[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Dừng lại thở không thấy ai đuổi theo em mới yên tâm. Trấn tĩnh lại nhìn xung quanh mới thấy quá đẹp các cụ à. Nếu như Caesar Palace trang trí với đá cẩm thạch mang lại cho người ta sự sang trọng như đang ở trong cung điện của Hoàng đế La mã thì khách sạn Bellagio trang trí theo một style khác. Họ tạo cho lobby của họ một mầu xanh và vô vàn hoa tươi kết thành những con vật xinh đẹp hay những nhân vật trong cổ tích













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em đứng thẫn thờ ra ngắm, lúc này cảnh sát có đến bắt và phạt 5,000 USD em cũng chịu. Chẳng phải em mê cái đẹp, yêu nghệ thuật đâu mà mệt đứt hơi rồi không chạy nổi nữa













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
MK! nó đã đẹp thì đến cái bóng đèn tròn tròn và cái chân đèn nó cũng đẹp các bác ạ :)












 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khách sạn này khá đông khách, check in là phải xếp hàng chờ các bác nhé










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hoa ở khắp mọi nơi, cảm giác hở ra chỗ nào người ta gắn hoa lên được chỗ đó













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trông thế mà cái KS này hay bị cướp các bác ạ. Cách đây chục năm bọn cướp vào cướp mất 1,5 triệu USD. Và cách đây có 2 năm thôi, cửa hàng Rolex trong này cũng bị cướp












 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cái tên khách sanh Bellagio này được lấy cảm hứng từ ngôi làng Bellagio nằm bên hồ Como miền bắc nước Ý. Từ thời La mã, các quý tộc thường về nghỉ mát tại đây. Nên ngày nay các bác có đến thì có rất nhiều lâu đài cổ sẵn sàng đón chào các bác













 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Sảnh đón khách bên ngoài khách sạn có nhất thiết phải đẹp như thế này không?







Bên ngoài khách sạn








Chiếc Limousine đợi sẵn đón các quý khách thắng bạc. Ở Las Vegas bạn mà thắng bạc, có tiền thì muốn làm gì cũng được, kể cả lấy vợ. À mà lấy vợ ở Las Vegas rất đơn giản, chỉ mất vài USD mua tờ giấy, kê khai vào luật sư đến ký rồi ra nhà thờ là xong. Chẳng ai hơi đâu điều tra ông này mấy vợ, bà này mấy chồng



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Các nhà quản lý sòng bạc ở Las Vegas cũng lắm chiêu trò dụ khách chơi bạc lắm. Ở ngay gần khu người Việt, có một xe bus chạy không những miễn phí đi Las Vegas, mà lên đó còn cấp cho 30 USD. Đến Las Vegas, họ đưa vào sòng bạc, muốn chơi thì chơi, không muốn chơi thì chiều xe nó đưa về....nhưng có đến 80% những người đến là chơi. Đối tượng này thường là những ông bà già, ở nhà cả buổi chẳng có việc gì làm. Đi chơi rồi nghiênnj cờ bạc lúc nào không biết. Tiền lương hưu hoặc tiền già không đủ, lại xin con cái được đồng nào rồi nộp cho sòng bạc. Nhưng đấy mới là những con bạc còi










 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Những người đi làm ở Mỹ cũng đánh bạc, chiều thứ sáu khi tan sở. Họ phi thẳng thường là từ LA đến thẳng Las Vegas. Tới nơi việc đầu tiên là đổ đầy bình xăng còn lấy xăng về, lấy phòng cho nó có, thậm chí chẳng cần tắm rửa lao vào các sòng bài đánh bạc thâu đêm suốt sáng. Trong đó chẳng có khái niệm ngày hay đêm, đói thì ăn, mệt thì tranh thủ nghỉ 1-2h rồi lại vào đánh tiếp. Đánh đến tận giữa đêm chủ nhật lại phóng xe về đi làm. Sáng thứ 2 lại lờ đờ làm việc ở công sở, hiệu suất lao động thấp, tiền làm ra được đồng nào thì lại nộp cho sòng bạc đồng đó. Khi mất việc không sớm thì muộn lại gia nhập đoàn quân homeless thôi.

