[CCCĐ] Ba thế hệ đi Tây

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đi vòng vèo cả vào những ngõ nhỏ, suýt đâm nhầm vào cổng nhà người ta





Vòng vèo một hồi cũng tìm ra được chỗ đậu xe khá rộng rãi. Nhưng giá khá chát: 20USD cho cả buổi. Thôi, có chỗ đậu xe là tốt rồi các bác ạ


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ở Mỹ chắc không có những danh hiệu để đời như Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú như ở ta. Mà họ phân biệt đẳng cấp ngôi sao vào số tiền cát xê. Tiền cát xê càng cao thì càng có giá. Rồi có tiền cát xê thì cố mà chạy lấy cái ngôi sao trên đường thì uy danh lắm.
Nói vui vậy thôi chứ để được phòng thương mại Hollywood vinh danh rồi có tên trên ngôi sao tại đây không hề đơn giản.
Không riêng ngành điện ảnh, tất cả những người có đóng góp cho nền giải trí của Mỹ đều được vinh danh. Nhưng cái khác là biểu tượng ở dưới tên. VD: Dưới tên người nào đó trong ngôi sao có hình cái máy quay thì đó là ngôi sao điện ảnh. Có hình cái TV là ngành công nghiệp truyền hình. Có hình cái đĩa than thì là ca sĩ, có hình cái mặt nạ thì là diễn viên sân khấu. Có hình cái micro thì là cống hiến cho đài phát thanh
Cá biệt có ông được vinh danh cả 5 lĩnh vực, có tới 5 ngôi sao liền.
Vì nó có quá nhiều sao, nên du khách đến đây chỉ chụp ảnh với ngôi sao nào họ thích. Dẫn đến có những sao thì xếp hàng chụp, có những sao thì chẳng ai chụp cả


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
VD như đây là Thành Long (Jackie Chan). Anh ấy được vinh danh vì những đóng góp cho điện ảnh thì dưới tên annh ấy có hình máy quay phim





Công chúa nhạc Pop Christina Anguilera được vinh danh với âm nhạc thì dưới tên cô ấy có hình cái đĩa than đang chạy






Vua ảo thuật David Copperfield thì được vinh danh trong lĩnh vực sân khấu nên dưới tên ông có hình cái mặt nạ


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mỹ nó khác ta, không phải cứ làm đến Chủ tịch thì thích làm gì cũng được. Vị đương kim tổng thống có thời gian làm giám khảo truyền hình nên ông được vinh danh với chiếc TV ở dưới tên






Đây là một trong số ít ngôi sao đặc biệt. Họ vinh danh cả một tập thể. Thời báo Los Angeless


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Miêu nữ - Mâm xôi vàng Halle Berry





Dân phượt ai cũng thích ông này Dr. Jones





The cup of life


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ông vua nhạc Pop Micheal Jackson





"Hello! It's me you looking for"





Chàng khờ Forrest Gump


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
May cho ngôi sao này là ông ấy không sinh ra ở VN và không sang VN biểu diễn các bác à. Chứ không kiểu gì mấy vị quan chức dek có việc gì làm cũng sẽ bắt đổi tên ông ấy khi biểu diễn :))




Cuộc đời em thích cũng nhiều ngôi sao. Hồi còn trẻ thích David Beckham, bây giờ vào tuổi trung niên thích George Clooney, chắc mấy năm nữa về già thích ông này





Giọng ca khàn, biểu tượng cho nhạc Jazz


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ông này em cá đến 90% đàn ông trên thế giới đều muốn được như ông ấy. Còn ông ấy là ai thì...... em đố các bác biết đấy ;)







Bài hát Papa, thế hệ bọn em ai cũng biết





 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Họ làm hình nộm anh DV Vin Diesel cho chụp ảnh miễn phí, dân tình xếp hàng vào chụp, nhưng ngôi sao của anh ta thì ít người chụp






 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trước cửa Chinese Theater họ đổ những tấm xi măng. Khi xi măng còn ướt các ngôi sao sẽ đứng lên trên và đặt hai bàn tay xuống cùng chữ ký

Ông này hình như vừa bị công an HN bắt vì đòi nợ thuê :))






Chiếc xe này trong phim "Back to future" đấy các bác


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Có một cái đặc biệt là đi trên con phố này ai cũng cắm mặt nhìn xuống đất. Thi thoảng phải ngẩng mặt lên nhìn phố xá cái chứ















 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Họ làm mô hình King Kong cho mình chụp ảnh cùng.





