- Biển số
- OF-175619
- Ngày cấp bằng
- 8/1/13
- Số km
- 118
- Động cơ
- 341,680 Mã lực
Link toi hết rồi ạ
Vuốt đôi tý. Chuẩn không cần chỉnh.Ảnh 1: Chiến tranh KCCM, trước 1975, ảnh đã bị cắt bớt mấy nhân vật.
Ảnh 2: Chiến tranh TG II, nữ du kích Nga bị phát xít Đức treo cổ.
Ảnh 3: đã bị edit.
Tội ác chiến tranh của tung của đã được xác nhận, không cần mấy tấm hình của cụ post đâu.
Link? Xin mời gúc!
Phải chăng đây là anh Hoà bên công chứng An Nhất Namvoka cụ.
tranh luận bất cứ đâu cần dẫn chứng vững vàng.
Cảm ơn cụ rất nhiều. Mọi hình ảnh về những trận đánh như hiện ra trước mắt. Sự hy sinh dũng cảm của đồng chí bộ đội biên phòng của ta thật cao quý.Hưởng ứng theo tinh thần 17/2 em st cho các cụ nào ít lướt web. Nguồn Báo Thanh Niên.
Kỳ 1: Bức điện cuối cùng của đồn Pha Long
Bia trấn ải tại Pha Long
Lịch sử ngành Thông tin cơ yếu Quân đội không thể quên những bức điện vĩnh biệt đồng đội, gửi đi trong thời khắc cuối cùng của lằn ranh sinh - tử. Đó là một bức điện từ nhà giàn DK1 và một từ Đồn Biên phòng Pha Long (Lào Cai), ngay trong những ngày đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.
“Dù còn 1 người cũng chiến đấu”
Đồn Biên phòng Pha Long đóng ở tận cùng mảnh đất Mường Khương, Lào Cai với cổng đồn uy nghiêm vững chãi, chốt giữ con đường dẫn ra cửa khẩu cùng tên. Bên trái cánh cổng, mới cứng tấm bia trấn ải mới được dựng hồi tháng 5.2013, chữ tô đỏ chót như máu: “Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non. Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định. Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng. Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an. Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ” (Tạm dịch nghĩa: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây).
Bên phải là đài tưởng niệm, ghi tên 37 người lính Biên phòng hy sinh tại Pha Long, đại đa số ngã xuống thời điểm tháng 2.1979, trong khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược.
Trung tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pha Long, kể: sáng sớm 17.2.1979, phía Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công sang Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Đài tưởng niệm các Liệt sĩ Đồn Biên phòng Pha Long
Ngay từ 5 giờ sáng, Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây nhưng vẫn chiến đấu phòng ngự suốt 4 ngày đêm (17 - 20.2), chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.
Đến bây giờ, những người già ở Mường Khương vẫn thường nhắc đến những địa danh đẫm máu trong trận chiến khốc liệt 4 ngày đêm ấy. Đó là trạm Biên phòng Lồ Cố Chin, nằm cạnh mốc 21 cách Đồn 5 km; pháo đài Lê Đình Chinh, cách Đồn khoảng 200 m; chốt cửa khẩu và đặc biệt là Đồn bộ...
Tính ra, trong 4 ngày đêm, lính Trung Quốc vây kín quanh Đồn, tổ chức 13 lần xung phong vượt cổng - vượt thành để chiếm Đồn thì 10 lần bị đánh trả quyết liệt phải tháo lui, yêu cầu pháo tầm xa và hỏa lực đi cùng bắn áp chế mục tiêu.
Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!
Bức điện tín cuối cùng phát đi tại Đồn Pha Long
Thượng tá Trần Quốc Khải, nguyên Trưởng Đồn Biên phòng Pha Long, hồi tưởng: “Quân đội đối phương được huấn luyện rất kỹ về đánh bộc phá, chúng lại giàu bộc phá để đánh công kiên, nhưng suốt 4 ngày đêm tấn công, chúng không đặt được 1 quả bộc phá nào vào chân lô cốt chỉ vì không tiếp cận được mục tiêu!”.
Đến giờ ông vẫn ngạc nhiên về tác phong chiến đấu lạ lùng của binh sĩ địch: chỉ sợ B40 và lựu đạn; thấy súng CKC bắn trả chỉ cười và tiến dồn đống trước hỏa lực đại liên, trung liên; đánh vào lô cốt ngầm thì không tìm góc chết; khi bị thương thì kêu la inh ỏi, túm tụm với nhau...
