Shrine of Remembrance được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư Phillip Hudson và James Wardrop, đều là cựu chiến binh trong Thế chiến 1. Thiết kế bên ngoài của Shrine of Remembrance theo phong cách cổ điển. Tổng thể dựa trên hình mẫu Lăng mộ của Mausolus tại Halicarnassus – một trong những kỳ quan cổ đại của TG, còn mặt tiền thì giống cổng đền Parthenon ở Athens.
Nhìn tổng thể em cũng thấy nó hơi nặng nề, u ám đúng kiểu lăng mộ, k0 hề có cảm giác là một đài tưởng niệm. Những bất đồng, tranh cãi về ý tưởng thiết kế cũng là 1 nguyên nhâm khiến thời gian chuẩn bị xây dựng bị kéo dài hàng năm trời.
Ngày chính thức khởi công và khánh thành Shrine of Remembrance là 11/11/1927 và 11/11/1934. Họ chủ ý lấy ngày 11/11 vì đó chính là ngày các nước tuyên bố kết thúc Thế chiến 1, hay còn gọi là Remembrance Day.
Không gian bên ngoài Đền tưởng niệm được cải tạo, bổ sung các hạng mục nhằm chung mục đích vinh danh binh lính Úc.
“Driver and Wiper Memorial” được chuyển từ Bảo tàng thư viện bang Victoria về đây năm 1998.
Ngọn lửa vĩnh cửu đặt ở ngoài trời, được thắp lên lần đầu tiên vào năm 1954 bởi Nữ hoàng Anh Elizabeth II và gần như cháy liên tục từ đó đến nay. Nó bị ngừng cháy đôi lần vì mưa to gió lớn. Ngoài ra, cũng từng bị một số kẻ quá khích, hoặc tâm thần dùng bình chữa cháy dập tắt. Lần gần nhất đầu đốt bị phát hiện hư hỏng và được RMIT sửa chữa. Trong thời gian đó, ngọn lửa vẫn cháy “tạm” trong… một chiếc đèn có lồng kính được bảo quản cẩn thận và rồi truyền lại sang đầu đốt sau khi hoàn tất việc khắc phục.
Đài tưởng niệm Thế chiến 2 là một cột đá cao hơn 10m, đứng ngay bên cạnh ngọn lửa vĩnh cửu. Trên 4 mặt có ghi tên các lực lượng quân đội của Úc và những mặt trận tiêu biểu mà họ đã tham gia.
Trên đỉnh là tượng 6 binh lính đang khiêng người đồng đội đã hy sinh, quốc kỳ Úc phủ trên thân mình. Hàm ý của tác phẩm này là “món nợ của người còn sống đối với người đã hy sinh”.
Kể từ khi những hạng mục này được bổ sung thì Shrine of Remembrance không chỉ là Đài tưởng niệm những người lính Victoria hi sinh trong Thế chiến 1 nữa mà dành cho tất cả những người Úc đã từng phục vụ trong mọi cuộc chiến.
Một trong 4 bức tượng ở mặt bên của Đền thờ đại diện cho sự Hòa Bình. Tượng thần Eirene, nữ thần hòa bình trong tôn giáo Hy Lạp cổ đại, đứng trên cỗ xe sư tử.
Ở những địa điểm như thế này, ngoài khách du lịch ra thường có học sinh đi sinh hoạt ngoại khoá, tìm hiểu lịch sử. Các bạn lớn lớn tầm THCS trở lên thì có thể tự đi thành từng nhóm, tự tìm hiểu, nghe thuyết minh và ghi chép. Các bạn tuổi tiểu học trở xuống thì có sự quản lý chặt hơn của thày cô.
Bọn em có đứng chung với các bạn nhỏ này để nghe giới thiệu chỗ ngọn lửa vĩnh cửu. Trong lúc nghe, bọn em có chụp một vài bức ảnh. Ngay lập tức, cô phụ trách tiến đến, rất nhẹ nhàng mà nghiêm túc đề nghị cho xem ảnh vừa chụp. Bức ảnh chụp ở cự ly gần và khá rõ mặt các bé, cô đề nghị xoá khỏi camera.
Từ đó, bọn em chỉ ngắm các bạn từ khoảng cách xa xa thế này thôi.
Ở chính giữa không gian tưởng niệm có đặt một phiến đá lớn gọi là Stone of Remembrance, được làm bằng đá cẩm thạch, đặt dưới cốt nền nhà và bao quanh bởi một bệ thấp bằng đồng. Với cách thiết kế như vậy, du khách đi vòng quanh hay đứng nghe thuyết minh mà nhìn vào Stone of Remembrance đều trong tư thế luôn luôn…cúi đầu
Thẳng phía trên Stone of Remembrance là mái chóp hình kim tự tháp với ô lấy sáng nằm trên đỉnh. Xung quanh là những bức phù điêu mô tả hoạt động của quân đội
Ban ngày, gian tưởng niệm có thể sử dụng hoàn toàn ánh sáng tự nhiên đi qua cửa lấy sáng trên đỉnh.
Không những thế, các KTS đã tính toán một cách chính xác để đúng 11h00 ngày 11 tháng 11 hàng năm (ngày các bên tham chiến tuyên bố kết thúc Thế chiến 1 hay còn gọi là Remembrance Day), tia sáng mặt trời qua cửa lấy sáng sẽ rọi đúng vào chữ LOVE trên Stone of Remembrance. Sau khi Úc áp dụng chính sách giờ mùa đông/mùa hè (lệch nhau 1 tiếng) thì hiện tượng này vẫn diễn ra nhưng được “điều tiết” qua 1 chiếc gương.
Đây là các lá cờ của Úc, NZ, bang Victoria nên trông nhang nhác giống nhau, khác chút chút ở số lượng, màu sắc những ngôi sao. Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng được các đơn vị quân đội tặng lại chính quyền bang làm kỷ vật.