ĐỒNG BẠC HOA XÒE
I. Nhận diện
1.1. Mô tả:
Đồng bạc Đông Dương được phát hành để tăng tính ổn định về tiền tệ tại các thuộc địa của Pháp. Ban đầu, nó được lấy giá trị tương đương với đồng bạc hoa xòe (Peso Mexico) khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Ban đầu, nó lấy bạc làm bản vị, 1 đồng bạc Đông Dương = 24,4935 gram bạc nguyên chất. Năm 1895, con số này giảm xuống còn 24,3.
View attachment 4088245
View attachment 4088246
Đồng bạc con cò Mexico
View attachment 4088252
View attachment 4088251
Đồng bạc Đông Dương
Đồng bạc thương mại (PIASTRE DE COMMERCE) hình tròn đường kính 4 cm, dày 0,3cm, rìa hình răng cưa.
Mặt trước, chạy quanh đồng tiền có dòng chữ
RÉPUBLIQUE FRANCAISE (Cộng hòa Pháp), phía dưới ghi năm phát hành và chữ "
BARRE", tên nhà thiết kế
Auguste Barre. Ở giữa đúc nổi hình tượng một người nữ thần tự do đang ngồi (bà đầm Marianne, biểu tượng của Cộng hòa Pháp. Đây không phải là người thật mà là sự nhân cách hoá của tự do và lẽ phải), bên trái là 3 bông lúa, tay trái gác trên tay lái thuyền và chiếc mỏ neo, tay phải nắm bó que (
fasces) của vệ sĩ La Mã cổ đại, đầu đội mũ phrygian.
Mặt sau, bao quanh là dòng chữ
INDOCHINE FRANCAISE (tiền Đông Dương Pháp thuộc) và
TITRE 0,900. POIDS 27,215 (hàm lượng bạc 90%, trọng lượng 27,215 gam), vòng hoa được kết từ cành nguyệt quế, lá sồi và bông lúa mì xung quanh dòng chữ
PIASTRE DE COMMERCE (Đồng bạc thương mại)
.
Phía dưới mệnh giá là dấu chi tiết bảo an.
Đồng xu Đông Dương có một hệ thống xu có 228 xu chính thống và có khoảng 10 xu đang gây tranh cãi là thật - giả vì xu đúc rất chuẩn nhưng không ghi vào sách nên tạm để ngoài rơi vào xu kẽm như 5 cent 1938, 1939; 10 cent 1939, 40, 41, 20 cent kẽm 1939, 41; hoặc giả như 1/4 Cent 1942, 1941.
1.2. Đặc điểm bảo an:
Chi tiết bảo anh gồm: Ký hiệu nơi phát hành đồng tiền (Mintmark: A, B, C, không mintmark (a), H), bên trái là chiếc sừng, của con dê biển Amalthea, bên phải Privy mark (Privy mark: Bó búa thể hiện cho quyền lực hoặc có thể là bó que (fasces), ngọn đuốc (torch), Tia sét (Thunder)).
Người Pháp sau này đã lấy biểu tượng chiếc sừng của con dê biển Amalthea (mà các nữ thần biển đã lấy sữa của nó để nuôi Zeus - thần Dớt trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại) đặt ký hiệu bảo an trên những đồng xu của họ đúc lưu hành trong nước và thuộc địa.
Mint Mark thực ra là ký hiệu riêng của từng xưởng đúc tiền đánh dấu nơi sản xuất. Một mặt là ký hiệu riêng nhưng mặt khác cũng là một trong những yếu tố bảo an hoặc có thể biết được đồng xu bị lỗi vô tình đưa ra thị trường sẽ dễ dàng phát hiện nơi xuất xứ.
Trên các đồng tiền Đông Dương thường có các loại ký hiệu Mint mark sau:
A - Paris: đúc ở Paris thuộc Pháp;
B - Beaumont-le-Roger: đúc ở Beaumont-le-Roger thuộc Pháp.
C - Castlesarrasin: đúc ở Castlesarrasin thuộc Pháp.
H - Heaton, Birmingham: đúc ở Heaton thuộc Anh.
S - San Francisco, đúc tại San Francisco thuộc Mỹ.
(p) - Thunderbolt - Poissy: dấu hình tia chớp. Torch: hình giống bó đuốc. Wing: hình giống cánh gà. Mỏ neo và con ong (Chỉ dùng cho năm 1879).
Không có mint mark: Không chỉ rõ ở đâu (Có thể là ở Osaka hoặc Hà Nội đoán mò vì không có căn cứ).
1.3. Năm phát hành:
1 bộ Piastre (Xu bạc Đông Dương) gồm 36 xu:
1885, 1886, 1887, 1888, 1889, 1890, 1893, 1894, 1895 (27,215gr), 1895 (27gr), 1896, 1897, 1898, 1899, 1900, 1901, 1902, 1903, 1904, 1905, 1906, 1907, 1908, 1909, 1910, 1913, 1921H, 1921 (ko H), 1922H, 1922 (ko H), 1924, 1925, 1926, 1927, 1928, 1931.
Các xu Piastre từ 1885-1928 đều có trọng lượng 27gr - 27,215gr và 90% bạc. Riêng năm 1931 Pháp đúc mẫu xu khác có trọng lượng 20gram, 90% bạc.
Nói chung, nhìn vào hệ thống xu Đông Dương thì đối với người mới chơi hoặc lâu lâu không nhớ thì quả thật nó là một cơn ác mộng không những nhiều mà còn bởi các ký hiệu khác nhau, hơn nữa không phải cứ số lượng đúc nhiều hay ít thì giá cũng tương ứng. Chính vì vậy mới nói xu Đông Dương chơi rất hay và không đơn điệu.
II. Cách phân biệt thật – giả