[CCCĐ] Australia - từ Đông sang Tây, từ Thu qua Hạ

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Khi biết em là du khách VN, đứng ngắm nghía phần dành cho cuộc chiến VN, cô HDV có vẻ ngập ngừng. Sau thấy em cũng ti toe vài câu hỏi han và "góp ý có tính xây dựng" nên cô ấy cũng thoải mái, cởi mở hơn.



Em bảo trong 4 cái tên được khắc ở đây thì VN k0 có địa danh nào tên là "Balmoral and Coral". Đây là từ tiếng Anh, k0 phải tiếng Việt. Em đề xuất họ kiểm tra lại có nhầm nhọt gì không, hoặc nếu vì một lý do nào đó mà gán cái tên tiếng Anh này cho một mảnh đất ở quê tao thì nên có chú thích tên tiếng Việt bên cạnh. Cô ấy cám ơn rối rít rồi chạy vào trong kéo một bác nhớn tuổi hơn ra, cùng trao đổi. Bác này cũng gật gật gù gù và k0 có ý kiến gì.
Được thể em "chém" thêm cái tên LONG TAN có khi là LONG THANH (Long Thành) vì em nhớ Long Thành cũng là một chiến trường ác liệt thời chống Mỹ. Nhưng quả này thì "chém" vào chân mình luôn cccm ah. Ông bác như tỉnh cả ngủ, xua tay lắc đầu quầy quậy. Rồi ông thao thao kể cho em về trận LONG TAN. Em hứng k0 kịp, chỉ vớt vớt được một chút như thế này:
Đây là trận đánh đáng tự hào nhất của quân đội Úc khi tham chiến ở VN. Trận này diễn ra vào tháng 8 năm 1966 trong rừng cao su ở Long Tan (sau này em sớt ra là Long Tân thuộc Bà Rịa Vũng Tàu). Khoảng 100 lính Úc chống lại hơn 1 ngàn lính VC trong hơn 3 tiếng. Đại loại là trong một tương quan lực lượng chênh lệch như vậy nhưng với chiến thuật hợp lý và lòng dũng cảm nên đã cầm cự được để chờ tiếp viện đến giải cứu. Kết thúc trận đánh thì quân Úc thiệt 18 mạng và bị thương 24 người. Nếu các số liệu đúng như vậy thì cũng đáng tự hào cccm nhỉ.
Khoảng 3 năm sau (1969) quân Úc đã dựng 1 cây thánh giá tại LONG TAN để ghi nhớ dấu ấn trận đánh này. Sau khi kết thúc chiến tranh thì cây thánh giá này bị nhổ đi. Nhưng may mắn là nó k0 bị phá hủy mà chỉ bị lãng quên ở đâu đó. Điều đặc biệt là đến năm 2017 thì được Chính phủ Việt Nam trao lại cho nước Úc và đang được lưu giữ và trưng bày tại Đài tưởng niệm chiến tranh Quốc gia ở thủ đô Canbera.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,412
Động cơ
426,878 Mã lực
Có cụ nào có "thắc mắc" giống em k0?
1. Tại sao lá trên cây và dưới đất nó khác biệt hoàn toàn về màu sắc, ý là k0 nhận thấy sự chuyển đổi dần dần từ lá xanh sang lá khô, từ trên cây xuống dưới đất?
2. Lá rụng xuống đất rồi nhưng hình như nó có chân, có não hay sao mà xếp hàng ngay ngắn bên lề đường, k0 xâm phạm tí nào vào "phần đường xe chạy"?

Xe chạy nhanh qua sinh ra gió tạt lá cây dạt sang hai bên thôi cụ :)
 

plmobile

Xe máy
Biển số
OF-47125
Ngày cấp bằng
22/9/09
Số km
96
Động cơ
461,890 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi biết em là du khách VN, đứng ngắm nghía phần dành cho cuộc chiến VN, cô HDV có vẻ ngập ngừng. Sau thấy em cũng ti toe vài câu hỏi han và "góp ý có tính xây dựng" nên cô ấy cũng thoải mái, cởi mở hơn.