Mà giới nghệ sĩ người VIệt bên đó đánh bạc rất nhiều. Có người ăn vào máu, ông chú tôi kể hồi ông dạy học ở Saigon (trước 75) lương ông đủ nuôi cả nhà ăn chơi thoải mái. Nhưng bà ca sĩ LT hồi đó kiếm gấp ông ấy 100 lần. Mỗi một tháng có thể mua một cái nhà. Nhưng đánh bạc hết, đánh bạc từ Saigon đánh sang bên này. Giờ già rồi vẫn đánh, ít tiền hơn xưa thì đánnh nhỏ hơn... Và nghe đồn cả nam ca sĩ QL ở bên này đánh bạc tán gia bại sản, phải về Vietnam tu và kiếm tiền lại.













 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Những con bạc lớn có phòng chơi riêng, thường là những ông chủ, ca sĩ, diễn viên, ngôi sao thể thao.... Những người này họ bay bằng phi cơ riêng đến, hoặc đi máy bay từ khắp các nơi đến đánh bạc. Mà các hãng hàng không nghe chừng được các sòng bạc tài trợ? vé máy bay đến và đi Las Vegas khá rẻ. Em nhớ cách đây đến 20 năm, đọc báo nói về vụ ngôi sao bóng rổ Michael Jordan, đánh bạc một đêm hết hơn 100.000 USD. Thật là một số tiền kinh khủng














 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Lang thang mãi cũng mệt nhìn đồng hồ đã gần 2h sáng, cả nhà em đi về. Trên đường về thấy có cửa hàng bên đường bán thứ gì hay hay. Vào ngó mua 1 cái ăn thử, hoá ra là cocktail các bác ạ. Nhưng cái cocktail này ăn nó không khác gì nến. Đang bán cocktail cho em, chợt nhìn thằng con em đứng cạnh. Cô bé bán hàng bảo "Mày bảo nó ra ngoài đứng đi thì tao mới đưa cocktail cho mày. Vì đây là quán bar trẻ con không được vào" Nghĩ tới vụ chạy 5.000 còn đang run bần bật, em vội đuổi thằng con ra ngoài. Nhưng qua những sự việc như thế này mới thấy người Mỹ cực kỳ tôn trọng luật








 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Las Vegas này các bác cũng có thể gặp đủ các loại xe. Từ xe sang, thể thao đến những xe độ theo phong cách Giradeo :))












 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trên đường về nhìn thấy khách sạn của ngài đương kim tổng thống đứng trơ trọi, lạnh lẽo tối om một góc. Em xin kể hầu các bác một câu chuyện khác trước rồi chuyện của vị đương kim tổng thống kể sau




Các bác nhìn xuống phía góc dưới bên phải của màn hình thấy dòng chữ Macy chứ ạ? Macy thì ai cũng biết là tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ rồi. Nhưng câu chuyện ở đây là kể về người sáng lập ra nó, ông Strauss. Em cũng không định kể chuyện này, nhưng mấy hôm nay thấy mạng xã hội của VN chửi bới một chị là công an nhưng vô văn hoá, mạt sát xúc phạm người khác...nên em kể để thấy làm sao chúng ta phải trở thành những người văn minh. Những cái đó tiếc thay trong nhà trường không dạy mà họ toàn dạy những cái phù phiếm giáo điều...câu chuyện thực tế thì chẳng ai nói cả.
Em kể chuyện ra đây cũng chẳng phải để dạy đỗ ai, nhưng nó là một câu chuyện cảm động, và biết đâu khi chúng ta ngồi suy nghĩ, sống chậm lại sẽ thấy có nhiều điều có ích

