Tuyên Quang Bắc Kinh du ký!

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em mới được đi Bắc Kinh về, em bót lô ảnh tham quan tìm hiểu Bắc Kinh lên cho các cụ tham khảo ạ. Bộ ảnh gồm những phần sau:
Phần I: Bay và ... bay
Phần II: Tới Bắc Kinh
Phần III: Đêm xem Xiếc Bắc Kinh
Phần IV: Di Hòa Viên - Cung điện mùa hè của Từ Hy Thái Hậu
Phần V: Bất đáo Trường thành phi Hảo hán - Vạn Lý Trường Thành kỳ quan thế giới
Phần VI: Thập tam lăng - Lăng mộ các triều đại nhà Minh
Phần VII: Phủ Hòa Thân - Hòa Đại nhân giàu đến mức nào?
Phần VIII: Sân Vận động Tổ Chim - nơi tổ chức thế vận hội Thế giới 2008
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần I: Bay và ... bay
Bay quá cảnh qua Hồng Công và chuyển máy bay tới Bắc Kinh
Làm thủ tục gửi hành lý


Sân bay khá rộng và sạch sẽ


Làm thủ tục hải quan


Chờ tại phòng chờ, cửa hàng miễn thuế


Ra xe buýt lên máy bay


Máy bay mình đi đây Boing 737 của hãng hàng không Hồng Kông Express


Lên máy bay


Tiếp viên (không xinh lắm):109:



Bắt đầu bay


Ngoại thànhHà Nội nhìn từ cánh máy bay




Trời hôm nay đẹp, may chưa bị ảnh hưởng của Bão số 3


tiếp tục nào...
Máy bay hạ cánh xuống Hồng Kông để chuyển máy bay.
Sân bay Hồng Kông lớn hơn sân bay Nội Bài nhiều, trang bị hiện đại

rất rộng

có tầu điện ngầm để đưa đón khách trong sân bay


Sau khi làm thủ tục lại lên máy bay đi Bắc Kinh


tiếp viên xinh hơn


Hồng Kông nhìn từ máy bay


biển Hồng Kông
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tiếp nào....
tạm biệt Hồng Kông




bắt đầu bay vào Trung Quốc đại lục


thành phố Vũ Hán trên đường bay


hạ cánh xuống sân bay Bắc Kinh


Xe này sử dụng khi máy bay bị sự cố cất cánh - hạ cánh


lực lượng an ninh sân bay


sân bay lớn và rất bận rộn

Kết thúc phần I
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần II: Tới Bắc Kinh
Ấn tượng đầu tiên - đường rộng rãi, sạch đẹp và nhiều cây xanh




Phương tiện đi lại là ô tô, xe buýt, tầu điện, xe máy điện, hầu như không có xe máy chạy xăng, và hệ thống xe buýt cũng rất phát triển, có cả xe 2 tầng



Rất ít gặp CSGT trên đường phố (không giống mình) vì hệ thống điều khiển giao thông đều bằng camera giám sát, đồng thời người dân cũng rất có ý thức tuân thủ pháp luật
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần II: Đêm nghệ thuật Xiếc Bắc Kinh
Tiết mục thứ 1: Con quay






Tiết mục thứ 2: Tung hứng mũ




Tiết mục thứ 3: Uấn dẻo








Tiết mục thứ 4: Tung hứng bóng từ 2 đến 7 quả 1 lúc - cao thủ!


 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiết mục thứ 5: Nhào lộ qua vòng từ 2 đến 5 vòng chồng lên - quá giỏi








 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiết mục thứ 6: Tung hứng - nhào lộn















Và tiết mục cuối cùng mà mình thấy là hay nhất - đi xe máy trong lồng sắt từ 1 đến 5 xe, nguy hiểm!