Chính những điểm yếu này của địch đã tạo cơ hội cho chiến sĩ ta đánh tiêu diệt, gây thương vong rất nặng cho chúng (khoảng 800 tên).
Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù trước đó đã được tăng cường 3 Đại đội Cơ động của tỉnh, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực - đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao... những người lính Pha Long đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Đến giờ, các nhân viên Thông tin - cơ yếu trong toàn quân lúc đó vẫn không quên nội dung 2 bức điện phát lên từ Pha Long: bức điện gửi trưa ngày 18.2 ghi: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn 1 người cũng chiến đấu” và bức điện lúc 11 giờ ngày 19.2: “Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí!”.
Nghĩa trang Liệt sĩ xã Pha Long
32 người nằm lại Pò Hèn
Cũng làm nhiệm vụ Thông tin - cơ yếu như đồng đội ở Đồn Pha Long, nhưng chiến sĩ Đoàn Tiến Phúc (Đồn Pò Hèn, Quảng Ninh) không kịp gửi bức điện vĩnh biệt, bởi phút cuối cùng, đài vô tuyến của đồn bị hỏng.
Khi nhận được mệnh lệnh cuối cùng, trước khi ngã xuống của Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo: “Thiêu hủy tài liệu mật”, chiến sĩ Phúc chưa kịp thực hiện thì trúng đạn bị thương nặng. Biết không thể sống được, Phúc để tài liệu dưới bụng, nằm đè lên. Anh hy sinh bên cạnh Chính trị viên Tảo.
“Đâu rồi những chàng trai trẻ/Ùa xuống cổng đồn đón khách lên thăm/Chỉ còn bia mộ nghĩa trang?/Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng/Gặp điệp khúc tháng hai năm bảy chín/Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long”...
(Trích bài thơ “Ghi ở Pha Long” của nhà thơ Vương Trọng)
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tại Đồn Biên phòng Pò Hèn là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong ngày 17.2.1979. Lúc 5 giờ 30 phút, chiến sĩ gác Phạm Văn Điều phát hiện lính Trung Quốc trước cổng Đồn, cũng là lúc chúng hoàn thành việc triển khai bao vây Đồn bằng 3 hướng bộ binh đã tràn sang trước đó.
Cũng giống như ở Pha Long, Đồn trưởng Biên phòng Pò Hèn đi vắng, nên nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu dồn lên vai Đồn phó Đỗ Sĩ Họa và Chính trị viên Nguyễn Xuân Tảo. Cùng sát cánh chiến đấu với cán bộ chiến sĩ Đồn là Chủ tịch xã Pò Hèn đến chơi và chị Hoàng Thị Hồng Chiêm, nhân viên Thương nghiệp huyện Hải Ninh (Quảng Ninh) lên thăm người yêu là anh Bùi Văn Lượng, cán bộ đội Vận động quần chúng của Đồn.
Cuộc chiến đấu không cân sức giữa những người lính Biên phòng, đánh trả từ chó chiến đấu Trung Quốc cho đến những tên lính bộ binh thiện chiến, kết thúc lúc 11 giờ 30 cùng ngày. Tất cả 32 cán bộ chiến sĩ Đồn Pò Hèn hy sinh.
Bộ đội Biên phòng Pha Long dựng nhà cho gia đình liệt sĩ
Ở Đồn Biên phòng Pha Long và Pò Hèn bây giờ, cứ gần đến ngày 27.7 là thêm nghi ngút khói hương và nằng nặng sắc hoa tươi bên Đài tưởng niệm. Những bông hoa, chủ yếu là màu trắng, bởi những người lính khi ngã xuống còn rất trẻ. Người già ở Pha Long, Pò Hèn bảo: hầu hết anh em đều mất thi hài bởi đạn pháo, nên linh hồn quất quýt quanh Đồn, cùng giữ biên cương... (Còn tiếp)
Theo tổng kết, tại hướng Hoàng Liên Sơn, phía Trung Quốc đã huy động 3 quân đoàn (11, 13, 14). Một trung đoàn địch đánh vào khu vực Pha Long ở phía Đông để yểm trợ cho cánh quân Mường Khương. Tại hướng này, 3 Đồn Biên phòng cửa khẩu là Lào Cai, Mường Khương, Pha Long và 2 Đồn Nậm Chảy, Na Lốc đã chiến đấu quyết liệt.