Chúng ta đều biết con tàu Titanic bị chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên của nó. Nhưng có thể nhiều người chưa biết trong lúc con tàu hấp hối anh hùng và kẻ hèn nhát luôn cùng xuất hiện. Họ đứng cạnh nhau trong cuộc thử thách như trong bóng tối và ánh sáng để làm nổi bật nhau lên. Trong vụ đắm tàu những con chuột to nhất bao giờ cũng bỏ chạy sớm nhất. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line sau một hồi điên khùng gào xé đã lẳng lặng ngồi xuống giữa đám đàn bà và trẻ con trên xuồng cứu sinh. Ismay sống, nhưung danh tiếng của ông đã chết nhục nhã. Trong phiên toà xử vụ đắm tàu sau này, Ismay được trắng án, nhưng thẩm phán đã buộc tôi Ismay là "hèn nhát". Ismay rũ người xuống như đi ra pháp trường. Nhiều tháng sau, mỗi khi ngồi bên lò sưởi, tay nhâm nhi ly cognac. Chợt nghe lũ trẻ chạy qua cửa sổ hét lên "Thằng hèn". Hay vào một ngày đẹp trời, viên thư ký già vốn trọng lễ phép, giáp mặt ông ta ngoài đường không ngả mũ chào...Ismay thấy tiếc là không chết luôn đêm hôm ấy.
Đã hơn 100 năm trôi qua, khi đọc lại khúc ca bi tráng, không khỏi không bàng hoàng cảm phục tinh thần hiệp sĩ chân chính, tấm lòng cao cả của những anh hùng từ cao tới thấp, từ sang trongj tới bình dị và chúng ta không thể ngăn nổi những dòng nước mắt tiếc thương.
Số phận sắp đặt thật nghiệt ngã khi trên chuyến tàu định mệnh đó có cả 3 người giầu trong top 5 thế giới lúc bấy giờ. Đó là John Jacob Astor - tỷ phú bất động sản, Ben Guggenheim - tỷ phú ngành ngân hàng và Strauss - tỷ phú, người sáng lập cty bán lẻ Macy. Và cả ba cùng từ giã cõi đời như những vị anh hùng
Sau khi đưa vợ con lên xuồng cứu hộ, Astor đứng lên nhường chỗ cho một người phụ nữ không địa vị, tiền tài ở khoang hạng 3. Ông thực hiện quy tắc thiêng liêng muôn đời của biển cả "Phụ nữ và trẻ em xuống xuồng trước". Guggenheim không muốn chết khi không tươm tất, ông mặc vội bộ quần áo dạ đẹp nhất để chết như một quý ông. Những dòng chữ sau này được Guggenheim gửi cho vợ “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”
Còn Strauss, ông kiên quyết không lên xuồng dù được các thuỷ thủ mời xuống. Ông nói “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Vợ ông khi ông giục lên thuyền bà kiên quyết không đi bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”
Hai ông bà dìu nhau ngồi xuống boong tàu sẵn sàng đón nhận cái chết không sợ hãi. Sau này ở New York người ta dựng tượng ông bà với dòng chữ “Tình yêu không thể nào bị nhấn chìm dù có nhiều nước biển đi nữa”. Ông bà trở thành biểu tượng của tấm lòng cao cả, của tình yêu sắt son không thể tách rời.
Nếu chúng ta chỉ nói về giới doanh nhân quý tộc mà không nói đến những con người bình dân quả là một thiếu sót. Một người cha bế hai con nhỏ xuống xuồng cứu sinh, trao chúng cho những người lạ. Nhoà đi trong nước mắt anh trở lại với đám đàn ông trên boong tàu. Và anh chết vô danh như một anh chàng nào đó, không để lại gì ngoài vài dòng chữ run rẩy nguệch ngoạc trên một tờ giấy cũ.
Xuồng đã đầy chỗ, một người phụ nữ chậm chân hốt hoảng. Một người lính pháo binh già vừa giải ngũ, bộ mặt đen sạm vì súng đạn. Anh có quyền được sống. Nhưng không, anh vội vàng đứng dậy "Thưa cô! mời cô ngồi đây". Người vợ mới cưới vội kéo tay anh. Nhưng không, gạt tay vợ trong nước mắt. Anh đã từng chiến đấu trong chiến tranh, nhưng ở đây, nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau khoảnh khắc. Anh đã trở thành người anh hùng chân chân chính và đã hy sinh cùng với hàng ngàn người đàn ông khác cho thần Poseidon.

Cách đây hơn 100 năm mà phương tây họ văn minh như thế, tôi cũng không hiểu họ được giáo dục như thế nào, họ học cái gì? nhưng nhân cách, danh dự con người luôn được đặt lên trên hết. Những người như Astor, Guggenheim, Strauss đều là những tỷ phú hàng đầu thế giới. Gia tài họ thừa sức mua 100 chiếc tàu Titanic. Nhưng họ chịu chết để danh dự không bị hoen bẩn. Còn chúng ta thì sao? có mấy đồng nhưng tự cho mình cái quyền được coi thường, được mạt sát người khác. Có mấy đồng mà đã hỏi "Mày biết tao là ai không?".... Xem ra khoảng cách tới văn minh vẫn còn xa lắm
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,983
Động cơ
490,903 Mã lực
Trên đường về nhìn thấy khách sạn của ngài đương kim tổng thống đứng trơ trọi, lạnh lẽo tối om một góc. Em xin kể hầu các bác một câu chuyện khác trước rồi chuyện của vị đương kim tổng thống kể sau




