"Chúng tôi ngày đi đêm nhậu, Cùng nhau say ngắm non sông"
Một ngày đẹp giời, thằng bạn mứt nổi hứng đòi đi xuyên việt bằng xe máy, gã gạt đi, nói với bạn gã: Đi xuyên việt bằng xe Xít đờ ca (Sidecar) - Ba bánh nó mới thú! Bạn gã tủm tỉm cười hỏi? Liệu có đi được đến quá nửa đường không. Gã thấy nóng mặt, nhân cái thời bà Khủng Hoảng, ông Suy Thoái đang có mặt len lỏi tới nhà gã, gã nói: Để tôi xin nghỉ, 28 tháng 7 này chạy hết quốc lộ 1 thì thôi...
Với gã, trong người có sẵn dòng máu lang bạt, cũng đã chạy xuyên việt đôi lần bằng xe Uzat, xe máy và đủ loại phương tiện khác. Nhưng bằng Xít đờ ca thì chưa bao giờ, gã bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến độc hành.
Đến nhiệm sở gãi đầu gãi tai, cuối gã cũng xin thủ trưởng cho nghỉ được 8 ngày phép cộng với 7 ngày nghỉ không lương là có 15 ngày, tất cả để thực hiện chuyến phiêu lưu, đự định lịch trình của gã như sau:
Ngày 1: Khởi lúc 14h30 từ Hà nội, tối ngủ Thanh Hóa
Ngày 2: Sáng Thanh Hóa - Vinh. Chiều thẳng tiến Quảng Bình
Ngày 3:Quảng Bình – Đà Nẵng
Ngày 4: Đà Nẵng - Quảng ngãi – Đảo Lý Sơn
*Ngày 5: Lý Sơn
Ngày 6: Lý Sơn – Quy Nhơn
Ngày 7: Quy Nhơn - Hòn Khô
Ngày 8: Quy Nhơn – Nha Trang
Ngày 9: Nha Trang – Mũi Né
Ngày 10: Mũi Né – Sài Gòn
*Ngày 11 Sài Gòn
Ngày 12: Sài Gòn – Cần Thơ
Ngày 13: Cần Thơ – Cà Mau
*Ngày 14 Cà Mau
Ngày 15: Cà Mau -Sài Gòn
Ngày 16: Sài Gòn - Hà Nội. (Xe gửi lên Tầu hỏa)
Lên lịch trình xong đến phần xe cộ, tại sao gã lại chọn Sidecar? Với những ai đã từng được Xít đờ ca rồi thì biết, trong các loại cảm giác lái và điều khiển thì lái Xít đờ ca là phiêu diêu nhất, điều khiển nó giống như cưỡi con ngựa bất kham, nó luôn luôn rình hất mình xuống đường, chinh phục nó trên vạn dặm là mơ ước của tất cả những gã đàn ông đã lỡ lòng yêu ba bánh, một tình yêu lỡ dính vào rồi chẳng bao giờ rời xa em nó được. Đích của chuyến lang bạt cùng Xít đờ ca này là chinh phục đảo Lý Sơn - Đi hết điểm tận cùng của quốc lộ 1A (mũi Cà Mau)
Nói qua về ngựa chiến của gã, đó 1 chiếc Xít đờ ca hiệu Ural M67 sơn màu đỏ ớt, đã từng chạy xuyên Lào
Đây là dòng xe quân sự, giống như Harley Davison, thời bình xe vẫn được ưa chuộng, và sưu tầm. Một số người đam mê xe ở Hà Nội và Sài Gòn đã săn lùng, phục chế độ Ural theo nhiều kiểu khác nhau. Xe của gã thì chơi theo trường phái nguyên bản, đồ phải zin.
