Khi thấy tình huống nguy hiểm, người lái xe nên bật đèn cảnh bảo để các phương tiện khác được biết.
Trường hợp như cụ chủ gặp, trong hầm có thể có những yếu tố tác động tới trực quan và tâm lý khiến người tài xế đó cảm thấy cần phải có cảnh báo nguy hiểm.
Thực tế đã trải qua, em sử dụng đèn cảnh báo ở các trường hợp sau
1. Có va quệt nhẹ với xe khác, dừng xe bật cảnh báo.
2. Gặp xe máy say rựou đảo trái phải liên tục trên đường hẹp không đảm bảo an toàn để vượt, chấp nhận đi sau và bật cảnh báo cho xe sau biết đang có vấn đề.
3. Đi qua những đoạn đường có đốt rơm rạ trên quãng dài làm giảm tầm nhìn: đi chậm và bật cảnh báo để các xe sau và đối diện biết.
4. Xuất hiện vận cản bất thường mà mình không an toàn để giải quyết như viên gạch, ổ voi, đám đông đứng quanh hiện trường... giảm tốc độ né sang một bên + bật cảnh báo để xe sau biết và nhìn rõ.
Chỉ cần các xe đi sau trong các trường hợp trên hiểu và KHÔNG VƯỢT là đã an toàn hơn cho mọi người
Bài tình huống nguy hiểm hình như luôn là một phần của bài thi hang B trở lên từ xưa tới nay, nên áp dung vào thực tiễn mỗi khi cảm thấy mình đang đứng trước tình huống đó.
Không nên làm dụng vào các việc khác như phóng nhanh xin vượt lắt léo, kết hợp còi để đòi đường trong đám đông...(rất hay gặp trong thực tế)