Em bảo trong 4 cái tên được khắc ở đây thì VN k0 có địa danh nào tên là "Balmoral and Coral". Đây là từ tiếng Anh, k0 phải tiếng Việt. Em đề xuất họ kiểm tra lại có nhầm nhọt gì không, hoặc nếu vì một lý do nào đó mà gán cái tên tiếng Anh này cho một mảnh đất ở quê tao thì nên có chú thích tên tiếng Việt bên cạnh. Cô ấy cám ơn rối rít rồi chạy vào trong kéo một bác nhớn tuổi hơn ra, cùng trao đổi. Bác này cũng gật gật gù gù và k0 có ý kiến gì.
Được thể em "chém" thêm cái tên LONG TAN có khi là LONG THANH (Long Thành) vì em nhớ Long Thành cũng là một chiến trường ác liệt thời chống Mỹ. Nhưng quả này thì "chém" vào chân mình luôn cccm ah. Ông bác như tỉnh cả ngủ, xua tay lắc đầu quầy quậy. Rồi ông thao thao kể cho em về trận LONG TAN. Em hứng k0 kịp, chỉ vớt vớt được một chút như thế này:
Đây là trận đánh đáng tự hào nhất của quân đội Úc khi tham chiến ở VN. Trận này diễn ra vào tháng 8 năm 1966 trong rừng cao su ở Long Tan (sau này em sớt ra là Long Tân thuộc Bà Rịa Vũng Tàu). Khoảng 100 lính Úc chống lại hơn 1 ngàn lính VC trong hơn 3 tiếng. Đại loại là trong một tương quan lực lượng chênh lệch như vậy nhưng với chiến thuật hợp lý và lòng dũng cảm nên đã cầm cự được để chờ tiếp viện đến giải cứu. Kết thúc trận đánh thì quân Úc thiệt 18 mạng và bị thương 24 người. Nếu các số liệu đúng như vậy thì cũng đáng tự hào cccm nhỉ.
Khoảng 3 năm sau (1969) quân Úc đã dựng 1 cây thánh giá tại LONG TAN để ghi nhớ dấu ấn trận đánh này. Sau khi kết thúc chiến tranh thì cây thánh giá này bị nhổ đi. Nhưng may mắn là nó k0 bị phá hủy mà chỉ bị lãng quên ở đâu đó. Điều đặc biệt là đến năm 2017 thì được Chính phủ Việt Nam trao lại cho nước Úc và đang được lưu giữ và trưng bày tại Đài tưởng niệm chiến tranh Quốc gia ở thủ đô Canbera.
Lịch sử, hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày
 

plmobile

Xe máy
Biển số
OF-47125
Ngày cấp bằng
22/9/09
Số km
96
Động cơ
461,890 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
SYLL của nhà em:
Australia - từ Đông sang Tây, từ Thu qua Hạ
Lý Sơn - Đi ngay kẻo muộn
Chinh phục mũi Đôi - Điểm cực Đông: cực vất nhưng cực chất
Một vòng Bát xát mùa lúa chín
Xuyên vào Quảng Nam - vừa chơi vừa học
Mùa vàng Tam Cốc
Một vòng Yên Bái mùa nước đổ
Về với non nước Cao Bằng - công viên địa chất toàn cầu
Tam đảo - ngẫu hứng một ngày "hết mưa lại nắng hửng lên thôi"
Nhà thờ Phát Diệm - Sự hòa hợp của công giáo và phật giáo


----------------------------
Australia – đất nước có khí hậu tốt lành, thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp, không chỉ con người mà cả con thú ở đây cũng thân thiện, dễ thương. Cho nên Australia luôn là một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Có điều, Australia rộng quá, xa quá nên không dễ mà đi hết được. Vì thế hành trình của em đến miền Đông, rồi miền Tây Úc (cách nhau tận 3 múi giờ), phải kéo từ mùa thu qua mùa hạ.

Một vài địa danh chính mà em ghé qua

Sydney, một bầu trời trong lành, xanh ngắt
Nếu có Canada nữa thì tốt quá
 

ech non

Xe buýt
Biển số
OF-579380
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
762
Động cơ
146,859 Mã lực
Tuổi
51
cụ ko viết tiếp à?
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Khi biết em là du khách VN, đứng ngắm nghía phần dành cho cuộc chiến VN, cô HDV có vẻ ngập ngừng. Sau thấy em cũng ti toe vài câu hỏi han và "góp ý có tính xây dựng" nên cô ấy cũng thoải mái, cởi mở hơn.