Các bác nhìn xuống phía góc dưới bên phải của màn hình thấy dòng chữ Macy chứ ạ? Macy thì ai cũng biết là tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ rồi. Nhưng câu chuyện ở đây là kể về người sáng lập ra nó, ông Strauss. Em cũng không định kể chuyện này, nhưng mấy hôm nay thấy mạng xã hội của VN chửi bới một chị là công an nhưng vô văn hoá, mạt sát xúc phạm người khác...nên em kể để thấy làm sao chúng ta phải trở thành những người văn minh. Những cái đó tiếc thay trong nhà trường không dạy mà họ toàn dạy những cái phù phiếm giáo điều...câu chuyện thực tế thì chẳng ai nói cả.
Em kể chuyện ra đây cũng chẳng phải để dạy đỗ ai, nhưng nó là một câu chuyện cảm động, và biết đâu khi chúng ta ngồi suy nghĩ, sống chậm lại sẽ thấy có nhiều điều có ích

Chúng ta đều biết con tàu Titanic bị chìm ngay trong chuyến đi đầu tiên của nó. Nhưng có thể nhiều người chưa biết trong lúc con tàu hấp hối anh hùng và kẻ hèn nhát luôn cùng xuất hiện. Họ đứng cạnh nhau trong cuộc thử thách như trong bóng tối và ánh sáng để làm nổi bật nhau lên. Trong vụ đắm tàu những con chuột to nhất bao giờ cũng bỏ chạy sớm nhất. Bruce Ismay, giám đốc điều hành của công ty White Star Line sau một hồi điên khùng gào xé đã lẳng lặng ngồi xuống giữa đám đàn bà và trẻ con trên xuồng cứu sinh. Ismay sống, nhưung danh tiếng của ông đã chết nhục nhã. Trong phiên toà xử vụ đắm tàu sau này, Ismay được trắng án, nhưng thẩm phán đã buộc tôi Ismay là "hèn nhát". Ismay rũ người xuống như đi ra pháp trường. Nhiều tháng sau, mỗi khi ngồi bên lò sưởi, tay nhâm nhi ly cognac. Chợt nghe lũ trẻ chạy qua cửa sổ hét lên "Thằng hèn". Hay vào một ngày đẹp trời, viên thư ký già vốn trọng lễ phép, giáp mặt ông ta ngoài đường không ngả mũ chào...Ismay thấy tiếc là không chết luôn đêm hôm ấy.
Đã hơn 100 năm trôi qua, khi đọc lại khúc ca bi tráng, không khỏi không bàng hoàng cảm phục tinh thần hiệp sĩ chân chính, tấm lòng cao cả của những anh hùng từ cao tới thấp, từ sang trongj tới bình dị và chúng ta không thể ngăn nổi những dòng nước mắt tiếc thương.
Số phận sắp đặt thật nghiệt ngã khi trên chuyến tàu định mệnh đó có cả 3 người giầu trong top 5 thế giới lúc bấy giờ. Đó là John Jacob Astor - tỷ phú bất động sản, Ben Guggenheim - tỷ phú ngành ngân hàng và Strauss - tỷ phú, người sáng lập cty bán lẻ Macy. Và cả ba cùng từ giã cõi đời như những vị anh hùng
Sau khi đưa vợ con lên xuồng cứu hộ, Astor đứng lên nhường chỗ cho một người phụ nữ không địa vị, tiền tài ở khoang hạng 3. Ông thực hiện quy tắc thiêng liêng muôn đời của biển cả "Phụ nữ và trẻ em xuống xuồng trước". Guggenheim không muốn chết khi không tươm tất, ông mặc vội bộ quần áo dạ đẹp nhất để chết như một quý ông. Những dòng chữ sau này được Guggenheim gửi cho vợ “Trên con tàu này, không có bất kỳ một phụ nữ nào vì anh cướp chỗ trên thuyền cứu hộ mà bị bỏ lại trên boong tàu. Anh sẽ không chết giống như một tên khốn, anh sẽ giống như một người đàn ông chân chính”
Còn Strauss, ông kiên quyết không lên xuồng dù được các thuỷ thủ mời xuống. Ông nói “Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại”. Vợ ông khi ông giục lên thuyền bà kiên quyết không đi bà nói: “Bao nhiêu năm qua, anh đi đâu là em theo đến đó, em sẽ cùng anh đi đến bất cứ nơi nào mà anh muốn đi”
Hai ông bà dìu nhau ngồi xuống boong tàu sẵn sàng đón nhận cái chết không sợ hãi. Sau này ở New York người ta dựng tượng ông bà với dòng chữ “Tình yêu không thể nào bị nhấn chìm dù có nhiều nước biển đi nữa”. Ông bà trở thành biểu tượng của tấm lòng cao cả, của tình yêu sắt son không thể tách rời.
Nếu chúng ta chỉ nói về giới doanh nhân quý tộc mà không nói đến những con người bình dân quả là một thiếu sót. Một người cha bế hai con nhỏ xuống xuồng cứu sinh, trao chúng cho những người lạ. Nhoà đi trong nước mắt anh trở lại với đám đàn ông trên boong tàu. Và anh chết vô danh như một anh chàng nào đó, không để lại gì ngoài vài dòng chữ run rẩy nguệch ngoạc trên một tờ giấy cũ.
Xuồng đã đầy chỗ, một người phụ nữ chậm chân hốt hoảng. Một người lính pháo binh già vừa giải ngũ, bộ mặt đen sạm vì súng đạn. Anh có quyền được sống. Nhưng không, anh vội vàng đứng dậy "Thưa cô! mời cô ngồi đây". Người vợ mới cưới vội kéo tay anh. Nhưng không, gạt tay vợ trong nước mắt. Anh đã từng chiến đấu trong chiến tranh, nhưng ở đây, nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau khoảnh khắc. Anh đã trở thành người anh hùng chân chân chính và đã hy sinh cùng với hàng ngàn người đàn ông khác cho thần Poseidon.