Cả đoàn Xiếc
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần IV: Di Hòa Viên
Khung cảnh thật tráng lệ, cổ kính. Di Hòa viên - hay còn gọi là Cung điện mùa hè - tiếng Trung Quốc là ‘Yíhé Yuán’ (nghĩa đen là "khu vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, cách Bắc Kinh 15 km về phía tây bắc. Di Hòa viên nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.
Trước sân cổng khu cổng vào Di Hòa viên có 2 con sư tử bằng đồng - tượng trưng cho sức mạnh (bây giờ tượng Sư tử ở Trung Quốc chỉ được đặt ở các cơ quan công quyền như Ủy ban Nhân dân, Toàn án ... chứ không đặt ở nhà dân)



Cổng vào Di Hòa viên


Vừa bước vào cổng là thấy sừng sững một hòn đá khá lớn có hình dáng người - người Trung Quốc gọi đó là Thọ Tinh Thạch, tượng trưng cho sự trường tồn


Kế tiếp là tượng kỳ lân, tượng trưng cho chính nghĩa.


Vào thế kỷ XII, triều đại nhà Kim đã cho xây dựng hành cung Kim Sơn tại đây. Sau này, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều đã cho xây dựng tại đây nhiều công trình kiến trúc lớn nhỏ. Năm 1705, vua Càn Long cho xây dựng chùa Báo Ân và tháp Thiên Thọ để mừng thọ mẹ và đặt tên là Thanh Y viên.

Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y viên bị hư hại nặng. Đến năm 1886, Từ Hy thái hậu nhà Thanh đã lấy 5 triệu lạng bạc trong ngân quỹ đầu tư cho lực lượng hải quân ra trùng tu khu hoa viên này trong vòng 10 năm và đặt tên mới là Di Hòa viên.

Năm 1900, trong loạn Quyền Phi, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Từ Hy đã cho đại trùng tu hoa viên khi bà hồi cung về Bắc Kinh năm 1903.

Trong Di Hòa viên có khoảng hơn 3600 gian phòng, kiến trúc vườn kiểu cung điện, trong đó có hơn 100 hạng mục quan trọng như điện Nhân Thọ, Lạc Thọ đường, điện Bài Vân, Phật Hương các, cầu Ngọc Đới, phố Tô Châu, thuyền đá, trâu đồng, trường lang (hành lang dài: lối đi có mái che nối liền các hạng mục kiến trúc)…
Phía trước điện Nhân thọ có 2 con Rồng và 2 con Phượng hoàng, nếu là vua nắm quyền thì 2 con Rồng vào giữa, nhưng thời này mọi quyền hành ở trong tay Từ Hy Thái hậu nên hai con Phượng Hoàng đứng vào giữa 2 con Rồng bị bỏ ra đứng ngoài:




Di Hòa viên rộng 290 héc ta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Di Hòa viên là một vườn hoa, một hành cung của nhiều triều đại phong kiến cổ nhất và có quy mô lớn nhất. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Quốc. Di Hòa viên chia làm ba khu vực: khu hành chính chủ yếu là điện Nhân Thọ - nơi Từ Hy thái hậu tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự; khu nghỉ ngơi gồm các cung điện; và khu vườn hoa.

Di Hòa viên là một hòn ngọc sáng của thủ đô Bắc Kinh, được cấu thành bởi hai khối: núi Vạn Thọ và hồ Côn Minh. Phía núi Vạn Thọ, bên bờ hồ Côn Minh là Phật Hương các cao 70 mét và dãy hành lang có mái che dài 728 mét như một dải lụa nối liền các quần thể kiến trúc muốn hình muôn vẻ khác nhau.
Bản đồ toàn cảnh Di Hòa viên


Trên các cột ở Trường lang đều vẽ nhiều bức tranh mô tả lại những điển tích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc từ thời Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Tây Du Ký... gồm 14.000 bức tranh được thể hiện bởi những hoạ sĩ cung đình tài danh. Trong mỗi gian lại được trang trí bởi những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm bản sắc nghệ thuật Trung Quốc.
Trường lang-hành lang dài 728 mét












Cổng vào khu vườn sau


Non bộ
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tiếp Di Hòa viên...
Trong Di Hòa viên có nhiều danh thắng nổi tiếng, Ngọc Lan đường là nơi nghỉ ngơi của vua Quang Tự. Năm 1878, sau cuộc biến Mậu Tuất thất bại Từ Hy thái hậu đã biến nơi này thành nơi giam lỏng vua Quang Tự, hiện nay vẫn được bài trí như khi vua Quang Tự còn sống. Lạc Thọ đường là nơi ở Từ Hy thái hậu thường xem tuồng ở đây.