Em bảo trong 4 cái tên được khắc ở đây thì VN k0 có địa danh nào tên là "Balmoral and Coral". Đây là từ tiếng Anh, k0 phải tiếng Việt. Em đề xuất họ kiểm tra lại có nhầm nhọt gì không, hoặc nếu vì một lý do nào đó mà gán cái tên tiếng Anh này cho một mảnh đất ở quê tao thì nên có chú thích tên tiếng Việt bên cạnh. Cô ấy cám ơn rối rít rồi chạy vào trong kéo một bác nhớn tuổi hơn ra, cùng trao đổi. Bác này cũng gật gật gù gù và k0 có ý kiến gì.
Được thể em "chém" thêm cái tên LONG TAN có khi là LONG THANH (Long Thành) vì em nhớ Long Thành cũng là một chiến trường ác liệt thời chống Mỹ. Nhưng quả này thì "chém" vào chân mình luôn cccm ah. Ông bác như tỉnh cả ngủ, xua tay lắc đầu quầy quậy. Rồi ông thao thao kể cho em về trận LONG TAN. Em hứng k0 kịp, chỉ vớt vớt được một chút như thế này:
Đây là trận đánh đáng tự hào nhất của quân đội Úc khi tham chiến ở VN. Trận này diễn ra vào tháng 8 năm 1966 trong rừng cao su ở Long Tan (sau này em sớt ra là Long Tân thuộc Bà Rịa Vũng Tàu). Khoảng 100 lính Úc chống lại hơn 1 ngàn lính VC trong hơn 3 tiếng. Đại loại là trong một tương quan lực lượng chênh lệch như vậy nhưng với chiến thuật hợp lý và lòng dũng cảm nên đã cầm cự được để chờ tiếp viện đến giải cứu. Kết thúc trận đánh thì quân Úc thiệt 18 mạng và bị thương 24 người. Nếu các số liệu đúng như vậy thì cũng đáng tự hào cccm nhỉ.
Khoảng 3 năm sau (1969) quân Úc đã dựng 1 cây thánh giá tại LONG TAN để ghi nhớ dấu ấn trận đánh này. Sau khi kết thúc chiến tranh thì cây thánh giá này bị nhổ đi. Nhưng may mắn là nó k0 bị phá hủy mà chỉ bị lãng quên ở đâu đó. Điều đặc biệt là đến năm 2017 thì được Chính phủ Việt Nam trao lại cho nước Úc và đang được lưu giữ và trưng bày tại Đài tưởng niệm chiến tranh Quốc gia ở thủ đô Canbera.
Em cũng còn thắc mắc vì sao phía Úc chưa thu thập được các mẫu đất tất cả những địa điểm chiến sự này. Nhưng e hỏi thêm thì sự nhiệt tình của ông bác lại làm em mất cả tiếng đồng hồ nữa thì hỏng hết lịch trình. Đành tranh thủ lúc ông ấy "lấy hơi" cái là "thank you" và rời khỏi ANZAC Memorial.

Trên đường di chuyển về phía Vịnh Sydney thì gặp cụ này đứng ở một góc của Hyde Park.

 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Đây là bức tượng của thuyền trưởng James Cook. Một nhà thám hiểm, nhà hàng hải và chuyên vẽ bản đồ người Anh nổi tiếng thế kỷ 18. Nước Anh có được vô số thuộc địa để tự hào với câu nói "mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh" là nhờ phần lớn công đầu thám hiểm, phát hiện các vùng đất mới của James Cook.
Đối với Úc và Sydney nói riêng thì James Cook là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển đông nam lục địa này năm 1770. Nhờ có sự phát hiện của J.Cook mới có First Fleet mang theo hơn 1000 người của Anh quốc đổ bộ lên Sydney năm 1787, mở ra thời kỳ thuộc địa.

4 mặt của chân đế bức tượng ghi những thông tin cơ bản liên quan đến James Cook







Theo lịch sử thì J.Cook bị giết do một sự hiểu lầm dẫn đến xung đột giữa đội quân của ông với người thổ dân trên đảo Hawaii.
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Thông tin khắc trên mặt sau của chân đế bức tượng