Cách đây hơn 100 năm mà phương tây họ văn minh như thế, tôi cũng không hiểu họ được giáo dục như thế nào, họ học cái gì? nhưng nhân cách, danh dự con người luôn được đặt lên trên hết. Những người như Astor, Guggenheim, Strauss đều là những tỷ phú hàng đầu thế giới. Gia tài họ thừa sức mua 100 chiếc tàu Titanic. Nhưng họ chịu chết để danh dự không bị hoen bẩn. Còn chúng ta thì sao? có mấy đồng nhưng tự cho mình cái quyền được coi thường, được mạt sát người khác. Có mấy đồng mà đã hỏi "Mày biết tao là ai không?".... Xem ra khoảng cách tới văn minh vẫn còn xa lắm
Cám ơn cụ, câu chuyện rất hay. Không ngạc nhiên khi ở Mỹ bạn gặp rất nhiều thư viện, quỹ từ thiện, quỹ học bổng... mang tên những tỷ phú, bởi họ dành rất nhiều tiền, tâm huyết của họ đóng góp cho phúc lợi xã hội.
 

hieutcnd

Xe container
Biển số
OF-304539
Ngày cấp bằng
10/1/14
Số km
6,983
Động cơ
490,903 Mã lực
Người Việt ở Mỹ

Động đến chủ đề này khá nhạy cảm, viết không cẩn thận là DLV rồi những ông chống Cộng cực đoan vào ném đá như chơi.
Gia đình tôi nằm trong số ít những gia đình khá đặc biệt, nghĩa là Quốc có, Cộng có. Nên ngày 30/4 có một nửa thành viên gia đình vỡ oà trong sung sướng thì cũng có một nửa những người trong gia đình đem thân vong quốc trong nước mắt. Thế nên tôi viết về những người Việt ở Mỹ với góc nhìn của một người Việt không mang mầu sắc chính trị nào hết.

Người Việt ở Mỹ thường phân chia theo thời gian di cư sang

1. Những người đi trước năm 75

Đi vào thời gian này hầu hết là trí thức, họ làm việc cho các công ty, tập đoàn của Mỹ từ nhữug năm trước 75. Họ ở khắp nơi trên nước Mỹ, không sống theo cộng đồng người Việt, họ thuờng ở lẫn với người Mỹ trắng. Họ khá thành đạt, giầu có và được xã hội Mỹ tôn trọng. Con cái họ được sinh ra, lớn lên, học hành và lối sống theo Mỹ, đa phần đều thành đạt và đang trong độ tuổi làm việc đóng góp nhiều cho nước Mỹ. Nhưng do sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, con cái của họ cũng chẳng quan tâm hay nhớ về quê hương, thậm chí nói tiếng Việt còn không rõ nghĩa.
Họ cũng là những người chẳng mấy quan tâm đến chính trị thể chế nào cho Vietnam