Vào mùa hè, Từ Hy thái hậu thường tới đây nghỉ ngơi và giải quyết công việc triều chính; vì thế, Di Hòa viên còn được gọi là Cung điện Mùa Hè. Vào mùa đông, nước ở các hồ đều đóng băng, tạo nên một khung cảnh vô cùng huyền ảo. Hồ Côn Minh trong Di Hòa viên được bao phủ bởi tuyết.
Hồ Côn Minh




Di Hòa viên không chỉ là một khu vườn đẹp mà còn là một kiệt tác về kiến trúc. Toàn bộ khuôn viên của Di Hòa viên được xây dựng theo bố cục rất chặt chẽ về mặt phong thủy, thể hiện ý tưởng về một công trình mang ý nghĩa Phúc Lộc Thọ của Từ Hy Thái Hậu.

Dãy hành lang men theo hồ Côn Minh kết hợp với núi Vạn Thọ trông như đôi cánh của con dơi đang dang ra. Dơi tượng trưng cho
Phúc.

Hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây. Quả đào tượng trưng cho
Lộc.

Giữa lòng hồ là một hòn đảo nhỏ được nối với bờ bằng một chiếc cầu vồng xây bằng đá gồm 77 nhịp có tên là Thập Thất Khổng kiều (xây dựng năm 1750, dưới thời Càn Long). Nếu hình dung hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh làm mình thì chiếc cầu bắc qua đó trông giống như một con rùa đang vươn đầu dài ra. Rùa tượng trưng cho
Thọ.




Ngay phía trước cửa cung điện của Từ Hy thái hậu là một cây hồng, tượng một con hươu, một con hạc và một bình hoa, theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc thì những vật đó tượng trưng cho sự bình an và thiên hạ thái bình. Toàn bộ những giá trị phong thủy được các thời đại Trung Quốc sử dụng đã làm cho kiến trúc và ý nghĩa của Di Hòa viên thêm đặc sắc và ấn tượng.

còn tiếp...
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kỳ V: Vạn Lý Trường Thành
Một tường thành dài hơn 8.800 km có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Trung Quốc có câu: “Bất đáo trường thành phi hảo hán” (Chưa đến Vạn lý trường thành chưa phải là hảo hán). Đến Bắc Kinh cũng bở hơi tai trèo lên Vạn lý trường thành để nhận được “cái bằng hảo hán” đem về lấy oai! Nhưng khi hỏi rõ một người bạn Trung Quốc thì người bạn cười cười bảo: “Bát Đạt lãnh chỉ là một đọan trường thành“mới”, được xây từ thời nhà Minh (1368-1644) và hầu hết được phục chế lại bởi kĩ thuật hiện đại. Trường thành nguyên thủy ở xa lắm. Nếu đến được đó mới là hảo hán!”… hix!
Cổng vào




Chuyện kể rằng Tần Thủy Hoàng nằm mơ thấy rợ Hung nô vượt biên giới qua xâm lăng đất Tần. Giật mình, tỉnh dậy ông ra lệnh cho quân dân đắp Vạn lí trường thành để ngăn chặn chúng. Thật ra, nhiều đọan trường thành đã được các nước Yên, Triệu, Ngụy xây cất từ thời trước, nhưng ông là người nối lại, kéo dài, củng cố thêm để thành một thành duy nhất dài mấy ngàn cây số.
Bia có dòng chữ "Bất đáo Trường thành Phi hảo hán"






Hàng trăm ngàn chiến sĩ với rất nhiều dân đinh phải làm khổ sai quần quật từ năm này sang năm khác. Mùa đông buốt giá, hạ thì nóng như nung, hàng vạn người đã bỏ mạng.






Chuyện kể rằng, có nàng Mạnh Khương vượt mười ngàn dặm thăm chồng đang bị bắt xây trường thành. Đến nơi thì biết chồng đã chết vì đói. Xung quanh chỉ tòan là rừng núi và đá, không biết tìm xác chồng nơi đâu. Nàng tuyệt vọng khóc mấy ngày đêm cho đến tường thành cũng phải mủi lòng… sụp xuống






Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành

* Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.
* Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.
* Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".
* Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.
* Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan.
* Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.
* Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.


"Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi”​

còn tiếp....
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần VI: Thập Tam Lăng
Thập Tam Lăng là 13 lăng mộ của 13 hoàng đế nhà Minh từ Minh Thành Tổ -Chu Đệ đến Minh Tư Tông -Chu Do Kiểm. Thập Tam Lăng nằm ở phía Nam chân núi Thiên Thọ cách huyện Xương Bình, Bắc Kinh 10km về phía Bắc.
Vương triều nhà Minh từ khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thành lập trải qua 17 đời vua, tất cả 276 năm, trong đó có thời kỳ rất huy hoàng, song cũng có thời kỳ sa sút. Trong lịch sử Trung Quốc, vương triều nhà Minh có địa vị rất quan trọng, để lại rất nhiều bí ẩn trong lịch sử. Bí ẩn của bia không chữ ở Thập Tam Lăng nhà Minh đã để lại nhiều không gian tưởng tượng cho người đời sau. Đằng sau hiện tượng này ẩn chứa những điều gì?
Cổng vào Trường lăng


Trong mười ba lăng nhà Minh, chỉ có bia đá của Minh Thành Tổ Chu Đệ có văn bia. Trên mặt chính bia của Trường Lăng có khắc hàng chữ “Đại Minh Trường Lăng Thần Công Thần Nho Bia". Ở dưới có khắc lời bia do con của Minh Thành Tổ là Minh Nhân Tông đích thân viết hơn 3000 chữ ca ngợi công đức của cha mình. Duy chỉ có bia đá ở Trường Lăng có văn bia, còn lại 12 bia đá ở 12 lăng hoàng đế nhà Minh vì sao không khắc lời văn?












Sau khi thăm Thập Tam Lăng, Cố Viêm Vũ đã viết bài "Xương Bình sơn thủy ký”. Trong đó, ông nói: Theo truyền thuyết có một hoàng đế nhà Minh đến thăm lăng vua cha đã hỏi các đại thần đi theo: "Vì sao bia thánh đức vua cha không có chữ?” Các đại thần trả lời: “Tiên đế công đức lớn lao không có lời văn nào miêu tả nổi".
Minh Thành Tổ-Chu Đệ


Cột gỗ thật to hơn cả ở chùa Bái Đính Ninh Bình


Đồ tùy táng khai quật được


Chén ngọc


Chậu rửa mặt bằng ngọc


Đồ dùng bằng vàng


Bình nước bằng vàng


Chậu vàng


Bình chén uống rượu bằng vàng nạm ngọc


Thìa đũa bằng vàng


Tiền tệ thời Nhà Minh - nén vàng, nén bạc


Cuốn "Đế Lăng đồ thuyết” đưa ra một cách giải thích khác: Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã từng nói: “Bia lăng mộ hoàng đế đều là lời văn “tâng bốc" của các đại thần, không thể dùng để giáo dục con cháu hậu thế". Với lời phê bình như vậy khiến cho các học sĩ ở Viện Hàn lâm về sau không dám viết văn bia cho lăng các hoàng đế nhà Minh nữa. Sau này, nhiệm vụ viết văn bia đặt lên vai các hoàng đế con. Cho nên, văn bia ở Hiếu Lăng (Minh Thái Tổ) do Minh Thành Tổ Chu Đệ đích thân viết, còn văn bia ở Trường Lăng (Minh Thành Tổ) do Minh Nhân Tông Chu Cao Xí tự tay biên soạn.
Vì sao các văn bia sau Minh Nhân Tông, các hoàng đế kế tục không tiếp tục biên soạn? Trước cổng 7 lăng (Trường Hiến, Cảnh, Dụ, Mậu, Thái, Khang) đều không có đình lăng và bia. Đến niên đại Gia Tĩnh mới xây đình và bia lăng và đến năm thứ 15 (năm 1536) mới hoàn thành.
Thương thủ bộ lễ lúc đó là Nghiêm Cao đã mời Minh Thế Tông viết lời 7 văn bia, nhưng Minh Thế Tông vốn ham mê tửu sắc, lại muốn “thành tiên", làm gì còn tâm tư để viết? Từ đó, văn bia vẫn trống không!
Các hoàng đế sau Minh Thế Tông thấy bia không chữ, bản thân mình không tiện, nên chỉ viết văn bia cho cha mình. Thực tế, từ thời kỳ giữa nhà Minh, các hoàng đế đều ham chơi, lười nhác. Cho nên, các thế hệ con cháu không dám ca tụng công đức của vua cha. Để bia trắng - không chữ là hợp lý nhất?
Cây cối cổ thụ 4-500 năm tuổi