Những chiếc xe ba bánh, hay gọi dân dã là "xít-đờ-ca", còn không nhiều tại Việt Nam, ngoài dòng xe chính là Ural của Liên Xô cũ, còn một số ít các loại xe khác như Trường Giang (Trung Quốc), Dnepr (Ukraine) hay Harley-Davidson (Mỹ)…
Xe xít-đờ-ca tại Việt Nam chủ yếu có hai nhãn hiệu: Ural do Nga sản xuất và Dnepr của Ukraina. Còn số ít khác là Jawa của Tiệp Khắc, IZH của Nga; số hiếm và rất đắt tiền là của BMW với mức giá đều trên 10 ngàn USD. Tên gọi xít-đờ-ca bắt nguồn từ chữ “sidecar”, xe ba bánh có thuyền trong tiếng Anh. Xít-đờ-ca chủ yếu được sử dụng trong các lực lượng vũ trang như Công an hay Bộ đội và đa phần là loại Ural M67 hoặc Dnepr; tuy nhiên, đôi khi vẫn có hàng hiếm như Trường Giang, Ural M72, M63 và M66.
Xe này đi đường dài không lành chút nào, nhất là lại chạy độc hành vạn dặm nên gã đem xe xuống Công bác sỹ - chuyên sửa Xít đờ ca ở dưới Thường Tín để bảo dưỡng,thay ắc quy, thay dầu máy, dầu cầu, tụ điện và cân chỉnh lại thuyền để sẵn sàng lên đường.
Sau hai ngày nằm bảo dưỡng, máy móc đã ngon lành, lại đến phần đèn đóm lại chập cheng, lúc sáng lúc không, gã chạy ra chợ trời mua thêm quả đèn led tầu hơn trăm khìn lắp vào bên thuyền để đề phòng đèn chính mất, gã bảo thợ đấu độc lập thẳng từ bình ắc quy lên không qua hệ thống cho chắc ăn, thế là yên tâm về con chiến mã già của gã. đến phần đồ đem theo để sơ cua cũng phải tính toán sao cho hợp lý, tránh nặng xe vì di chuyển dài ngày, gần 3 nghìn km, hỏng hóc phát sinh là chuyện đương nhiên nên đồ sửa chữa phải mang theo những thứ sau: 1 bộ cờ lê từ 8 đến 27. búa, tô vít, kìm, tuýp mở bu gi, giấy giáp, lọ Rp7, dây điện, băng dính, kéo. Phụ tùng thay thế gồm: 2 bu gi, bộ má vít, dây ga, dây côn, tụ điện, trục các đăng, gã đem hẳn 2 cái lốp dự phòng đi cho chắc, vì lốp này tìm mua dọc đường không có. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ ngày để khởi hành.
Sáng ngày 28/7 Gã dậy sớm, cũng như bao chuyến đi khác, háo hức đến mất ngủ, chằng buộc đồ đạc gọn gàng, đi đổ đầy bình xăng, chốt công tơ mét xong chạy qua 111 láng hạ mua thêm mấy đồ lặt vặt, áo mưa, găng tay, bộ nồi dã chiến, bếp để đun nước pha trà, nhân tiện cũng cảm ơn chè Suối Giàng đã tặng bộ ấm và 3 túi trà để đi đường, từ miền trung đổ vào không dùng trà bắc nên phải đem từ nhà đi.
Loanh quanh cũng đến 11h trưa, gã chạy qua văn phòng lấy ít logo và huy hiệu của of để thực hiện chuyến OFdiscovery. Vẫy tay chào thủ trưởng gã qua đón bạn đồng hành, bạn đồng hành của gã là một tay viết khá nổi tiếng trong giới văn nhân giai phẩm ở xứ Bắc.
Đến nhà bạn đồng hành, cà phê cà pháo, ngáo ngơ chờ cả tiếng bạn gã mới lò dò xách cái túi màu đỏ ra, nhìn đĩ thõa chả khác nào ngài Văn Minh trong Số Đỏ, áo Tôm Mỳ hồng, quần Nì Vai, tóm lại là nom không giống đi lượt phượt. Trong khi đó gã nai nịt gọn gàng, tương phản khéo khéo là.
Ăn uống qua loa bằng suất bún chả 15 khìn, đúng 12h20 Gã cùng bạn đồng hành nhảy lên con chiến mã già phành phạch lên đường trực chỉ hướng nam, vì không được chạy trên đường cao tốc, đoạn Thường Tín Cầu Giẽ khá đông xe, di chuyển đều đều với tốc độ 50, đi vào đúng tháng Ngâu, đến Đồng Văn bắt đầu mưa như trút nước, từng hạt to ngô phang vào mũ bảo hiểm nghe lộp bộp, mặc dù có áo mưa nhưng vẫn ướt từ chym lên đến cổ.
