[ATGT] Áp dụng một số kỹ thuật điều khiển xe máy để lái xe ôtô

amtutin

Xe máy
Biển số
OF-302499
Ngày cấp bằng
22/12/13
Số km
68
Động cơ
306,280 Mã lực
Người Việt Nam thường quen thuộc với lái xe máy. Cả xe máy và xe ô tô đều là phương tiện di chuyển dùng động cơ đốt trong, nguyên tắc vận hành có nhiều điểm tương đồng, do đó có nhiều kỹ thuật lái xe máy bạn có thể áp dụng vào quá trình lái xe ô tô của bạn. Sau đây trung tâm Trường An xin giới thiệu với các bạn một số kỹ thuật cơ bản.
Để có được kỹ năng lái xe an toàn, trước hết người mới lái cần thực hiện thao tác đúng kỹ thuật, rồi sau đó hãy rèn luyện để trở thành phản xạ tự nhiên như một bản năng có sẵn.
Mới học lái ô tô, chúng ta được học và rèn luyện một số thao tác cơ bản: khởi động tại chỗ hay trên dốc, lùi xe vào gara… Lúc chưa thành thạo, non tay dễ làm chết máy, hoặc xe chồm lên, chuyện tụt dốc lúc khởi động cũng chẳng có gì lạ. Nhưng khi đã nhuần nhuyễn, người lái cảm nhận chính xác lực cản đường, cũng như sức mạnh động cơ.
Chuyện đạp nhầm phanh thành ga, xe vọt lên đâm thẳng vào nhà dân hay nhào xuống sông sẽ chẳng thể xảy ra. Vậy làm sao có kỹ năng lái xe tốt? Đầu tiên phải thao tác đúng kỹ thuật, rồi sau đó rèn luyện thành phản xạ tự nhiên như một bản năng có sẵn.
Tài mới cần hiểu sự khác biệt về cấu tạo cũng như nguyên lý vận hành của các loại xe khác nhau, đặc biệt là loại xe mà mình gắn bó. Ví như vấn đề giữa xe số sàn và tự động.
Thực trạng giao thông hiện nay, xe máy tràn ngập từng con đường, tuyến phố. Là phương tiện di chuyển hàng ngày, nên mỗi người đều có những kỹ năng nhất định trong việc điều khiển loại xe hai bánh. Có quan điểm rằng, thói quen sử dụng xe gắn máy gây ra một số nhầm lẫn khi thao tác trên ôtô cũng là điều có lý.
Đơn cử nguyên tắc của xe ôtô trang bị số tự động là chỉ dùng một chân nếu không sẽ rất nguy hiểm, bởi nếu chạy tốc độ cao, mà ta vừa thắng vừa ga dễ làm xe lật nhào. Liệu nguyên tắc đó có áp dụng được cho xe máy số tự động không khi mà người ta thiết kế nó không như chiếc ôtô.
Vấn đề sẽ được giải quyết nếu các thao tác trên từng loại xe được luyện thành kỹ năng, bạn có thể chỉ dùng một chân chuyển qua lại giữa phanh và ga mà không sợ nhầm lẫn. Với xe máy, cần rèn luyện nhuần nhuyễn thao tác “tay nhả ga, chân đạp phanh” đối với xe số, hoặc “nhả ga, bóp thắng” đối với xe tay ga. Thậm chí nếu có chiếc ôtô nào thiết kế phanh một chân, ga một chân, bạn vẫn sử dụng an toàn khi tạo được kỹ năng đạp phanh “nhả ga, đạp phanh” và ngược lại như nguyên tắc “vào côn, ra ga” của xe ôtô dùng số sàn.
Chỉ riêng kỹ năng phanh không thành thạo thì tai nạn chẳng bao giờ hết. Việc tranh luận ôtô trang bị số tự động dễ đạp nhầm thắng thành ga, xe gắn máy vừa đạp thắng vừa nhấn ga sẽ mãi mãi không dứt, và ý kiến cho rằng nó là những chiếc xe thiếu an toàn vẫn còn.
Rõ ràng việc xây dựng kỹ năng lái xe là rất quan trọng, nó quyến định đến tỷ lệ tai nạn đặc biệt trong điệu kiện giao thông phức tạp hiện nay của Việt Nam, đủ chủng loại phương tiện với cấu tạo, nguyên lý hoạt động khác nhau. Thêm vào đó là không thiếu kiểu chạy băng ngang băng dọc của người tham gia giao thông. Cũng xin nói thêm rằng, nếu ai cũng có kỹ năng lái thuần thục thì tình trạng băng ngang băng dọc sẽ tự nhiên mất đi, bởi việc lái xe đúng làn đường đã được rèn thành bản năng.
Điều cuối cùng tôi muốn nói trong chủ đề này là các bạn không thể tạo ra kỹ năng lái xe nếu chỉ học mấy ngày, ngày mấy giờ, hôm nay lái xe này ngày mai lái xe khác. Nếu không chủ động học hỏi và rèn luyện nghiêm túc thì mong muốn có được kỹ năng lái xe quả là chuyện xa vời. Đã có lần tôi xem trên VTV1, một thầy giáo dạy lái xe nói rằng chỉ cần làm quen vài giờ là lái được xe số tự động sau khi học lái xe số sàn, đây thực sự là sai lầm nghiêm trọng mọi người cần chú ý.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Việc áp dụng "kỹ thuật", thói quen vẫn đi 2B để đi 4B đang diễn ra hàng ngày mà!
Đi qua các chợ­ lớ­n, giờ đón nhí ở các trường học 2 mợ trên 2 cái 4B ngược chiều đỗ chéo mở kính thản nhiên buôn dưa hấu để cả 2 dãy dài xe 2 chiều đường chờ. Các thanh niên thì rẽ sang đường đánh rẹt, làm nhiều người đi cùng đường phanh dúi dụi. Đường hơn chùn một chút là thi nhau lách lên, chưa cần đông lắm thì đã bị nút kín. Nhiều thanh niên (không chỉ chị em) đi ngoài đường không chạy được nhanh thấy xe sau chạy tới là chiếm luôn giải phân cách, chạy giữa 2 làn đường,...!!!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy bài dài mà chẳng nói được nhiều hoặc ít liên quan tới tiêu đề. Có lẽ đúng như cụ coolpix nói: nhiều người mới lái 4b cứ đem kiểu chạy 2b áp vào nên mới có kiểu 4b tạt đầu, lạng lách như đúng rồi.
Có một điểm em khuyên các cụ mới lái 4b là: đi đến khi nào cảm giác làm chủ chiếc 4b như đang đi 2b (ko phải chuyện lạng lách) thì mới gọi là thạo.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,983
Động cơ
473,945 Mã lực
Đọc bài cụ chủ em cũng chẳng hiểu.
Còn vụ xe AT mà đi bằng 2 chân em thấy nhiều cụ nói, nhưng em chẳng đi 2 chân bao giờ
Thứ nhất chân ga, chân phanh người ta đã cố để về bên phải và chỉ dùng chân phải, ga thì không phanh và ngược lại. Còn chuyện nhầm là do không chịu tập luyện thôi.
Thứ 2, người ta đã để cả 2 chân sang phải thì cố nèo chân trái sang làm gì cho nó khó chịu, xe số tự động là để thoải mái hơn, chân trái nhàn nhã hơn, cố thò chân trái sang phải làm gì? Hồi mới lái em thấy đi số tự động nhàn tênh, sau này đi nhiều thì em không khoái số tự động lắm vì mình không có cảm giác kiểm soát côn số nên thấy nó cứ nhàm nhàm thế nào ấy. Ở Cty em nếu cần đi ô tô em toàn lấy con MT đi khoái hơn, chỉ khi nào MT bận thì em mới đi AT :D
 