Ngôi sao của Godzilla, nghĩ tới con Godzilla ở nhà mà sợ các bác à ;)


 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,214 Mã lực
Ờ thì VN không có cột sạc điện thì ta đi xem xe chạy bằng xăng

Cao to như cụ em thấy đi xe này là chuẩn đấy (Ý em là cái xe hai bánh, lốp màu vàng, nửa dưới sơn màu phấn hồng, nửa trên sơn màu xanh cẩm thạch có viền đỏ ấy :)).
 

NVM7886

Xe tải
Biển số
OF-595526
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
256
Động cơ
138,064 Mã lực
Nơi ở
Ho Chi Minh City
Người Việt ở Mỹ

Động đến chủ đề này khá nhạy cảm, viết không cẩn thận là DLV rồi những ông chống Cộng cực đoan vào ném đá như chơi.
Gia đình tôi nằm trong số ít những gia đình khá đặc biệt, nghĩa là Quốc có, Cộng có. Nên ngày 30/4 có một nửa thành viên gia đình vỡ oà trong sung sướng thì cũng có một nửa những người trong gia đình đem thân vong quốc trong nước mắt. Thế nên tôi viết về những người Việt ở Mỹ với góc nhìn của một người Việt không mang mầu sắc chính trị nào hết.

Người Việt ở Mỹ thường phân chia theo thời gian di cư sang

1. Những người đi trước năm 75

Đi vào thời gian này hầu hết là trí thức, họ làm việc cho các công ty, tập đoàn của Mỹ từ nhữug năm trước 75. Họ ở khắp nơi trên nước Mỹ, không sống theo cộng đồng người Việt, họ thuờng ở lẫn với người Mỹ trắng. Họ khá thành đạt, giầu có và được xã hội Mỹ tôn trọng. Con cái họ được sinh ra, lớn lên, học hành và lối sống theo Mỹ, đa phần đều thành đạt và đang trong độ tuổi làm việc đóng góp nhiều cho nước Mỹ. Nhưng do sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, con cái của họ cũng chẳng quan tâm hay nhớ về quê hương, thậm chí nói tiếng Việt còn không rõ nghĩa.
Họ cũng là những người chẳng mấy quan tâm đến chính trị thể chế nào cho Vietnam

2. Những người đi năm 75

Những người này thường làm việc cho chính phủ VNCH trước đây mà ngừoi bắc chúng ta hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ có suất được di tản, hay nhanh chân đi di tản được đúng vào tháng 4 năm 75. Sang tới nơi họ phải lập nghiệp lại từ đầu, nếu đã từng là công chức hầu hết họ có trình độ, cá biệt có một số người có bằng Dr., Master or bachelor các trường của Mỹ nên họ lập nghiệp lại cũng chẳng mấy khó khăn. Con cái họ cũng được học hành và cũng là những người có đóng góp tích cực cho nước Mỹ.
Đa phần những người này ra đi với tâm lý bại trận nhưng cũng luôn ngóng về quê hương, ho hàng. Cũng có những người chống Cộng mạnh mẽ nhưng không nhiều

3. Thuyền nhân

Đây là những người vất vả cơ cực nhất, đau khổ nhất. Trải qua bao nhiêu đớn đau, tủi nhục, mất mát....Họ cập bến miền đất hứa với hai bàn tay trắng. Họ lao động miệt mài ngày 13-14h. Có những người chịu khó đi học lại rồi cũng kiếm được nghề nghiệp, có những người đi làm những công việc chân tay hay ra ngoài buôn bán. Chịu bao cơ cực....với một mục đích duy nhất là tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Thế nhưng đối với quê hương, họ luôn rộng rãi. Làm được 1.000 $ thường chi tiêu rất ít còn lại gom góp gửi về VN cho anh em, bạn bè những ngừoi còn kẹt lại chưa đi được. Và thậm chí đến tận bây giờ họ còn tham gia những tổ chức thiện nguyện cho những người già ở VN. Bà thím tôi, về già rồi có lương hưu tiêu cũng chẳng hết. Con cái nếu iếu thêm tiền thì gom góp qua những hội từ thiện gửi về cho những người già ở VN. Thím nói với tôi "100 USD ở bên này mình tiêu nhoằng cái hết, nhưng ở VN những người già không nơi nương tựa họ sống được cả tháng" Và tổ chức đó khá lớn. Nghe nói cũng quyên góp và làm thiện nguyện được khá nhiều

