Về kinh tế, Bắc Giang là 1 tỉnh có nhiều thế mạnh do có tài nguyên về rừng, mỏ, các khu công nghiệp lắp ráp ô tô khách và tải cho hãng Huyndai, linh kiện và sản phẩm điện tử...Có nhà máy Đạm từng là duy nhất, đầu tiên và lớn nhất cả nước nhưng đã bị bọn sâu mọt đục ruỗng. Đất nông nghiệp được đem ra là khu công nghiệp và nhà ở
Khí hậu mát mẻ và thổ nhưỡng ở mức rất phù hợp với hầu hết các loại cây ăn quả, cây thường cho quả ăn rất ngon ngọt, không nát. Thời xã hội chủ nghĩa bao cấp đã từng quy hoạch làm vùng cây ăn trái như Bố Hạ....nhưng ngày nay thì tự phát manh mún phụ thuộc vào Trung Quốc thích cây gì thì trồng cây đó.
Về thủ công thì có các làng nghề mà tuổi nghề đến nửa thế kỷ như Mỳ Chũ là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương, Nam Dương (Lục Ngạn), tiến sĩ Đào Trí Tiến là ông tổ làng nghề Thổ Hà, Bánh đa Kế, bún Đa Mai, mây tre Tăng Tiến và thỏa sức say với Vân Hương Mỹ Tửu
...
Là điểm trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Lào về Hà Nội rồi đi khắp cả nước
nên dân Bắc Giang rất giàu, nghiện cũng lắm vì sẵn hàng.
Tiềm năng du lịch cực kỳ được thiên nhiên ưu đãi, dãy Nham Biền - Phượng Hoàng nghỉ chân (chứ không phải là Nham Điền như mợ
Sun flower viết) bao bọc với 99 ngọn thật hùng vĩ. Dãy núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang, đỉnh cao nhất gọi là Vua Bà.
Các địa danh như Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Chũ, Bố Hạ...nổi danh thắng từ khi Bắc Giang còn là Phủ Lạng Thương với những cánh rừng già bạt ngàn xen lẫn những thung lũng, những hồ nước lớn, những thác nước nhỏ và những dòng sông uốn lượn tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp nơi miền trung du. Đồng Cao - nhiều cụ đã biết, địa danh như tên gọi, leo lên cao bỗng thấy ngút ngàn đồng xanh bát ngát như đang ở thảo nguyên Mong Cổ vậy. Đó là những gì thiên nhiên ban tặng, nhưng giờ đây thì đố ai có thể quy hoach hoặc làm du lịch được chứ không nói trả lại tên cho em.