Có ý kiến cho rằng, các hoàng đế nhà Minh bắt chước Võ Tắc Thiên cũng để bia không chữ: “Võ Tắc Thiên là một người thông minh. Để bia không chữ thật là thông minh, công tội của mình không bị người đời sau bình luận phê phán. Đây thật là một biện pháp hay nhất".
Các hoàng đế nhà Minh tự biết công tội của mình, tốt nhất là không ghi lời bia, mặc cho thế nhân bình luận!
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần VII:Hòa Thân phủ
Phủ Hòa Thân-Cung Vương Phủ nằm trên phố Nguyên Soái - khu phố cư ngụ của các tướng tĩnh cao cấp của nước CHND Trung Hoa, nay trở thành địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn của hàng triệu du khách trong và ngoài nước khi đến thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc.
Cung Vương Phủ hiện là Vương Phủ nhà Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất! Chủ nhân của Phủ lần lượt là 2 vị quyền uy nhất thời, đứng "dưới 1 người, trên vạn người" , 1 vị là sủng thần của vua Càn Long - Hòa Thân ( vào ở từ 1776 đến 1799) , 1 vị là em thứ 6 của vua Hàm Phong - Cung Thân Vương Dịch Hân ( vào ở từ 1852-1898). Trong phủ gồm phủ đệ, hoa viên, 2 bộ phận hợp thành. Tổng diện tích 60 nghìn m2, trong đó phủ đệ chiếm 32 nghìn m2, hoa viên chiếm 28 nghìn m2.








Truyền thuyết về chiếc bớt đỏ

Năm Càn Long 66 tuổi, trong dịp hết sức tình cờ, đã chú ý tới Hòa Thân. Hòa Thân lúc đó mới 25 tuổi, làm chức đô úy, thuộc hàng thế tập (cha truyền con nối). Hòa Thân hết sức bình thường trong vô số thị vệ trẻ phục vụ tại Tử Cấm thành. Người con gái có chiếc bớt đỏ bẩm sinh mà Càn Long phải lòng đến chết mê chết mệt là nàng Hương phi.

Hương phi vốn là một nàng phi được hoàng đế Ung Chính hết sức sủng ái. Bởi nàng có mối tình vụng trộm loạn luân với chàng hoàng tử Hoàng Lịch (hoàng đế Càn Long sau này) nên bị thái hậu nổi giận ban cho cái chết. Sau khi Hương phi chết thảm, Càn Long vẫn buồn rầu thương nhớ khôn nguôi. Gặp Hòa Thân, Càn Long giật mình khi phát hiện trên trán chàng trai trẻ này cũng có một cái bớt màu hồng. Từ đó, Càn Long rất yêu mến Hòa Thân.






Năm Hương phi chết cũng là năm Hòa Thân ra chào đời. Chiếc bớt trên trán chàng trai rất giống chiếc bớt của nàng nên Càn Long cho rằng nàng đã đầu thai sang kiếp khác thành Hòa Thân để lại lọt vào Tử Cấm thành, mãi mãi được ở bên cạnh Càn Long. Truyền thuyết này quá hoang đường nhưng từ đó con đường công danh của Hòa Thân cứ tăng vùn vụt như diều gặp gió.