Ngay tại điểm chốt cầu Chui, 2 chiến sĩ Quách Văn Rạng và Lê Hồng Cầm (Đồn Biên phòng Cửa khẩu) đã bắn cháy 2 xe tăng - bọc thép của địch. Hết đạn, chiến sĩ Cầm bị thương, địch bao vây hòng bắt sống. Chiến sĩ Rạng băng bó, cõng Cầm giấu vào bụi cây, sau đó xách AK chạy ra hướng khác, bắn vào nhóm lính đang truy lùng, đánh lạc hướng. Địch dồn về phía Rạng, anh phá súng và tung quả lựu đạn cuối cùng. Hình ảnh cuối cùng mà Cầm nhìn thấy là Rạng tay không đánh địch và bị chúng bắt sống, nhưng cương quyết không khai. Điên khùng, chúng móc 2 mắt của người chiến sĩ biên phòng và tra tấn anh đến chết.
Mai Thanh Hải
Quân chủ lực ta còn ở CPC cụ ạ. Sau này bộ đội chủ lực của ta kéo về phía bắc thì mấy thằng Kựa cũng rút.Em có một câu hỏi:
Khi TQ tấn công, VN hoàn toàn bị động hay sao? vì hầu hết các ảnh chỉ thấy dân quân và biên phòng chiến đấu, không thấy các lực lượng chủ lực. Những hình ảnh quân chủ lực chỉ xuất hiện thời gian sau này (sau khi TQ rút).
Thông thường khi tiến hành cuộc tấn công quân sự, ít nhiều phải có các động thái, ví dụ cắt đứt quan hệ, triệu đại sứ về nước.., tuyên bố. hoặc tình báo phải nắm được tình hình (nếu là cuộc tấn công hoàn toàn bí mật).
Cụ nào biết thông não nhà cháu phát
Được sinh ra năm 1985. Gần như không biết j về cuộc chiến này trên sách vở. Nhưng được mẹ kể từ rất nhỏ là quân Trung Quốc rất dã man và thâm nho. Và chính ngày sinh nhật lịch âm của em mẹ em cũng không lấy theo lịch của trung Quốc thời đó. Năm đó nước mình cũng không ăn tết cùng TQ mà ăn tết sớm hơn nó. Nên nó có câu vè "Việt Nam trông thế mà ngu hoa đào chưa nở đã đòi dón xuân". Cộng với vieec cạnh nhà có chú bộ đội biên phòng bị thương ở đầu lúc nào cũng đi dọc phố mồm lảm nhảm xung phong... Giết bọn Tầu thâm... Xung phong... Phần nào cũng cảm nhận thấy sự khốc liệt của ccộc chiến đấu. Nhưng bây giờ dc đọc bài này của bác quả thậy rất cảm động. Cảm ơn các cụ đã nhiệt tình up tư liệu và đặc biệt cảm ơn cụ chủ thớt.8X không biết thì còn có thể viện lý do không được học đọc qua sử sách, báo đài...nhywng 7x thì thạt đáng trách.
Cho đến trước 86~87 ta vưỡn chửi nó ra rả trên đài, báo...mà.
Chào cụ!vào đầu năm 1980 suýt mình đi bộ đội lần 2 đấy, một buổi chiều vừa đi làm về ông bố mình đưa cho mình cái giấy đi khám NVQS, mình giật mình hỏi sao bố lại nhận cho con, bố bảo sáng mày vừa đi làm được một lúc thì các anh ở phường vào đưa cái giấy này cho mày bảo tao cầm hộ, giờ mày về tao đưa cho mày, tôi càu nhàu bị ông bố tôi chửi cho một trận, nó bảo tao cầm hộ đưa cho mày thì tao cầm, mày không thích thì lên đáy mà trả, tôi không dám cãi ông nữa càm cái giấy đút vào túi áo ngực mòm thì càu nhàu vừa về đươc mấy năm lại phải đi lần nữa thế này thì buồn quá, đang làm ăn thuận lợi lại phải ra đi, chiều hôm sau đi làm về đang đi bộ về nhà, qua phố Khâm Thiên thì thấy một người vỗ vào vai tôi Dũng mày đi dâu đấy, tôi quay lại anh gập người quen cũ lại cùng tiểu đội ngày trước thấy vui lắm, mày vao đây uống nước với anh cái đã vội đi đâu vào giờ này, tôi phân vua em vừa đi làm về có vội gì đâu, anh kéo tôi vào quán nước chè vỉ hè phố Khâm Thiên, ngồi uống nước luyên thiên một lúc tôi nói với anh thế nào mà nó lại gọi