2. Những người đi năm 75

Những người này thường làm việc cho chính phủ VNCH trước đây mà ngừoi bắc chúng ta hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ có suất được di tản, hay nhanh chân đi di tản được đúng vào tháng 4 năm 75. Sang tới nơi họ phải lập nghiệp lại từ đầu, nếu đã từng là công chức hầu hết họ có trình độ, cá biệt có một số người có bằng Dr., Master or bachelor các trường của Mỹ nên họ lập nghiệp lại cũng chẳng mấy khó khăn. Con cái họ cũng được học hành và cũng là những người có đóng góp tích cực cho nước Mỹ.
Đa phần những người này ra đi với tâm lý bại trận nhưng cũng luôn ngóng về quê hương, ho hàng. Cũng có những người chống Cộng mạnh mẽ nhưng không nhiều

3. Thuyền nhân

Đây là những người vất vả cơ cực nhất, đau khổ nhất. Trải qua bao nhiêu đớn đau, tủi nhục, mất mát....Họ cập bến miền đất hứa với hai bàn tay trắng. Họ lao động miệt mài ngày 13-14h. Có những người chịu khó đi học lại rồi cũng kiếm được nghề nghiệp, có những người đi làm những công việc chân tay hay ra ngoài buôn bán. Chịu bao cơ cực....với một mục đích duy nhất là tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Thế nhưng đối với quê hương, họ luôn rộng rãi. Làm được 1.000 $ thường chi tiêu rất ít còn lại gom góp gửi về VN cho anh em, bạn bè những ngừoi còn kẹt lại chưa đi được. Và thậm chí đến tận bây giờ họ còn tham gia những tổ chức thiện nguyện cho những người già ở VN. Bà thím tôi, về già rồi có lương hưu tiêu cũng chẳng hết. Con cái nếu iếu thêm tiền thì gom góp qua những hội từ thiện gửi về cho những người già ở VN. Thím nói với tôi "100 USD ở bên này mình tiêu nhoằng cái hết, nhưng ở VN những người già không nơi nương tựa họ sống được cả tháng" Và tổ chức đó khá lớn. Nghe nói cũng quyên góp và làm thiện nguyện được khá nhiều

4. Đi theo diện HO (Humanitarian Operation)

Đây là chương trình ra đi có trật tự, dưới sự hỗ trợ của Cao uỷ LHQ về người ty nạn. Những người này thường là các sĩ quan hay những người phục vụ cho chính phủ VNCH cũ. Họ bị kẹt lại và đi cải tạo, sau khi họ được phóng thích thì đi theo diện này. Đây là nhóm người sống dưới chế độ cũ di cư muộn nhất và đương nhiên cũng vất vả nhất. Họ rời tổ quốc trong lòng chất chứa nhiều sầu oán. Họ cũng là những người chống Cộng mạnh nhất.
Khi họ đi cải tạo, vợ con họ ở VN và con cái hầu như không được đi học. Nên khi sang Mỹ đoàn tụ gia đình cũng khá vất vả mưu sinh.

5. Sau khi Việt - Mỹ bình thường hoá

Cái công thức để đạt giấc mơ mỹ sau này chắc các bác cũng đã rõ. Chỉ có 3 công thức:

1. Du học => xin việc => thẻ xanh => quốc tịch
2. Đầu tư => thẻ xanh => quốc tịch
3. Kết hôn => thẻ xanh => quốc tịch

Nhóm những người này thường có nhiều tiền hoặc bố mẹ có tiền muốn con cái sang Mỹ để đạt giấc mơ Mỹ. Họ không quan tâm đến chính trị, thứ duy nhất họ quan tâm là chạy trốn khỏi những vấn đề của đất nước và làm sao hoà nhập ở một đất nước mới.


Nói chung cộng đồng người Việt tại Mỹ dù ra đi khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào cũng luôn vươn lên và đóng góp rất nhiều cho chính phủ sở tại hay cho quê hương. Nguời Việt chúng ta lao động chăm chỉ có ý chí và là cộng đồng phát triển nhanh mạnh so với các cộng đồng khác ở Mỹ. Thế nên những ngày ở Mỹ tôi luôn tự hào khi nói "I am Vietnamese"
Cụ nói chuẩn, em vẫn ưỡn ngực tự hào và giới thiệu tao là người Việt nam. (Một phần cũng đừng để tụi nó nghĩ mình là người Trung quốc :).

Nói về ngày 30/4, nói như lời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

"Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu... Đối với Việt Nam, nhất là ở miền Nam, tôi thường biết và hiểu nhiều gia đình đều có hai bên hết. Chính trong thân tộc của tôi, các anh em tôi, các cháu ruột của tôi cũng có số bên này và số bên kia. Cái đó có hoàn cảnh của nó. Có những gia đình một người mẹ có con đi chiến đấu, chết ở bên này và đứa con khác thì đi chiến đấu chết ở phía bên kia..."

"Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả... Hơn 30 năm rồi, năm nay nữa là 32 năm, không có lý do gì giữa chúng ta với nhau không hòa giải được... Tôi đã đặt vấn đề này và cũng viết trong một số bài rằng có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình... Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào... "

Chính vì vậy em thích ngày 30/4 được gọi là ngày thống nhất đất nước, và rất vui là có vẻ cụm từ này dần dần được sử dụng nhiều hơn thay cho cụm từ "giải phóng Miền nam"
https://vi.wikipedia.org/wiki/Võ_Văn_Kiệt
 
  • Vodka
Reactions: Kir

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đêm hôm cuối tuần không ngủ được thì em kể nốt về chuyên hậu Titanic mặc dù nó cũng chẳng liên quan gì đến chuyến đi này lắm :)
Trong phim Titanic hình như có đoạn khi còn tàu đắm thấy có con tàu khác sáng rực đi qua rồi mất hút. Nhưng trong phim cũng không giải thích chuyện này. Đó là một chuyện có thật
Khi tàu Titanic gặp nạn cách nó có 13 hải lý là con tàu SS Californian. Nhưng anh nhân viên vô tuyến điện ngủ vùi do mệt mỏi. Nếu anh chỉ thức khoảng 10' nữa thôi thì những con người trên tàu Titanic không phải chịu số mệnh cay đắng đến như vậy. Thế nhưng thần Poseidon đã sắp đặt mà đến thiên tài Shakespeare cũng không thể nghĩ ra vở bi kịch nào như thế. Tàu California êm đềm trôi dạt trong băng trong khi mạng sống của Titanic tính bằng phút.
45 phút sau khi Titanic gặp nạn, tàu Carpathia cách tàu Titanic 70 hải lý chạy như muốn vỡ tung nồi hơi về cứu Titanic. Hai giờ sau họ đến nơi thấy một cảnh tượng hãi hùng thê thảm. Người sống ngồi đầy trên phao cứu sinh la hét, khóc lóc. Người chết vì mất nhiệt đeo áo phao lập lờ. Các cánh tay dài quờ quạng của những người tuy đã kiệt sức nhưng còn luyến tiếc cuộc sống, mảnh gỗ, dép guốc đàn cello đứt dây... trôi lềnh bềnh trên biển.
Tàu Carpathia đón những người sống sót lên tàu đưa về New York.
Tổng thống Mỹ cho lập uỷ ban điều tra về vụ đắm tàu Titanic. Hai tháng sau phiên toà mở ra xử vụ đắm tàu. Kết thúc phiên toà không ai bị chết thêm vì trong số gần 1490 người chết kia đã gồm cả những người có trách nhiệm: thuyền trưởng, tổng công trình sư.... Nhưng thuyền trưởng tàu SS Californian - Stanley Lord lại không được may mắn. Một tên thợ máy tên Hans đứng trước toà đã thề thốt: "Tôi đã nhìn thấy một con tàu lớn đi từ phía đông sang tây tự nhiên tất cả đèn đuốc phụt tắt"
Lời khai của hắn vô tình lại trùng với nhân chứng sống sót trên tàu Titanic. Họ nhìn thấy một con tàu lớn đi qua rất nhanh, họ đã la hét, mừng rỡ, hồi hội, hy vọng để rồi thất vọng cay đắng. Con tàu không hề dừng lại khi thấy pháo hiệu và mất hút như một ảo ảnh.
Dựa vào sự trùng hợp đó mà thẩm phán đã kết tội: Tàu SS Canifornian đã chứng kiến cái chết của Titanic nhưng thuyền trưởng Stanley Lord chỉ đứng nhìn.
Tự nhiên Lord trở thành vật tế thần cho những người dân vốn muốn tìm ai để đổ lỗi. Ông sống trong ruồng rẫy của cả xã hội. Ông trở thành một con hủi đáng khinh. Người đưa sữa buổi sáng cũng không thèm bước chân lên bậc thềm ngôi nhà gỗ lạnh như nhà mồ của ông. Thấy ông ngoài đường, người già xa lánh, trẻ em cầm cà chua, trứng thối ném theo như những kẻ bị nhà thờ kết án tà đạo.
Cả thế giới quay lưng với ông, duy chỉ có con chó già là bộc lộ niềm thương cảm con ngừoi khốn khổ, khi nó lấy lưỡi liếm những giọt nước mắt đục mờ của ông trên gò má khi ônng than thân trách biển. Chỉ có 2 sinh vật đó đối thoại với nhau cho đến khi Lord chết trong bần cùng vào năm 1962. Con chó già đưa tiễn ông ra mộ và nó cũng không trở về nhà. Vài ngày sau người ta thấy nó nằm chết trên mộ chủ