cucho

Xe tăng
Biển số
OF-76328
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
1,222
Động cơ
433,240 Mã lực
Bài của bác chủ có đến 1/2 là dẫn dắt vào đề

- Cái vụ cướp ga của 4b hoàn toàn khác 2b. Khi 2b bị cướp ga thì 99% là do ngừoi điều khiển có xu hướng tự vệ tức là dùng chân hãm xe, xe thì cố tiến lên, thế là tay ga bị với tức là véo ga, là có xu hướng vặn tăng ga lên thế là vù 1 phát đấy

- Chuyển thể kỹ thuật điều khiển 2b sang điều khiển 4b thì có đặc trưng rõ nhất là phong cach "đi ngang, về tắt" đấy bác. Tức là, bất cứ lúc nào thấy cần là rẽ, là đỗ, là ghé dừng, là quay đầu thôi. Rât nguy hiểm cho cộng đồng đó bác !!!. Còn những tay lái đó xem thường nguy cơ cho bản thân họ thì kệ họ. Nhưng tuyệt đối họ không có quyền coi thường nguy cơ cho những ngừoi xung quanh
 

newcarens2011

Xe tải
Biển số
OF-111722
Ngày cấp bằng
6/9/11
Số km
242
Động cơ
392,021 Mã lực
Cụ viết dài mà em chẳng hiểu gì với cái tiêu đề của cụ. ko biết trung tâm Trường An của cụ có dạy lái oto Kiểu này ko [-O<
 

nhattri

Xe hơi
Biển số
OF-206531
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
139
Động cơ
820,133 Mã lực
Cám ơn cụ chủ đã chia sẻ...
Tuy nhiên em cũng có quan điểm k hiểu sao lại lái AT bằng 2 chân...Chắc k ngẫu nhiên mà nhà sản xuất cũng đã để cùng 1 bên...Có lẽ cụ nên xem lại cách đó, vì em nghĩ rất có thể gây mất an toàn.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,649
Động cơ
906,550 Mã lực
Theo em khi đã lên 4B thì cố quên đượ­c những thói quen với cái 2B có khi tốt hơn!
Tuy cũng dùng động cơ nổ, là phương tiện giao thông theo luật nhưng để điều khiển 1 cái 4B dù có 4 bánh khó đổ hơn, nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều so với những cái 2B!
 

magicwalker

Xe buýt
Biển số
OF-15960
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
504
Động cơ
515,900 Mã lực
Chả có gì liên quan với nhau!
Kỹ thuật lái xe 2B là kỹ năng giữ thăng bằng như xe đạp, còn kỹ thuật lái 4B lại khác hoàn toàn: côn, ga, số, phanh...
Xe 4b AT hay gây tai nạn phần nhiều do việc học không đi đôi với hành: học kỹ thuật lái xe MT, trong khi lại thực lái AT.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top