Sau hơn 130 năm "yên ổn" thì chính nội dung này lại gây ra những tranh cãi gần đây liên quan đến J.Cook và bức tượng của ông.
Số là những "hậu duệ" của người thổ dân Úc cho rằng việc thừa nhận J.Cook "discovered this territory" đã vô tình phủ nhận sự tồn tại các bậc tiền bối của họ hàng nghìn năm trước đó. Quan điểm này cũng được một số sử gia ủng hộ. Vấn đề đã nổ ra tranh luận gay gắt, có thể dẫn đến những nhìn nhận lại về lịch sử nước Úc. Thậm chí thị trưởng Sydney cũng đã phải tham vấn một ban cố vấn về vấn đề thổ dân.
Đỉnh điểm vào tháng 8/2017 thì một số graffiti do "thế lực thù địch" sơn lên bức tượng có nội dung xúc phạm J.Cook. Vì đảng cầm quyền Úc k0 có "Ban Tuyên giáo" hay lực lượng "chiến binh mạng" nên k0 kịp phát hiện và ngăn chặn.
K0 biết sự việc đến giờ kết quả ra sao. Chỉ biết sau đó những graffiti cũng đã bị xóa đi và chính quyền cũng thận trọng hơn trong những vấn đề có tính lịch sử liên quan đến thổ dân Úc.
 
Chỉnh sửa cuối:

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Tòa nhà Bảo tàng Úc nằm bên hông Hyde Park

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Những không gian mặt nước, cây xanh như thế này k0 thiếu ở Sydney.

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Nằm ngay cạnh Hyde Park là Nhà thờ Saint Mary - nhà thờ lớn nhất của giáo phận công giáo tại Sydney. Nhà thờ Saint Mary ngày nay được xây dựng bằng đá sa thạch địa phương và mang đặc trưng kiến trúc Gô tích của các nhà thờ trung cổ châu Âu. Hiện Saint Mary Cathedral giữ kỷ lục nhà thờ dài nhất Úc với chiều dài 107 m.


St Mary Cathedral nhìn từ Hyde Park (source enidhi.net)
 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Ban đầu chỉ là một nhà thờ nhỏ (St Mary Chapel) được khởi công xây dựng từ năm 1821 và người đặt viên gạch đầu tiên là Thống đốc Macquarie. Đến năm 1865 thì một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi toàn bộ nhà thờ. Kế hoạch phục dựng lại nhà thời được bắt đầu từ năm 1868 với quy mô thiết kế như hiện nay và đã trải qua hơn 60 năm và nhiều đời tổng giám mục để hoàn thành. Nhưng phải đến năm 2000, khi khi tháp chóp đôi của nhà thờ được xây dựng xong thì toàn bộ công trình mới được coi là chính thức hoàn thành.

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Không giống như những nhà thờ khác trên thế giới thường hướng về phía Đông, nhà thờ Thánh Mary tại Sydney được xây theo trục Bắc-Nam. Điều này nhằm tuân theo quy hoạch đô thị chung của thành phố, thay vì chỉ nhất nhất tuân theo kiến trúc nhà thờ chính giáo thông thường.
Mặt phía bắc (mặt sau) của nhà thờ.

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Ở lối vào phía đông nhà thờ có bức tượng Saint Mary of the Cross. Cái tên "Saint Mary" chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên thú vị. Đó là tên thánh của một phụ nữ người Úc, và cũng là người Úc đầu tiên được phong thánh. Tên thật của bà là Mary Helen MacKillop, sinh năm 1842 tại Melbourne. Từ khi còn nhỏ, bà được biết đến là một đứa trẻ có nhận thức nghiêm túc về sự cống hiến trọn đời mình cho Chúa và luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn. Bà mất năm 1909 và được phong thánh vào tháng 10/2010 bởi đức Giáo hoàng Benedic XVI

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Nếu mặt ngoài được trang trí bằng sa thạch vàng mật ong khai thác từ Pyrmont thì nội thất bên trong nhà thờ được lát đá hoàn toàn thủ công sử dụng các loại nguyên liệu trang nhã như đá vôi, thạch cao tuyết hoa và granite

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Phần tranh kính nghệ thuật thì được chế tác thủ công bởi Hardman & Co - một hãng của Anh đứng đầu thế giới về lĩnh vực này

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Có tổng cộng khoảng 40 ô cửa lớn nhỏ được lắp tranh kính nghệ thuật mô tả các chủ đề khác nhau. Do nhà thờ Saint Mary được xây dựng và mở rộng trong thời gian khá dài, công việc chế tác các tranh kính nghệ thuật này cũng kéo dài ròng rã khoảng 50 năm.

 

erav

Xe điện
Biển số
OF-27045
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
4,360
Động cơ
524,959 Mã lực
Chapel of Irish Saints

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top