Vào đến Ninh Bình thì ngớt mưa, ngấm lạnh, Bạn đồng hành bảo tìm chỗ để nghỉ, Vừa đỗ xe thì có một bạn mặc quần, tất của ngành cũng phi vào theo nhìn gã cười bảo, em đuổi theo bác suốt mấy cây số, bác cho em ngắm cái xe bác một tý nhé. Sau hồi chuyện trò và xin số điện thoại của nhau, hóa ra bạn này làm ở phòng đăng ký xe, rất thích xe cổ, bạn ý cũng sưu tập được khoảng chục cái xe min khù khờ. Dân chơi xe cổ rất thân thiện, nhìn thấy xe là sán lăn sán lóc vào, bất kể lạ hay quen.
Nghỉ độ nửa tiếng, tiếp tục hành trình thì con chiếm mã già lại trở chứng, đạp mãi không nổ, kiểm tra bu gi thì điện đóm ngon lành, tiếp tục đến xăng thì ôi thôi, bình xăng con đầy nước, hai thằng gã cong mông lên đẩy với đạp sái cả chân không nổ là phải. tháo hai bình xăng con, xả hết nước lã ra lại ngon lành, hai gã lang bạt lại tiếp tục phành phạch lên đường.
Từ Ninh Bình đổ vào, toàn tuyến quốc l đang đào bới xới lộn lên để nâng cấp cải tạo, đi chán vô cùng, đi mãi 5 giờ chiều mới đến được cầu mồm rồng, dừng lại nghỉ nghơi chụp choạch cheeck in để cập nhật phết búc để sâu hàng với chúng bạn. Diễn xong, bạn đồng hành của vốn là người xứ Thanh, về đến đây coi như về nhà, anh em bạn bè đã chờ sẵn ở quán nhậu để vật nhau với hai gã. Vừa đến quán thì lại mưa như trút, báo hiệu một chuyến đi mưa gió và đầy gian truân.
Một ngày đẹp giời, thằng bạn mứt nổi hứng đòi đi xuyên việt bằng xe máy, gã gạt đi, nói với bạn gã: Đi xuyên việt bằng xe Xít đờ ca (Sidecar) - Ba bánh nó mới thú! Bạn gã tủm tỉm cười hỏi? Liệu có đi được đến quá nửa đường không. Gã thấy nóng mặt, nhân cái thời bà Khủng Hoảng, ông Suy Thoái đang có mặt len lỏi tới nhà gã, gã nói: Để tôi xin nghỉ, 28 tháng 7 này chạy hết quốc lộ 1 thì thôi...
Với gã, trong người có sẵn dòng máu lang bạt, cũng đã chạy xuyên việt đôi lần bằng xe Uzat, xe máy và đủ loại phương tiện khác. Nhưng bằng Xít đờ ca thì chưa bao giờ, gã bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến độc hành.
Đến nhiệm sở gãi đầu gãi tai, cuối gã cũng xin thủ trưởng cho nghỉ được 8 ngày phép cộng với 7 ngày nghỉ không lương là có 15 ngày, tất cả để thực hiện chuyến phiêu lưu, đự định lịch trình của gã như sau:
Ngày 1: Khởi lúc 14h30 từ Hà nội, tối ngủ Thanh Hóa
Ngày 2: Sáng Thanh Hóa - Vinh. Chiều thẳng tiến Quảng Bình
Ngày 3:Quảng Bình – Đà Nẵng
Ngày 4: Đà Nẵng - Quảng ngãi – Đảo Lý Sơn
*Ngày 5: Lý Sơn
Ngày 6: Lý Sơn – Quy Nhơn
Ngày 7: Quy Nhơn - Hòn Khô
Ngày 8: Quy Nhơn – Nha Trang
Ngày 9: Nha Trang – Mũi Né
Ngày 10: Mũi Né – Sài Gòn
*Ngày 11 Sài Gòn
Ngày 12: Sài Gòn – Cần Thơ
Ngày 13: Cần Thơ – Cà Mau
*Ngày 14 Cà Mau
Ngày 15: Cà Mau -Sài Gòn
Ngày 16: Sài Gòn - Hà Nội. (Xe gửi lên Tầu hỏa)