4. Đi theo diện HO (Humanitarian Operation)

Đây là chương trình ra đi có trật tự, dưới sự hỗ trợ của Cao uỷ LHQ về người ty nạn. Những người này thường là các sĩ quan hay những người phục vụ cho chính phủ VNCH cũ. Họ bị kẹt lại và đi cải tạo, sau khi họ được phóng thích thì đi theo diện này. Đây là nhóm người sống dưới chế độ cũ di cư muộn nhất và đương nhiên cũng vất vả nhất. Họ rời tổ quốc trong lòng chất chứa nhiều sầu oán. Họ cũng là những người chống Cộng mạnh nhất.
Khi họ đi cải tạo, vợ con họ ở VN và con cái hầu như không được đi học. Nên khi sang Mỹ đoàn tụ gia đình cũng khá vất vả mưu sinh.

5. Sau khi Việt - Mỹ bình thường hoá

Cái công thức để đạt giấc mơ mỹ sau này chắc các bác cũng đã rõ. Chỉ có 3 công thức:

1. Du học => xin việc => thẻ xanh => quốc tịch
2. Đầu tư => thẻ xanh => quốc tịch
3. Kết hôn => thẻ xanh => quốc tịch

Nhóm những người này thường có nhiều tiền hoặc bố mẹ có tiền muốn con cái sang Mỹ để đạt giấc mơ Mỹ. Họ không quan tâm đến chính trị, thứ duy nhất họ quan tâm là chạy trốn khỏi những vấn đề của đất nước và làm sao hoà nhập ở một đất nước mới.


Nói chung cộng đồng người Việt tại Mỹ dù ra đi khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào cũng luôn vươn lên và đóng góp rất nhiều cho chính phủ sở tại hay cho quê hương. Nguời Việt chúng ta lao động chăm chỉ có ý chí và là cộng đồng phát triển nhanh mạnh so với các cộng đồng khác ở Mỹ. Thế nên những ngày ở Mỹ tôi luôn tự hào khi nói "I am Vietnamese"
I am a Vietnamese chs nhỉ Cụ?
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cái nhà hát sau lưng em là nhà hát Dolby Theater, đây là nơi trao giải Oscar hàng năm đấy các bác ạ. Nói về lịch sử nhà hát này cũng vui lắm.
Năm 2002 nhà hát này xây xong, hãng phim Kodak (bác nào ngày xưa dùng máy chụp ảnh phim thì biết) bỏ ra 75 triệu USD để được đặt tên thành Kodak theater trong 10 năm. Nhưng đến cuối năm 2011, trước sự phát triểnn mạnh của digital, cty Kodak phá sản nên nhà hát rơi vào một thời gian dài không có tên. Nhưng mất đường hình thì còn đường tiếng. Cty Dolby chuyên về âm thanh đã mua hợp đồng đặt tên cho nhà hát này tới 20 năm. Và đương nhiên nhà hát này họ khai thác không chỉ là nơi trao giải Oscar (một năm có 1 lần thì có mà ăn cám). Nhà hát này còn là nơi tổ chức các chương trình America's got talent... hoặc các bác nàh mình có đến đây thuê làm đám cưới hay họp lớp cũng được. Thậm chí bác nào máu muốn đặt tên nhà hát này theo tên bác cũng ok luôn, miễn là bác đủ tiền để phá hợp đồng với Dolby Labs và trả một mức giá khủng khiếp để họ treo tên bác lên. Ở Mỹ có câu "Thứ gì không mua được bằng tiền thì mua được với rất nhiều tiền" là thế


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Sau lưng cả đoàn là Chinese Theater. Em ghét bonnj tàu khựa nên em không nói về nhà hát này. Mặc dù nó cũng có những câu chuyện khá hay :))





Vua nhạc Rock n' Roll Elvis Presley cũng được tạc hình nộm ở cửa một shop. Thu hút người ta chụp ảnh rồi vào mua hàng






Triumph - hãng xe đồ lót



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top