Đây là một con phố ngắn, nối giữa hai đại lộ lớn của Perth là Hay Str và St Georges Terrace, gồm tổ hợp một loạt các ngôi nhà ba hoặc bốn tầng kết hợp vừa để ở vừa để kinh doanh, mang đặc trưng các nét kiến trúc của Tudor thời kỳ Elizaberth
Đây cũng là một khu phố mua sắm thu hút khá nhiều khách du lịch. Tuy nhiên họ ghé qua đây có lẽ phần nhiều vì những nét kiến trúc độc đáo của London Court chứ hàng hóa thì rất bình thường. Các thương hiệu lớn k0 hề xuất hiện vì các gian hàng quá chật chội.
Swan Bell Tower không ghi dấu ấn bởi chiều cao hơn 80m mà bởi đây là tháp chuông có số lượng chuông nhiều thứ hai thế giới với 18 quả chuông. Chỉ đứng sau Tháp chuông Nhà thờ chính tòa Giáo phận Dublin (Ireland)
12 quả chuông ở đây có niên đại từ thế kỷ 14 và từng thuộc về Nhà thờ nổi tiếng St Martin-in-the-Fields ở London. Chúng được St Martin in the Fields tặng cho chính quyền bang Tây Úc nhân dịp 200 năm thành lập nước Úc (1988).
Trong quá khứ, tiếng chuông của St Martin in the Field (London) từng được ngân lên vào những dịp lễ, sự kiện quan trọng của nước Anh như chiến thắng của Anh trước Tây Ban Nha năm 1588, Chiến thắng trong Thế chiến II tại El Alamein vào năm 1942, rung chuông chào năm mới tại Quảng trường Trafalgar trong hơn 275 năm, kỷ niệm ngày đăng quang của mỗi vị vua Anh kể từ sau Vua George II năm 1727, ngày Đại úy James Cook trở về quê hương sau chuyến hành trình khám phá lịch sử năm 1771...
Vì vậy, đối với du khách phương Tây, đặc biệt là những người theo đạo Thiên chúa, đến Swan Bell Tower và được tự tay rung những chiếc chuông lịch sử là một trải nghiệm rất thú vị, ý nghĩa.
Còn em vì chỉ biết "sống, làm việc, học tập theo tấm gương đạo đức, phong cách..." nên chỉ vòng vèo bên ngoài cho biết thôi.
Trip tiếp theo của bọn em là khám phá thành phố cảng Fremantle. Có hai cách di chuyển từ Perth đến Fremantle, bằng đường thủy dọc theo lối sông Swan đổ ra biển hoặc bằng đường bộ với tàu điện hoặc xe bus. Em thử cả hai cho biết ah.