Lên lịch trình xong đến phần xe cộ, tại sao gã lại chọn Sidecar? Với những ai đã từng được Xít đờ ca rồi thì biết, trong các loại cảm giác lái và điều khiển thì lái Xít đờ ca là phiêu diêu nhất, điều khiển nó giống như cưỡi con ngựa bất kham, nó luôn luôn rình hất mình xuống đường, chinh phục nó trên vạn dặm là mơ ước của tất cả những gã đàn ông đã lỡ lòng yêu ba bánh, một tình yêu lỡ dính vào rồi chẳng bao giờ rời xa em nó được. Đích của chuyến lang bạt cùng Xít đờ ca này là chinh phục đảo Lý Sơn - Đi hết điểm tận cùng của quốc lộ 1A (mũi Cà Mau)
Nói qua về ngựa chiến của gã, đó 1 chiếc Xít đờ ca hiệu Ural M67 sơn màu đỏ ớt, đã từng chạy xuyên Lào
Đây là dòng xe quân sự, giống như Harley Davison, thời bình xe vẫn được ưa chuộng, và sưu tầm. Một số người đam mê xe ở Hà Nội và Sài Gòn đã săn lùng, phục chế độ Ural theo nhiều kiểu khác nhau. Xe của gã thì chơi theo trường phái nguyên bản, đồ phải zin.
Những chiếc xe ba bánh, hay gọi dân dã là "xít-đờ-ca", còn không nhiều tại Việt Nam, ngoài dòng xe chính là Ural của Liên Xô cũ, còn một số ít các loại xe khác như Trường Giang (Trung Quốc), Dnepr (Ukraine) hay Harley-Davidson (Mỹ)…
Xe xít-đờ-ca tại Việt Nam chủ yếu có hai nhãn hiệu: Ural do Nga sản xuất và Dnepr của Ukraina. Còn số ít khác là Jawa của Tiệp Khắc, IZH của Nga; số hiếm và rất đắt tiền là của BMW với mức giá đều trên 10 ngàn USD. Tên gọi xít-đờ-ca bắt nguồn từ chữ “sidecar”, xe ba bánh có thuyền trong tiếng Anh. Xít-đờ-ca chủ yếu được sử dụng trong các lực lượng vũ trang như Công an hay Bộ đội và đa phần là loại Ural M67 hoặc Dnepr; tuy nhiên, đôi khi vẫn có hàng hiếm như Trường Giang, Ural M72, M63 và M66.
Xe này đi đường dài không lành chút nào, nhất là lại chạy độc hành vạn dặm nên gã đem xe xuống Công bác sỹ - chuyên sửa Xít đờ ca ở dưới Thường Tín để bảo dưỡng,thay ắc quy, thay dầu máy, dầu cầu, tụ điện và cân chỉnh lại thuyền để sẵn sàng lên đường.
Sau hai ngày nằm bảo dưỡng, máy móc đã ngon lành, lại đến phần đèn đóm lại chập cheng, lúc sáng lúc không, gã chạy ra chợ trời mua thêm quả đèn led tầu hơn trăm khìn lắp vào bên thuyền để đề phòng đèn chính mất, gã bảo thợ đấu độc lập thẳng từ bình ắc quy lên không qua hệ thống cho chắc ăn, thế là yên tâm về con chiến mã già của gã. đến phần đồ đem theo để sơ cua cũng phải tính toán sao cho hợp lý, tránh nặng xe vì di chuyển dài ngày, gần 3 nghìn km, hỏng hóc phát sinh là chuyện đương nhiên nên đồ sửa chữa phải mang theo những thứ sau: 1 bộ cờ lê từ 8 đến 27. búa, tô vít, kìm, tuýp mở bu gi, giấy giáp, lọ Rp7, dây điện, băng dính, kéo. Phụ tùng thay thế gồm: 2 bu gi, bộ má vít, dây ga, dây côn, tụ điện, trục các đăng, gã đem hẳn 2 cái lốp dự phòng đi cho chắc, vì lốp này tìm mua dọc đường không có. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ ngày để khởi hành.