Hòa Thân được thăng cấp bổ nhiệm làm lính gác cổng Càn Thanh. Một tháng sau, y được thăng làm ngự tiền thị vệ và thụ phong chức chính lam kỳ phó đô thống. Sang tháng Giêng năm sau, y được bổ làm tả thị lang bộ Hộ, rồi chỉ hai tháng sau được cất nhắc lên chức quân cơ đại thần. Sang tháng tư, y được phong chức đại thần tổng quản phủ Nội vụ.

Chỉ vẻn vẹn trong nửa năm, Hòa Thân từ một tên thị vệ quèn nhanh chóng nhảy tót lên giai tầng quyền lực tối cao của Đại Thanh, trở thành viên đại thần nắm quyền sinh sát trong tay. Lúc này Hòa Thân mới có 27 tuổi.




Trong 24 năm từ khi Hòa Thân bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, vị đại thần này đã gom góp được một số tài sản lớn tới khó tin. Sự giàu sang của ông ta được thể hiện qua số tài sản bị tịch thu, gồm có:
Những dịnh thự, đất đai có tổng cộng 3.000 phòng, 8.000 mẫu (32 km²) đất; 42 ngân hàng; 75 hiệu cầm đồ; 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1.000 lạng mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu, 600 cân nhân sâm loại tốt, 1.200 chuỗi ngọc bích, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả mơ nhỏ), 10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn, 40 bàn để bộ đồ ăn bằng bạc (10 bộ mỗi bàn), 11 mảnh san hô (mỗi mảnh cao hơn 1 m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 giường có trang trí vàng và khảm đá quý, 460 đồng hồ tốt của châu Âu, 606 gia nhân, 600 phụ nữ trong phủ.
Nhà kho dài 100 m với 120 cửa sổ kiểu dáng khác nhau phô bày sự giàu có của gia chủ, là nơi chứa vàng bạc châu báu, ngà voi, da thú quý, đồ thủy tinh, gốm sứ cổ, vải vóc quý của các vùng miền và nước ngoài...
Phía trước


Phía sau



Phủ Hòa Thân không thua gì cung vua, chỉ khác là quy mô nhỏ hơn mà thôi. Kiến trúc của phủ tuân thủ nghiêm ngặt luật phong thủy “tiền thủy hậu sơn” - trước là hồ nước phía sau dựa vào thế núi. Bao bọc quanh phủ và hai bên lối đi được quây bằng những phiến đá, sắp xếp cực kỳ kỳ thú ngoạn mục.
Cổng vào vườn sau


Cũng Thọ Thạch đầu tiên


Ao Dơi



Sông Trăng


Nội phủ


Hòa Thân là người giỏi và thích thơ văn, cho xây một cái quán nhỏ, nền quán khắc chìm chữ phúc rồi dẫn nước vào cho liên tục chảy qua. Chủ nhân rót rượu đầy chén thả xuống dòng nước, chén rượu trôi theo dòng dừng ở đâu và gần ai thì người đó phải đọc một bài thơ rồi mới được cạn chén.


Hòa Thân còn cho xây ký viện khang trang để mời bạn bè, quan khách thưởng thức nghệ thuật. Trung tâm phủ có một tòa lầu dựng trên đồi là nơi Hòa Thân ngắm trăng, ngâm thơ, đọc sách. Toàn bộ phủ rợp bóng cây xanh cổ thụ, điểm xuyết những khóm trúc, những bụi hoa tường vi màu hồng phấn và hành lang hun hút được trang trí họa hệt vườn Viên Minh thu nhỏ. Dọc hành lang có một lối đi dốc không có bậc, biểu thị cho con đường hoạn lộ thăng quan tiến chức của Hòa Thân luôn hanh thông vượng khí.
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
tiếp Hòa Thân Phủ
Để bảo vệ cho địa vị và gia sản của mình bền vững lâu dài, Hòa Thân chiếm được phiến đá có thủ bút đề chữ “phúc” của Càn Long làm của riêng. Y coi phiến đá thiêng liêng như bùa hộ mệnh, đem cất giấu kỹ trong hang dưới tòa lầu ngâm thơ đọc sách. Tấm bia vẫn đặt trong hang cho du khách chiêm bái.
Hang đá chứa chữ Phúc


Chữ Phúc - mọi người đến đều 2 tay vuối vào chữ Phúc và đút vào túi - mang phúc về nhà!?


Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.




 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phần VIII: Sân vận động quốc gia Bắc Kinh
Cũng gọi là “Tổ chim” (Điểu sào vì hình dạng kiến trúc của nó) là một sân vận động ở Bắc Kinh và hoàn thành tháng 3 năm 2008. Đây là sân vận động thi đấu chính của Thế vận hội Mùa hè 2008 và là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội này. Năm 2002, chính phủ Trung Quốc đã mời các công ty khắp thế giới thi tuyển kiến trúc. Kết quả là các kiến trúc sư đoạt giải hợp tác với ArupSport and China Architecture Design & Research Group đã được chọn làm tư vấn thiết kế kiến trúc cho công trình này. Nghệ sỹ Trung Quốc Ngải Vi VI là tư vấn nghệ thuật cho thiết kế công trình này.Sân vận động này có sức chứa 100.000 khán giả trong thời gian diễn ra Thế vận hội nhưng sẽ sức chứa sẽ được giảm xuống còn 80.000 chỗ sau kỳ Thế vận hội này. Sân dài 330 mét và rộng 220 mét, cao 69,2 m. Sân có tổng diện tích sàn 250.000 m², được xây bằng 36 km thép (đã kéo thẳng) với tổng trọng lượng 45.000 tấn. Chi phí xây sân là 3,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đường 423 triệu USD). Lễ động thổ được tiến hành tháng 12 năm 2003 và tháng 3 năm 2004 khởi công xây dựng nhưng tháng 8 năm 2004 bị dừng lại do chi phí xây dựng bị tăng lên. Trong thiết kế mới, mái sân đã được bỏ đi. Các chuyên gia cho rằng việc loại bỏ mái khiến sân an toàn hơn và giảm chi phí xây dựng.








Hoàng hôn


Đang đi về thì có 1 đôi bạn Trung Quốc nhờ chụp
 
Chỉnh sửa cuối:

heoxinh

Xe tải
Biển số
OF-62950
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
429
Động cơ
443,528 Mã lực
Nơi ở
vẫn chỗ cũ :)
Xem hình cụ chụp e lại muốn đi Tung của.vốt cụ nhé.
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
3,902
Động cơ
578,232 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Còn cái đoạn trả thù dân tộc chưa thấy kể nhỉ?
Với cả quà cáp chưa chia xong hay sao ý :D
 

Glory

Xe máy
Biển số
OF-13506
Ngày cấp bằng
26/2/08
Số km
91
Động cơ
519,110 Mã lực
Đúng oài đấy. 1 nghìn năm đô hộ giặc tầu, 1 trăm năm đô hộ giặc tây. Cụ trả thù được mấy ngày rồi?
 

Siêu Quậy

Xe buýt
Biển số
OF-26045
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
649
Động cơ
495,137 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xem hình cụ chụp e lại muốn đi Tung của.vốt cụ nhé.
Em đi TQ 3 lần rồi mợ ạ, 3 vùng khác nhau! Cũng có cái đáng xem đấy ạ!

Còn cái đoạn trả thù dân tộc chưa thấy kể nhỉ?
Với cả quà cáp chưa chia xong hay sao ý :D
Đúng oài đấy. 1 nghìn năm đô hộ giặc tầu, 1 trăm năm đô hộ giặc tây. Cụ trả thù được mấy ngày rồi?
Em không dám trả thù đâu các cụ ạ! Chả biết trả thù được không mà về vợ em nó giết em? Hix!8-x
 

Giang_777

Xe tải
Biển số
OF-47759
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
312
Động cơ
463,010 Mã lực
Nơi ở
OF TQ
Tóm lại:
- Cụ viết hay, hiểu sâu về lịch sử ==> như hướng dẫn viên.
- Ảnh chụp đầy đủ cảnh quan, có điểm nhấn .... tuy nhiên ... toàn bị out nét ==> Giống Em ! :))
- Thiếu cái mục các cụ gọi là "trả thù ..."
- Cái thiếu cuối cùng: "E chưa có quà" ! 8->
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top