Cuối năm 1962, trong khi đi lang thang ra vùng ngoại ô Oslo - Na Uy, nhà báo Henrich - chuyên viết về biển, thơ thẩn vào nhà sách cũ. Ông lục tung đống giấy tờ mùi cứt chuột ông mua được một tài liệu ẩm mốc với giá có 20 Krone. Sau này tờ New York Time xin mua lại với giá 4.000 USD. Đó là cuốn sổ trực ca và nhật ký tàu Samson. Đọc những dòng chữ mờ trong bụi của nửa thế kỷ, Henrich vui sướng khi tìm ra câu đố hiểm hóc đâu là con tàu ma xuất hiện trong đêm định mệnh của Titanic đã khiến cho hành khách thất vọng cay đắng.
Henrich đăng những phát hiện lên báo. Lập tức một cơn sốt đổ đi tìm thuyền trưởng tàu Samson - Hendrik Bergethon Naess.
Tưởng rằng sự việc trôi qua, nhưng không ngờ cái kim lâu ngày trong bọc cũng lòi ra. Hôm đó, sau phi vụ đi săn Hải cẩu, Samson lặc lè trở về. Bỗng nhiên thấy pháo hiệu mầu trắng và đỏ bắn lên. Đạo chích thì hay hốt hoảng, chẳng nghĩ được cái gì Naess chỉ nghĩ "Bỏ mẹ! Tàu của Mỹ đi tuần bắt tàu ta vì săn trộm hải cẩu"
Nghĩ thế nên Naess ra lệnh tắt hết đèn đóm rồi chạy thẳng về nhà. Sau khi đẩy hết hàng cho các nhà buôn, Naess về ngủ một giấc, đến trưa ông dậy thấy người đi trên phố nhốn nháo khác thường. Hỏi ra mới biết tàu Titanic bị đắm. Buổi tối đi ăn cùng với những người bạn, cầm tờ Iceland Times ông mới đọc chính thức về tàu Titanic. Linh tính mách bảo, Naess ăn qua loa cho xong bữa rồi chạy về tàu. Nhẩy ba bước một lên phòng chỉ huy, mở sổ trực ca, nhật ký tàu. Đối chiếu với các toạ độ tàu Titanic đắm đăng trên báo. Naess lạnh toát người, rơi cây bút, mồ hôi vã ra như tắm. Thì ra chẳng có tàu Mỹ tàu Mẽo nào hết. Những phát pháo hiệu đó chính là của tàu Titanic. Lúc đó Samson cách Titanic có 8 dặm, có đủ chỗ cho tất cả mọi người trên Titanic, thời tiết sóng êm biển lặng lý tưởng cho việc cứu sinh, nhưng Samson lại không có nổi một cái máy vô tuyến điện*
Nỗi oan khuất của thuyền trưởng Stanley Lork được giải. Song ông đã chết trước đó vài tháng. Dân làng chỉ còn chuộc lỗi bằng cách xây cho ông một bia mộ. Trên đó có ghi "Nơi đây an nghỉ một người đã chịu đau khổ vì oan khuất đến hết đời"

-----------------------------------

* Cách đây 100 năm, trang bị vô tuyến điện cho tàu là cả một sự xa xỉ. Tàu Samson đi đánh bắt trộm nên ko có
 
Chỉnh sửa cuối:

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Khác với tàu sân bay của Liên xô mà sau này TQ mua về cải tiến rồi đặt tên Liêu Ninh. Tàu đó mũi hình quả lê để máy bay cất cánh. Nhưng tàu USS Midway này có hệ thống phóng máy bay nên chỉ cần khoảng rất ngắn máy bay đã đạt được vận tốc cất cánh

Xuất kích :))

Chân cụ dài thế, lại ôm bọc tiền trước ngực, xuất kích như này có trời mà đuổi kịp :)).
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,044
Động cơ
574,131 Mã lực
Các loại máy cơ khí để có thể chế tác những thứ đơn giản trên tàu






Sản phẩm



Vẫn biết là để phục vụ một TSB cần rất nhiều người và thiết bị, nhưng em không thể ngờ lại có cả một xưởng gia công cơ khí thế này :P.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top