bơm hoặc mở cửa cho nước chảy thẳng ra Sông Hồng nếu cao độ cho phép). Sông Tô Lịch nếu tiếp tục vận chuyển nước thải thì nên xây dựng nhiều nhà máy xử lý nước thải quy mô nhỏ ở hai bên bờ sông để xử lý nước thải thu gom trước khi đổ xuống sông.
Tóm lại, sông Tô Lịch không thể sống lại bằng dự án này
Có lẽ bác nhầm chăng?Em tóm tắt cho cụ thế này nhé
Các con sông ở Hà nội nhận nước thải trực tiếp từ cống rãnh sinh hoạt chưa qua xử lý, xả thẳng ra sông và với khối lượng như hiện nay, sông đen xì là đương nhiên.
Mục tiêu của dự án như sau:
1. Xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, không cho đổ thẳng ra sông
2. Đưa nước thải chưa qua xử lý về nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống bơm tăng áp
3. Xử lý nước thải tại nhà máy
4. Bơm nước thải qua xử lý đạt chuẩn ra sông
5. Các con sông sau một thời gian nhận không nhận nước thải bẩn mà chỉ nhận nước đạt chuẩn hòa vào sẽ tự làm sạch và tái sinh
Thời gian:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khoảng 5 năm
Thời gian cho sông tái sinh 5 năm
Note: đây là kinh nghiệm của em sau khi thực hiện dự án tương tự tại HCM. Không phải lấy thông tin từ dự án Yên Xá này nhưng về cơ bản là tương tự vì cùng do Nhật tư vấn, thiết kế.
Thôn Yên Xá, xã Tân Triều cụ ạ.Em tìm mãi ko ra cái địa điểm nhà máy. Báo chí nói Yên Xá, xã Thịnh Liệt, Thanh Trì . Nhưng huyện Thanh Trì hình như không có xã Thịnh Liệt https://vi.wikipedia.org/wiki/Bản_mẫuanh_sách_xã,_thị_trấn_thuộc_huyện_Thanh_Trì
Báo chí thi nhau viết địa điểm thế này:
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161007/ha-noi-xay-nha-may-xu-ly-nuoc-thai-16200-ti-dong/1184299.html
Xã Thanh Liệt Cụ ạThôn Yên Xá, xã Tân Triều cụ ạ.
Thôn Yên Xá ngay đằng sau viện 103 và viện Bỏng QG. Khu TC5 BCA là thuộc đất Yên Xá đấy
Em nghĩ chặn hết nguồn nước thải từ dân thì Sông Tô Lịch cạn trơ đáy vì không biết lấy nước từ đâu nữa, nó sẽ là 1 dòng sông chết chăng?Từ tôi ạ, sống cạnh sông độ 500 met.
Và từ hàng xóm nữa.
Cái dự án chỉ xử lý phần rác rưởi dân tình xả ra thôi, còn bản thân con sông thì ko xử lý được đâu.
Còn nếu đúng kiểu Japan hoặc EU: Phải gom nước và xử lý sơ bộ ngay ở Phường, rồi về Quận xử lý cấp 2, rồi Thành phố xử lý cấp 3, rồi mới xả ra sông, thì mới sạch được.
Rác cứng, bọn tây nó cũng gom - phân loại ngay từ Hộ gia đình như thế.
Thuộc xã Tân Triều (gồm 2 thôn Triều Khúc và Yên Xá).