em đi khám NVQS anh ạ thế có chán không, anh cười bảo mày đùa đấy à, tôi bảo thật đấy anh tưởng tôi nó đùa, giơ tay ra sờ vào chán tôi nói mày làm sao đấy bị sốt à, tôi bảo thật mà lỵ em không đùa anh đâu và giơ cái giấy khám NVQS ra, anh bảo mày mới ra quân được 2 năm thì phải, tôi bảo vâng, hồi ý anh là lính 73, tôi là lính đầu năm 75, tôi nhập ngũ sau anh nhưng lại được ra trước anh, chúng tôi là lính pháo phòng không, lên khi vào nam không phải chiến đấu vì không có máy bay nào mà bắn cả, có thì đã phản chiến hết rồi, khi tôi ra quân anh bị giữ lại làm lòng cốt huấn luyện lính mới lên ra quân sau tôi, anh bảo mày còn giữ lại cái giấy xuất ngũ không, tôi bảo có trứ em giữ như giữ mả tổ ấy trứ, vì hồi ấy đi xin việc làm ở đâu mà không có giấy này là họ không nhận cho mình vào làm việc, anh bảo thế mày có thích đi nữa không, tôi bảo anh em đi nữa cũng chẳng sợ nhưng đang làm ăn yên ổn thì lại phải đi thế có chán không, anh bảo đến hôm khám ý mày mang cái giấy xuất ngũ lên quận đội bảo với các anh ý là NVQS thì tôi đi rồi, nay tôi lên cho các ông xem cái giấy xuất ngũ của tôi và tôi trả các ông cái giấy khám NVQS, anh nói thêm léu các anh ý mà nói tổ quốc cần thì mày trả lời thế này nhé, lếu tổ quốc cần thật thì các phải cho tôi cái lệnh tái ngũ trứ NVQS thì tôi đi rồi và không đi nũa, tôi thắc mắc NVQS và lệnh tái ngũ thì cũng vẫn là đi có khác gì nhau đâu, anh cười bảo mày ngu thế NVQS là mày đi lính mới còn lệnh tái ngũ lếu có thì mày cũng vào hạng hạ sỹ quan rồi, mày vào làm B trưởng luôn có phải xướng không có lính mới sai luôn hay mày muốn vào làm lính mới cho chúng nó sai, tôi mừng lắm, đúng sáng hôm khám tôi theo lời anh lên quân đội Đóng Đa nó lằm ở ngõ Thịnh Hào nay là phố Đông Các ý, gập các anh ý tôi vào và trả giấy khám NVQS cái này tôi đi rồi và bây giờ không đi nữa và giơ cái giấy xuất ngũ ra cho các anh ý xem, anh trung úy xem một lúc rồi bảo tôi ngồi chờ, lúc sau anh đi cung với một anh thượng úy đến, cầm hai cái giấy của tôi trên tay anh bảo của cậu à, tôi đáp vâng của em đấy anhg bảo đang đánh nhau ỏ biên giới với TQ, cậu có biết lệnh tái ngũ là trong vòng 3 này phải có mặt để lên đường không, tôi trả lời lếu tổ quốc cần đến tôi có lệnh tái ngũ không cần đến 3 ngày chỉ 24 tiếng tôi xin có mặt ngay và không cần phải khám sức khỏe cũng như luyên tập nũa, vì cái ý tôi đã được luyện tập từ mấy năm trước rồi, tôi tuy là lính pháo phòng không thật những cũng phải tập sơ qua một chút bộ binh lên không phải tập nữa, anh nhẹ nhàng bảo tôi em cầm cái giấy xuất ngũ của em về, lếu cần anh sẽ có lệnh tái ngũ cho em, em nhớ là khi có lệnh sau 3 ngày phải có mặt để nhận nhiệm vụ đấy nhé, tôi vâng to một tiếng và chào anh ra về, sau đấy chẳng thấy ai gọi tôi nữa các bạn ạ, giờ tôi là CCB của phường rồi
Em còn dư mấy quyển này, cụ cần nữa khôngCụ bán hay cho thuê ko ạ? Em muốn đọc tìm hiểu thêm
Cụ bán thế nào ah?Em còn dư mấy quyển này, cụ cần nữa không
Cụ ở đâu? Em làm ở 195 khâm thiên cụ có tiện đường chuyển giúp em được ko?3 quyển truyện đánh tàu 150k nhé cụ,hihi
mặt trận 1509 phỏng cụ chủỞ cái cối xay thịt này tụi em đánh nhau với tụi tầu (em chỉ ở từ 9/83 đên 12/85 thôi)
(ảnh tụi tầu chụp)