Sáng ngày 28/7 Gã dậy sớm, cũng như bao chuyến đi khác, háo hức đến mất ngủ, chằng buộc đồ đạc gọn gàng, đi đổ đầy bình xăng, chốt công tơ mét xong chạy qua 111 láng hạ mua thêm mấy đồ lặt vặt, áo mưa, găng tay, bộ nồi dã chiến, bếp để đun nước pha trà, nhân tiện cũng cảm ơn chè Suối Giàng đã tặng bộ ấm và 3 túi trà để đi đường, từ miền trung đổ vào không dùng trà bắc nên phải đem từ nhà đi.
Đổ đầy bình hết 490 khìn, xấp xỉ 20 lít
Chốt số kilomet khi xuất phát.
Loanh quanh cũng đến 11h trưa, gã chạy qua văn phòng lấy ít logo và huy hiệu của of để thực hiện chuyến OFdiscovery. Vẫy tay chào thủ trưởng gã qua đón bạn đồng hành, bạn đồng hành của gã là một tay viết khá nổi tiếng trong giới văn nhân giai phẩm ở xứ Bắc.
Đến nhà bạn đồng hành, cà phê cà pháo, ngáo ngơ chờ cả tiếng bạn gã mới lò dò xách cái túi màu đỏ ra, nhìn đĩ thõa chả khác nào ngài Văn Minh trong Số Đỏ, áo Tôm Mỳ hồng, quần Nì Vai, tóm lại là nom không giống đi lượt phượt. Trong khi đó gã nai nịt gọn gàng, tương phản khéo khéo là.
Ăn uống qua loa bằng suất bún chả 15 khìn, đúng 12h20 Gã cùng bạn đồng hành nhảy lên con chiến mã già phành phạch lên đường trực chỉ hướng nam, vì không được chạy trên đường cao tốc, đoạn Thường Tín Cầu Giẽ khá đông xe, di chuyển đều đều với tốc độ 50, đi vào đúng tháng Ngâu, đến Đồng Văn bắt đầu mưa như trút nước, từng hạt to ngô phang vào mũ bảo hiểm nghe lộp bộp, mặc dù có áo mưa nhưng vẫn ướt từ chym lên đến cổ.
Vào đến Ninh Bình thì ngớt mưa, ngấm lạnh, Bạn đồng hành bảo tìm chỗ để nghỉ, Vừa đỗ xe thì có một bạn mặc quần, tất của ngành cũng phi vào theo nhìn gã cười bảo, em đuổi theo bác suốt mấy cây số, bác cho em ngắm cái xe bác một tý nhé. Sau hồi chuyện trò và xin số điện thoại của nhau, hóa ra bạn này làm ở phòng đăng ký xe, rất thích xe cổ, bạn ý cũng sưu tập được khoảng chục cái xe min khù khờ. Dân chơi xe cổ rất thân thiện, nhìn thấy xe là sán lăn sán lóc vào, bất kể lạ hay quen.
Bạn chơi xe cổ mới quen chụp ảnh kỷ niệm với chiến mã già
Nghỉ độ nửa tiếng, tiếp tục hành trình thì con chiếm mã già lại trở chứng, đạp mãi không nổ, kiểm tra bu gi thì điện đóm ngon lành, tiếp tục đến xăng thì ôi thôi, bình xăng con đầy nước, hai thằng gã cong mông lên đẩy với đạp sái cả chân không nổ là phải. tháo hai bình xăng con, xả hết nước lã ra lại ngon lành, hai gã lang bạt lại tiếp tục phành phạch lên đường.
Chếch in sâu phết búc nào
Từ Ninh Bình đổ vào, toàn tuyến quốc l đang đào bới xới lộn lên để nâng cấp cải tạo, đi chán vô cùng, đi mãi 5 giờ chiều mới đến được cầu mồm rồng, dừng lại nghỉ nghơi chụp choạch cheeck in để cập nhật phết búc để sâu hàng với chúng bạn. Diễn xong, bạn đồng hành của vốn là người xứ Thanh, về đến đây coi như về nhà, anh em bạn bè đã chờ sẵn ở quán nhậu để vật nhau với hai gã. Vừa đến quán thì lại mưa như trút, báo hiệu một chuyến đi mưa gió và đầy gian truân.
Mưa nhạt nhòa
Chỉnh sửa cuối: