[Funland] Ảnh về cuộc chiến tranh Việt-Trung

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Tấm hình chụp vội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường (80 tuổi, hiện đang nghỉ hưu ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) nhớ lại: đầu tháng 2.1979 ông là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà Xuất bản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) được cử đi tăng cường cho biên giới Cao Bằng làm nhiệm vụ chụp hình tư liệu.
Rạng sáng 17.2.1979, bộ binh và xe tăng Trung Quốc ào ạt tấn công vào cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa, Cao Bằng) đúng lúc ông Thường đang công tác tại đó và đến buổi trưa 17.2.1979, ông phải rút về tuyến sau cùng 2 chiến sĩ công an.
Sáng 24.2.1979, khi đang cùng những người dân tản cư chạy về phía sau, đến bên kia cầu Tài Hồ Sìn, ông Thường thấy 2 chiếc xe Gat69 đỗ bên đường, cạnh đó là tốp khoảng 3-4 anh bộ đội đang xúm quanh 1 người phụ nữ máu me bê bết đầy người, nằm bất tỉnh như đã chết và 1 cô bộ đội khoác súng AK đang ôm nựng em bé gái chừng 2-3 tuổi, khóc khản đặc.
Do đang chạy giặc, nên ông Thường chỉ có vài phút hỏi thông tin: 2 mẹ con bị đạn Trung Quốc bắn, được đơn vị trinh sát của bộ đội ta gặp trong rừng và đưa ra cầu Tài Hồ Sìn trong suốt 1 ngày đêm để chuyển về tuyến sau. Cô bộ đội là người đã bế em bé từ chỗ bị nạn ra và đang chờ đưa 2 mẹ con lên xe vận tải.
“Tôi chỉ kịp chụp tấm hình cô bộ đội bế đứa bé và nhanh chóng rời khỏi khu vực, không để thám báo Trung Quốc gọi pháo bắn tiêu diệt!” – Ông Trần Mạnh Thường nhớ lại vậy.
Tấm hình cô bộ đội bế đứa bé của tác giả Trần Mạnh Thường, ngay sau đó đã được đăng trên Báo Quân Đội Nhân Dân, thời điểm cuối tháng 2.1979, với lời chú thích ngắn gọn: “Mẹ của em bé? Không phải. Mẹ của em bị quân Trung Quốc xâm lược giết hại tại ngã ba Khâu Đồn ngày 24.2.1979 và đây là cô bộ đội đã cứu em!”…
Tháng 2.2014, chúng tôi lên Cao Bằng tìm tung tích của cô bộ đội, em bé theo những ký ức lờ mờ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường và thông tin thời gian, địa điểm về các đơn vị có nữ quân nhân tham gia chiến đấu của các cựu binh biên giới.
Gần 1 tuần, chúng tôi có được thông tin về em bé năm xưa và tìm đến gia đình. Vừa nhìn thấy tấm hình, người phụ nữ đã giật mình: “Đó là tôi ngày xưa!” và mở tủ lật tìm mẩu báo cũ ố vàng, cũng in hình cô bộ đội bế em bé, đưa ra so với tấm hình chúng tôi lấy từ ông Thường.
“Hồi ấy tôi mới gần 3 tuổi, nghe bố mẹ kể lại là được cô bộ đội cứu và mẩu báo này, được gia đình cất giữ bao nhiêu năm qua, hòng mong gặp lại cô bộ đội!” – Cô bé năm xưa tên Hoàng Thị Thu Hiền, 40 tuổi, hiện đang là cán bộ của UBND xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng nghẹn ngào vậy.

Từ chị Hiền, chúng tôi tìm lại ký ức của 37 năm trước: năm 1979, bố mẹ chị là ông Hoàng Quang Thái và bà Hoàng Thị Phiến cùng công tác ở mỏ thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), nên gửi 2 chị em Hiền cho ông bà nội ở thôn Ngọc Quyến (nay là xóm 3, Ngọc Quyến, Hưng Đạo, TP.Cao Bằng) trông nom.
Giữa tháng 2.1979, bà Phiến nghỉ phép về thăm 2 con gái và ngày 16.2.1979, bà đạp xe chở Hiền về thăm quê ngoại ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng).
Sáng ngày 17.2, khi ông ngoại của Hiền đi mua thực phẩm thì pháo từ phía Trung Quốc ào ạt nã sang Cao Bằng, mở đường cho xe tăng và bộ binh tràn sang đánh chiếm, đốt phá, giết chóc người dân các bản làng dọc biên giới.
Không kịp ăn sáng, bà Phiến chở con gái hòa vào dòng người chạy giặc, dự định về nhà ông bà nội đón con gái lớn và đi sơ tán cùng gia đình bên nội. Chạy đến khu vực Cầu Khanh (xã Bế Triều, huyện Hòa An), thì nghe tin xe tăng Trung Quốc đã vào đến thị trấn Nước Hai (Hòa An), bà bế con chạy vào xóm Nà Sa (Bế Triều, Hòa An) lánh nạn.
Trước sự tấn công ào ạt của lính Trung Quốc, ngày hôm sau, mẹ con bà Phiến lại luồn rừng cùng một số hộ dân Nà Sa chạy xuống Cao Bình (xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng).
Tối ngày 21.2.1979, mẹ con bà Phiến cùng người dân Cao Bình di chuyển qua Hoàng Tung, hướng ra ngã ba Bản Tấn, hướng sang xã Bình Dương, dự định đi tắt qua rừng, tránh các điểm đã bị Trung Quốc chiếm đóng để về khu vực Tài Hồ Sìn, thoát về phía sau. Tuy nhiên, trên đường đi, đoàn sơ tán của bà bị lính Trung Quốc phát hiện xả súng bắn và bà bị thương vào đùi, 2 mẹ con ngã xuống rãnh nước ven đường mòn trong rừng, gần ngã ba Bản Tấn.
Suốt đêm đó, bà Phiến bất tỉnh và cô bé Hiền gào khóc bên mẹ đến khản đặc. Rạng sáng 22.2.1979, tình cờ 1 tổ trinh sát của bộ đội ta đi làm nhiệm vụ ngang qua, nghe thấy tiếng trẻ con khóc nên chia nhau kiếm tìm và phát hiện thấy. Trung đội trưởng trinh sát tên là Thành (quê Đoan Hùng, Phú Thọ) trực tiếp cõng bà Phiến về vị trí trú quân và Y tá Lê Văn Thích (quê Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là người sơ cứu vết thương cho bà Phiến, tạm thời chăm sóc cho em bé Hiền.
Sau 1 ngày chờ đợi không thấy tăng viện, Trung đội trưởng Thành đành huy động 1 số chiến sĩ (của các đơn vị chiến đấu tuyến trên, phải rút về phía sau) đưa 2 mẹ con bà Phiến về tuyến sau và cô bộ đội cũng được giao bế em bé, ngay khi vừa đặt chân đến khu vực Bản Tấn.
Cô bộ đội và 1 ngày đêm làm mẹ
Cô bộ đội trong ảnh tên Bùi Thị Mùi (58 tuổi, quê ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ), nhập ngũ tháng 11.1976, khi vừa tròn 18 tuổi. Tháng 2.1979, cô Mùi là chiến sĩ thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc sư đoàn 346, Quân khu 1.
Rạng sáng 17.2.1979, lính Trung Quốc ào ạt tấn công sang Cao Bằng và chỉ trong vài ngày đã tấn công vào sư đoàn bộ đang đóng quân tại Nam Tuấn (Hòa An, Cao Bằng), khiến các cán bộ chiến sĩ, từ nuôi quân cho đến quân y, hậu cần đều phải cầm chừng chiến đấu với quân Trung Quốc xâm lược.
“Cuộc chiến đấu khốc liệt, dai dẳng và cả sư đoàn bộ bị bao vây nên sư đoàn trưởng lúc ấy là Hoàng Biền Sơn phải ra lệnh cho các đơn vị tùy nghi rút lui để bảo toàn lực lượng!” – bà Mùi kể vậy và lắc đầu: “Đơn vị hy sinh từ Tiểu đoàn phó, quân nhu, y tá, lái xe nên nghe lệnh vậy, mọi người chỉ kịp mang theo súng đạn, cắt đường rừng về phía sau không có tiếng súng. Tôi ném hết lựu đạn, ôm khẩu AK còn băng đạn cuối cùng rút cùng trung đội, nhưng đến rạng sáng thì lạc nhau hết. Lúc ấy cả dân và bộ đội cùng rút, nên hỗn loạn và nguy hiểm vô cùng!”…

Sáng 23.2.1979, khi đến đường mòn khu vực Bản Tấn, bà Mùi gặp một tốp 5 chiến sĩ đang loay hoay bên 2 mẹ con người dân bị thương rất nặng, máu đầm đìa khắp người. Thấy bà tới, người chỉ huy đưa ngay cô bé chừng 2-3 tuổi đang ngất lịm và yêu cầu bế đứa bé, đi cùng cả tốp đưa 2 mẹ con về trạm phẫu phía sau cầu Tài Hồ Sìn.
“6 anh em chúng tôi luồn rừng qua xã Bình Dương (Hòa An), theo đội hình chiến đấu, mỗi người cách nhau 5 mét và không được ho hắng, nói to bởi phải luồn qua các điểm chốt giữ của lính Trung Quốc!” – Bà Mùi trầm giọng, rồi rơm rớm nước mắt: “Các anh ấy thay nhau người cõng bà mẹ, người chong súng bảo vệ, còn tôi thì bế đứa bé. Bé ngoan lắm, hình như cũng biết đang ở nơi nguy hiểm nên không dám khóc. Mỗi khi bé cựa quậy, tôi lại phải ủ vào ngực để bé nín. Lúc ấy chạy giặc nên chẳng có gì ăn, dọc đường cả tốp nhặt được mấy phong lương khô của bọn Trung Quốc đánh rơi, tôi đói lắm nhưng không dám ăn, cứ bóp mềm trong tay và đút cho bé, cùng với nước dưới suối để nó đỡ đói!”…
Sáng ngày 24.2.1979, cả tốp chiến sĩ đưa mẹ con đến cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), đúng lúc có 2 chiếc xe Gat69 đang chờ nhận thương binh chuyển về bệnh xá tiền phương cách đó khoảng 30km. Ngay lập tức, bà Phiến được đưa lên chiếc Gat có mui chở thương binh nặng, cô Mùi bế bé Hiền ngồi lên xe chở thương binh nhẹ về tuyến sau.
“Khoảng 4 giờ chiều tới trạm phẫu. Tôi nhảy xuống xe, trao em bé cho các y tá đang chờ sẵn để quay lên biên giới tìm về đơn vị. Đứa bé rời khỏi tay tôi, tự dung khóc thét và cứ vươn cả 2 tay đòi theo. Tôi cũng muốn ở lại với bé một đêm lắm, nhưng tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải quay lại để chiến đấu!” – bà Mùi bật khóc và lẩn mẩn: “Ngồi trên xe, gió lạnh quá tôi lấy mũ mềm đội cho bé nhưng bay mất. Khi trao đứa bé, tôi lấy mảnh vải dù quấn cổ nó cho đỡ bị lạnh. Chẳng biết giờ nó còn giữ không?”…

Tháng 12.1979 bà Mùi xuất ngũ về địa phương làm công tác kế toán tại UBND xã Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Thọ) và năm 1981 cưới ông Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1954). Tròn 35 năm là vợ chồng nhưng ông bà vẫn không có con.
Tháng 3.2015 vừa qua, trong lúc vào rừng lấy củi, bà Mùi bị cây đổ đè qua người gây đa chấn thương, phải xuống Việt Trì (Phú Thọ) và Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) chữa trị, mới qua khỏi. Hiện bà phải nằm liệt ở nhà và mọi việ sinh hoạt cá nhân, đều 1 tay ông Long lo toan.
“Tôi năm nay 58 tuổi, không có con. Nhưng ít nhất tôi cũng được làm mẹ suốt 1 ngày đêm, trong những ngày lửa đạn tháng 2.1979. Không biết đứa con tôi nuôi 1 ngày đêm hồi ấy, giờ khôn lớn thế nào!” – bà Mùi ứa nước mắt, trong chiều trung du, cuối tháng 2.2016…
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Tấm hình chụp vội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường (80 tuổi, hiện đang nghỉ hưu ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) nhớ lại: đầu tháng 2.1979 ông là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà Xuất bản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) được cử đi tăng cường cho biên giới Cao Bằng làm nhiệm vụ chụp hình tư liệu.
Rạng sáng 17.2.1979, bộ binh và xe tăng Trung Quốc ào ạt tấn công vào cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa, Cao Bằng) đúng lúc ông Thường đang công tác tại đó và đến buổi trưa 17.2.1979, ông phải rút về tuyến sau cùng 2 chiến sĩ công an.
Sáng 24.2.1979, khi đang cùng những người dân tản cư chạy về phía sau, đến bên kia cầu Tài Hồ Sìn, ông Thường thấy 2 chiếc xe Gat69 đỗ bên đường, cạnh đó là tốp khoảng 3-4 anh bộ đội đang xúm quanh 1 người phụ nữ máu me bê bết đầy người, nằm bất tỉnh như đã chết và 1 cô bộ đội khoác súng AK đang ôm nựng em bé gái chừng 2-3 tuổi, khóc khản đặc.
Do đang chạy giặc, nên ông Thường chỉ có vài phút hỏi thông tin: 2 mẹ con bị đạn Trung Quốc bắn, được đơn vị trinh sát của bộ đội ta gặp trong rừng và đưa ra cầu Tài Hồ Sìn trong suốt 1 ngày đêm để chuyển về tuyến sau. Cô bộ đội là người đã bế em bé từ chỗ bị nạn ra và đang chờ đưa 2 mẹ con lên xe vận tải.
“Tôi chỉ kịp chụp tấm hình cô bộ đội bế đứa bé và nhanh chóng rời khỏi khu vực, không để thám báo Trung Quốc gọi pháo bắn tiêu diệt!” – Ông Trần Mạnh Thường nhớ lại vậy.
Tấm hình cô bộ đội bế đứa bé của tác giả Trần Mạnh Thường, ngay sau đó đã được đăng trên Báo Quân Đội Nhân Dân, thời điểm cuối tháng 2.1979, với lời chú thích ngắn gọn: “Mẹ của em bé? Không phải. Mẹ của em bị quân Trung Quốc xâm lược giết hại tại ngã ba Khâu Đồn ngày 24.2.1979 và đây là cô bộ đội đã cứu em!”…
Tháng 2.2014, chúng tôi lên Cao Bằng tìm tung tích của cô bộ đội, em bé theo những ký ức lờ mờ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường và thông tin thời gian, địa điểm về các đơn vị có nữ quân nhân tham gia chiến đấu của các cựu binh biên giới.
Gần 1 tuần, chúng tôi có được thông tin về em bé năm xưa và tìm đến gia đình. Vừa nhìn thấy tấm hình, người phụ nữ đã giật mình: “Đó là tôi ngày xưa!” và mở tủ lật tìm mẩu báo cũ ố vàng, cũng in hình cô bộ đội bế em bé, đưa ra so với tấm hình chúng tôi lấy từ ông Thường.
“Hồi ấy tôi mới gần 3 tuổi, nghe bố mẹ kể lại là được cô bộ đội cứu và mẩu báo này, được gia đình cất giữ bao nhiêu năm qua, hòng mong gặp lại cô bộ đội!” – Cô bé năm xưa tên Hoàng Thị Thu Hiền, 40 tuổi, hiện đang là cán bộ của UBND xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng nghẹn ngào vậy.

Từ chị Hiền, chúng tôi tìm lại ký ức của 37 năm trước: năm 1979, bố mẹ chị là ông Hoàng Quang Thái và bà Hoàng Thị Phiến cùng công tác ở mỏ thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), nên gửi 2 chị em Hiền cho ông bà nội ở thôn Ngọc Quyến (nay là xóm 3, Ngọc Quyến, Hưng Đạo, TP.Cao Bằng) trông nom.
Giữa tháng 2.1979, bà Phiến nghỉ phép về thăm 2 con gái và ngày 16.2.1979, bà đạp xe chở Hiền về thăm quê ngoại ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng).
Sáng ngày 17.2, khi ông ngoại của Hiền đi mua thực phẩm thì pháo từ phía Trung Quốc ào ạt nã sang Cao Bằng, mở đường cho xe tăng và bộ binh tràn sang đánh chiếm, đốt phá, giết chóc người dân các bản làng dọc biên giới.
Không kịp ăn sáng, bà Phiến chở con gái hòa vào dòng người chạy giặc, dự định về nhà ông bà nội đón con gái lớn và đi sơ tán cùng gia đình bên nội. Chạy đến khu vực Cầu Khanh (xã Bế Triều, huyện Hòa An), thì nghe tin xe tăng Trung Quốc đã vào đến thị trấn Nước Hai (Hòa An), bà bế con chạy vào xóm Nà Sa (Bế Triều, Hòa An) lánh nạn.
Trước sự tấn công ào ạt của lính Trung Quốc, ngày hôm sau, mẹ con bà Phiến lại luồn rừng cùng một số hộ dân Nà Sa chạy xuống Cao Bình (xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng).
Tối ngày 21.2.1979, mẹ con bà Phiến cùng người dân Cao Bình di chuyển qua Hoàng Tung, hướng ra ngã ba Bản Tấn, hướng sang xã Bình Dương, dự định đi tắt qua rừng, tránh các điểm đã bị Trung Quốc chiếm đóng để về khu vực Tài Hồ Sìn, thoát về phía sau. Tuy nhiên, trên đường đi, đoàn sơ tán của bà bị lính Trung Quốc phát hiện xả súng bắn và bà bị thương vào đùi, 2 mẹ con ngã xuống rãnh nước ven đường mòn trong rừng, gần ngã ba Bản Tấn.
Suốt đêm đó, bà Phiến bất tỉnh và cô bé Hiền gào khóc bên mẹ đến khản đặc. Rạng sáng 22.2.1979, tình cờ 1 tổ trinh sát của bộ đội ta đi làm nhiệm vụ ngang qua, nghe thấy tiếng trẻ con khóc nên chia nhau kiếm tìm và phát hiện thấy. Trung đội trưởng trinh sát tên là Thành (quê Đoan Hùng, Phú Thọ) trực tiếp cõng bà Phiến về vị trí trú quân và Y tá Lê Văn Thích (quê Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là người sơ cứu vết thương cho bà Phiến, tạm thời chăm sóc cho em bé Hiền.
Sau 1 ngày chờ đợi không thấy tăng viện, Trung đội trưởng Thành đành huy động 1 số chiến sĩ (của các đơn vị chiến đấu tuyến trên, phải rút về phía sau) đưa 2 mẹ con bà Phiến về tuyến sau và cô bộ đội cũng được giao bế em bé, ngay khi vừa đặt chân đến khu vực Bản Tấn.
Cô bộ đội và 1 ngày đêm làm mẹ
Cô bộ đội trong ảnh tên Bùi Thị Mùi (58 tuổi, quê ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ), nhập ngũ tháng 11.1976, khi vừa tròn 18 tuổi. Tháng 2.1979, cô Mùi là chiến sĩ thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc sư đoàn 346, Quân khu 1.
Rạng sáng 17.2.1979, lính Trung Quốc ào ạt tấn công sang Cao Bằng và chỉ trong vài ngày đã tấn công vào sư đoàn bộ đang đóng quân tại Nam Tuấn (Hòa An, Cao Bằng), khiến các cán bộ chiến sĩ, từ nuôi quân cho đến quân y, hậu cần đều phải cầm chừng chiến đấu với quân Trung Quốc xâm lược.
“Cuộc chiến đấu khốc liệt, dai dẳng và cả sư đoàn bộ bị bao vây nên sư đoàn trưởng lúc ấy là Hoàng Biền Sơn phải ra lệnh cho các đơn vị tùy nghi rút lui để bảo toàn lực lượng!” – bà Mùi kể vậy và lắc đầu: “Đơn vị hy sinh từ Tiểu đoàn phó, quân nhu, y tá, lái xe nên nghe lệnh vậy, mọi người chỉ kịp mang theo súng đạn, cắt đường rừng về phía sau không có tiếng súng. Tôi ném hết lựu đạn, ôm khẩu AK còn băng đạn cuối cùng rút cùng trung đội, nhưng đến rạng sáng thì lạc nhau hết. Lúc ấy cả dân và bộ đội cùng rút, nên hỗn loạn và nguy hiểm vô cùng!”…

Sáng 23.2.1979, khi đến đường mòn khu vực Bản Tấn, bà Mùi gặp một tốp 5 chiến sĩ đang loay hoay bên 2 mẹ con người dân bị thương rất nặng, máu đầm đìa khắp người. Thấy bà tới, người chỉ huy đưa ngay cô bé chừng 2-3 tuổi đang ngất lịm và yêu cầu bế đứa bé, đi cùng cả tốp đưa 2 mẹ con về trạm phẫu phía sau cầu Tài Hồ Sìn.
“6 anh em chúng tôi luồn rừng qua xã Bình Dương (Hòa An), theo đội hình chiến đấu, mỗi người cách nhau 5 mét và không được ho hắng, nói to bởi phải luồn qua các điểm chốt giữ của lính Trung Quốc!” – Bà Mùi trầm giọng, rồi rơm rớm nước mắt: “Các anh ấy thay nhau người cõng bà mẹ, người chong súng bảo vệ, còn tôi thì bế đứa bé. Bé ngoan lắm, hình như cũng biết đang ở nơi nguy hiểm nên không dám khóc. Mỗi khi bé cựa quậy, tôi lại phải ủ vào ngực để bé nín. Lúc ấy chạy giặc nên chẳng có gì ăn, dọc đường cả tốp nhặt được mấy phong lương khô của bọn Trung Quốc đánh rơi, tôi đói lắm nhưng không dám ăn, cứ bóp mềm trong tay và đút cho bé, cùng với nước dưới suối để nó đỡ đói!”…
Sáng ngày 24.2.1979, cả tốp chiến sĩ đưa mẹ con đến cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), đúng lúc có 2 chiếc xe Gat69 đang chờ nhận thương binh chuyển về bệnh xá tiền phương cách đó khoảng 30km. Ngay lập tức, bà Phiến được đưa lên chiếc Gat có mui chở thương binh nặng, cô Mùi bế bé Hiền ngồi lên xe chở thương binh nhẹ về tuyến sau.
“Khoảng 4 giờ chiều tới trạm phẫu. Tôi nhảy xuống xe, trao em bé cho các y tá đang chờ sẵn để quay lên biên giới tìm về đơn vị. Đứa bé rời khỏi tay tôi, tự dung khóc thét và cứ vươn cả 2 tay đòi theo. Tôi cũng muốn ở lại với bé một đêm lắm, nhưng tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải quay lại để chiến đấu!” – bà Mùi bật khóc và lẩn mẩn: “Ngồi trên xe, gió lạnh quá tôi lấy mũ mềm đội cho bé nhưng bay mất. Khi trao đứa bé, tôi lấy mảnh vải dù quấn cổ nó cho đỡ bị lạnh. Chẳng biết giờ nó còn giữ không?”…

Tháng 12.1979 bà Mùi xuất ngũ về địa phương làm công tác kế toán tại UBND xã Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Thọ) và năm 1981 cưới ông Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1954). Tròn 35 năm là vợ chồng nhưng ông bà vẫn không có con.
Tháng 3.2015 vừa qua, trong lúc vào rừng lấy củi, bà Mùi bị cây đổ đè qua người gây đa chấn thương, phải xuống Việt Trì (Phú Thọ) và Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) chữa trị, mới qua khỏi. Hiện bà phải nằm liệt ở nhà và mọi việ sinh hoạt cá nhân, đều 1 tay ông Long lo toan.
“Tôi năm nay 58 tuổi, không có con. Nhưng ít nhất tôi cũng được làm mẹ suốt 1 ngày đêm, trong những ngày lửa đạn tháng 2.1979. Không biết đứa con tôi nuôi 1 ngày đêm hồi ấy, giờ khôn lớn thế nào!” – bà Mùi ứa nước mắt, trong chiều trung du, cuối tháng 2.2016…
Đọc cái này xong, em vừa vui, vừa buồn. Mà buồn nhiều hơn :(
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Đọc cái này xong, em vừa vui, vừa buồn. Mà buồn nhiều hơn :(
Vầng thưa Cụ.
Chiến tranh đã qua đi, những người lính trở về đời thường vạt lộn li toan với cuộc sống hằng ngày.
Đa số họ đều vất vả và nhiều thiệt thòi...thậm chí ít được nhắc đến.
Cụ buồn cũng như tâm trạng chung của rất nhiều người mỗi khi nhắc và nhớ về cuộc chiến.này.
...
 

lenguyen457

Xe điện
Biển số
OF-313823
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
2,243
Động cơ
318,364 Mã lực
Tấm hình chụp vội
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường (80 tuổi, hiện đang nghỉ hưu ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) nhớ lại: đầu tháng 2.1979 ông là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà Xuất bản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) được cử đi tăng cường cho biên giới Cao Bằng làm nhiệm vụ chụp hình tư liệu.
Rạng sáng 17.2.1979, bộ binh và xe tăng Trung Quốc ào ạt tấn công vào cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa, Cao Bằng) đúng lúc ông Thường đang công tác tại đó và đến buổi trưa 17.2.1979, ông phải rút về tuyến sau cùng 2 chiến sĩ công an.
Sáng 24.2.1979, khi đang cùng những người dân tản cư chạy về phía sau, đến bên kia cầu Tài Hồ Sìn, ông Thường thấy 2 chiếc xe Gat69 đỗ bên đường, cạnh đó là tốp khoảng 3-4 anh bộ đội đang xúm quanh 1 người phụ nữ máu me bê bết đầy người, nằm bất tỉnh như đã chết và 1 cô bộ đội khoác súng AK đang ôm nựng em bé gái chừng 2-3 tuổi, khóc khản đặc.
Do đang chạy giặc, nên ông Thường chỉ có vài phút hỏi thông tin: 2 mẹ con bị đạn Trung Quốc bắn, được đơn vị trinh sát của bộ đội ta gặp trong rừng và đưa ra cầu Tài Hồ Sìn trong suốt 1 ngày đêm để chuyển về tuyến sau. Cô bộ đội là người đã bế em bé từ chỗ bị nạn ra và đang chờ đưa 2 mẹ con lên xe vận tải.
“Tôi chỉ kịp chụp tấm hình cô bộ đội bế đứa bé và nhanh chóng rời khỏi khu vực, không để thám báo Trung Quốc gọi pháo bắn tiêu diệt!” – Ông Trần Mạnh Thường nhớ lại vậy.
Tấm hình cô bộ đội bế đứa bé của tác giả Trần Mạnh Thường, ngay sau đó đã được đăng trên Báo Quân Đội Nhân Dân, thời điểm cuối tháng 2.1979, với lời chú thích ngắn gọn: “Mẹ của em bé? Không phải. Mẹ của em bị quân Trung Quốc xâm lược giết hại tại ngã ba Khâu Đồn ngày 24.2.1979 và đây là cô bộ đội đã cứu em!”…
Tháng 2.2014, chúng tôi lên Cao Bằng tìm tung tích của cô bộ đội, em bé theo những ký ức lờ mờ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường và thông tin thời gian, địa điểm về các đơn vị có nữ quân nhân tham gia chiến đấu của các cựu binh biên giới.
Gần 1 tuần, chúng tôi có được thông tin về em bé năm xưa và tìm đến gia đình. Vừa nhìn thấy tấm hình, người phụ nữ đã giật mình: “Đó là tôi ngày xưa!” và mở tủ lật tìm mẩu báo cũ ố vàng, cũng in hình cô bộ đội bế em bé, đưa ra so với tấm hình chúng tôi lấy từ ông Thường.
“Hồi ấy tôi mới gần 3 tuổi, nghe bố mẹ kể lại là được cô bộ đội cứu và mẩu báo này, được gia đình cất giữ bao nhiêu năm qua, hòng mong gặp lại cô bộ đội!” – Cô bé năm xưa tên Hoàng Thị Thu Hiền, 40 tuổi, hiện đang là cán bộ của UBND xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, Cao Bằng nghẹn ngào vậy.

Từ chị Hiền, chúng tôi tìm lại ký ức của 37 năm trước: năm 1979, bố mẹ chị là ông Hoàng Quang Thái và bà Hoàng Thị Phiến cùng công tác ở mỏ thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng), nên gửi 2 chị em Hiền cho ông bà nội ở thôn Ngọc Quyến (nay là xóm 3, Ngọc Quyến, Hưng Đạo, TP.Cao Bằng) trông nom.
Giữa tháng 2.1979, bà Phiến nghỉ phép về thăm 2 con gái và ngày 16.2.1979, bà đạp xe chở Hiền về thăm quê ngoại ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng).
Sáng ngày 17.2, khi ông ngoại của Hiền đi mua thực phẩm thì pháo từ phía Trung Quốc ào ạt nã sang Cao Bằng, mở đường cho xe tăng và bộ binh tràn sang đánh chiếm, đốt phá, giết chóc người dân các bản làng dọc biên giới.
Không kịp ăn sáng, bà Phiến chở con gái hòa vào dòng người chạy giặc, dự định về nhà ông bà nội đón con gái lớn và đi sơ tán cùng gia đình bên nội. Chạy đến khu vực Cầu Khanh (xã Bế Triều, huyện Hòa An), thì nghe tin xe tăng Trung Quốc đã vào đến thị trấn Nước Hai (Hòa An), bà bế con chạy vào xóm Nà Sa (Bế Triều, Hòa An) lánh nạn.
Trước sự tấn công ào ạt của lính Trung Quốc, ngày hôm sau, mẹ con bà Phiến lại luồn rừng cùng một số hộ dân Nà Sa chạy xuống Cao Bình (xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng).
Tối ngày 21.2.1979, mẹ con bà Phiến cùng người dân Cao Bình di chuyển qua Hoàng Tung, hướng ra ngã ba Bản Tấn, hướng sang xã Bình Dương, dự định đi tắt qua rừng, tránh các điểm đã bị Trung Quốc chiếm đóng để về khu vực Tài Hồ Sìn, thoát về phía sau. Tuy nhiên, trên đường đi, đoàn sơ tán của bà bị lính Trung Quốc phát hiện xả súng bắn và bà bị thương vào đùi, 2 mẹ con ngã xuống rãnh nước ven đường mòn trong rừng, gần ngã ba Bản Tấn.
Suốt đêm đó, bà Phiến bất tỉnh và cô bé Hiền gào khóc bên mẹ đến khản đặc. Rạng sáng 22.2.1979, tình cờ 1 tổ trinh sát của bộ đội ta đi làm nhiệm vụ ngang qua, nghe thấy tiếng trẻ con khóc nên chia nhau kiếm tìm và phát hiện thấy. Trung đội trưởng trinh sát tên là Thành (quê Đoan Hùng, Phú Thọ) trực tiếp cõng bà Phiến về vị trí trú quân và Y tá Lê Văn Thích (quê Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là người sơ cứu vết thương cho bà Phiến, tạm thời chăm sóc cho em bé Hiền.
Sau 1 ngày chờ đợi không thấy tăng viện, Trung đội trưởng Thành đành huy động 1 số chiến sĩ (của các đơn vị chiến đấu tuyến trên, phải rút về phía sau) đưa 2 mẹ con bà Phiến về tuyến sau và cô bộ đội cũng được giao bế em bé, ngay khi vừa đặt chân đến khu vực Bản Tấn.
Cô bộ đội và 1 ngày đêm làm mẹ
Cô bộ đội trong ảnh tên Bùi Thị Mùi (58 tuổi, quê ở xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, Phú Thọ), nhập ngũ tháng 11.1976, khi vừa tròn 18 tuổi. Tháng 2.1979, cô Mùi là chiến sĩ thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc sư đoàn 346, Quân khu 1.
Rạng sáng 17.2.1979, lính Trung Quốc ào ạt tấn công sang Cao Bằng và chỉ trong vài ngày đã tấn công vào sư đoàn bộ đang đóng quân tại Nam Tuấn (Hòa An, Cao Bằng), khiến các cán bộ chiến sĩ, từ nuôi quân cho đến quân y, hậu cần đều phải cầm chừng chiến đấu với quân Trung Quốc xâm lược.
“Cuộc chiến đấu khốc liệt, dai dẳng và cả sư đoàn bộ bị bao vây nên sư đoàn trưởng lúc ấy là Hoàng Biền Sơn phải ra lệnh cho các đơn vị tùy nghi rút lui để bảo toàn lực lượng!” – bà Mùi kể vậy và lắc đầu: “Đơn vị hy sinh từ Tiểu đoàn phó, quân nhu, y tá, lái xe nên nghe lệnh vậy, mọi người chỉ kịp mang theo súng đạn, cắt đường rừng về phía sau không có tiếng súng. Tôi ném hết lựu đạn, ôm khẩu AK còn băng đạn cuối cùng rút cùng trung đội, nhưng đến rạng sáng thì lạc nhau hết. Lúc ấy cả dân và bộ đội cùng rút, nên hỗn loạn và nguy hiểm vô cùng!”…

Sáng 23.2.1979, khi đến đường mòn khu vực Bản Tấn, bà Mùi gặp một tốp 5 chiến sĩ đang loay hoay bên 2 mẹ con người dân bị thương rất nặng, máu đầm đìa khắp người. Thấy bà tới, người chỉ huy đưa ngay cô bé chừng 2-3 tuổi đang ngất lịm và yêu cầu bế đứa bé, đi cùng cả tốp đưa 2 mẹ con về trạm phẫu phía sau cầu Tài Hồ Sìn.
“6 anh em chúng tôi luồn rừng qua xã Bình Dương (Hòa An), theo đội hình chiến đấu, mỗi người cách nhau 5 mét và không được ho hắng, nói to bởi phải luồn qua các điểm chốt giữ của lính Trung Quốc!” – Bà Mùi trầm giọng, rồi rơm rớm nước mắt: “Các anh ấy thay nhau người cõng bà mẹ, người chong súng bảo vệ, còn tôi thì bế đứa bé. Bé ngoan lắm, hình như cũng biết đang ở nơi nguy hiểm nên không dám khóc. Mỗi khi bé cựa quậy, tôi lại phải ủ vào ngực để bé nín. Lúc ấy chạy giặc nên chẳng có gì ăn, dọc đường cả tốp nhặt được mấy phong lương khô của bọn Trung Quốc đánh rơi, tôi đói lắm nhưng không dám ăn, cứ bóp mềm trong tay và đút cho bé, cùng với nước dưới suối để nó đỡ đói!”…
Sáng ngày 24.2.1979, cả tốp chiến sĩ đưa mẹ con đến cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), đúng lúc có 2 chiếc xe Gat69 đang chờ nhận thương binh chuyển về bệnh xá tiền phương cách đó khoảng 30km. Ngay lập tức, bà Phiến được đưa lên chiếc Gat có mui chở thương binh nặng, cô Mùi bế bé Hiền ngồi lên xe chở thương binh nhẹ về tuyến sau.
“Khoảng 4 giờ chiều tới trạm phẫu. Tôi nhảy xuống xe, trao em bé cho các y tá đang chờ sẵn để quay lên biên giới tìm về đơn vị. Đứa bé rời khỏi tay tôi, tự dung khóc thét và cứ vươn cả 2 tay đòi theo. Tôi cũng muốn ở lại với bé một đêm lắm, nhưng tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải quay lại để chiến đấu!” – bà Mùi bật khóc và lẩn mẩn: “Ngồi trên xe, gió lạnh quá tôi lấy mũ mềm đội cho bé nhưng bay mất. Khi trao đứa bé, tôi lấy mảnh vải dù quấn cổ nó cho đỡ bị lạnh. Chẳng biết giờ nó còn giữ không?”…

Tháng 12.1979 bà Mùi xuất ngũ về địa phương làm công tác kế toán tại UBND xã Đồng Xuân (Thanh Ba, Phú Thọ) và năm 1981 cưới ông Nguyễn Thanh Long (sinh năm 1954). Tròn 35 năm là vợ chồng nhưng ông bà vẫn không có con.
Tháng 3.2015 vừa qua, trong lúc vào rừng lấy củi, bà Mùi bị cây đổ đè qua người gây đa chấn thương, phải xuống Việt Trì (Phú Thọ) và Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội) chữa trị, mới qua khỏi. Hiện bà phải nằm liệt ở nhà và mọi việ sinh hoạt cá nhân, đều 1 tay ông Long lo toan.
“Tôi năm nay 58 tuổi, không có con. Nhưng ít nhất tôi cũng được làm mẹ suốt 1 ngày đêm, trong những ngày lửa đạn tháng 2.1979. Không biết đứa con tôi nuôi 1 ngày đêm hồi ấy, giờ khôn lớn thế nào!” – bà Mùi ứa nước mắt, trong chiều trung du, cuối tháng 2.2016…
Chắc kiếp trước, bà Mùi là mẹ ruột của cô bé trong ảnh.
 

Realred

Xe buýt
Biển số
OF-371261
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
776
Động cơ
250,423 Mã lực
Mạn phép cụ chủ thớt, em post lại 1 truyện ngắn nổi tiếng thời đánh Tàu, đã từng được đưa vào SGK những năm 80.

MẶT TRỜI BÉ CON CỦA TÔI
Thùy Linh


Tôi gặp cậu bé Nguyên lần đầu tiên ở nhà một người bạn. Tối hôm ấy đến chơi nhà Hà - đứa bạn thân nhất hồi tôi còn là sinh viên - thấy Hà đang ngồi chơi với một cậu thiếu niên mười bốn, mười lăm tuổi mặc bộ quần áo bộ đội rộng thùng thình. Chẳng hiểu sao tôi bị chú bé ấy thu hút suốt buổi nói chuyện. Có lẽ tại đôi mắt! Đôi mắt như mượn của người lớn lắp vào khuôn mặt còn đầy lông tơ, trông dè dặt và buồn mênh mang. Khi nó cười, thì khuôn mặt bị biến dạng đi, còn vẫn không xua được ánh buồn. Lúc nó về, tôi hỏi Hà được biết, năm Nguyên lên tám tuổi thì bố mẹ bỏ nhau. Thằng anh 16 tuổi ở với bố, Nguyên ở với mẹ. Được nửa tháng, thằng anh nhớ em quá nên đến xin bố cho hai anh em cùng về ở với mẹ. Vài tháng sau, mẹ đi lấy chồng. Theo yêu cầu của người chồng mới, người mẹ bỏ hai đứa con để theo ông ta. Không chịu theo mẹ về ở với bố dượng, hai anh em tự kiếm sống ở với nhau. Năm Nguyên mười ba tuổi, cậu anh bị bắt đi tù vì tham gia mấy vụ ăn cắp trong nhà máy. Từ đó Nguyên sống một mình.
Hà kể đến đấy thì có khách. Khi về suốt dọc đường tôi cứ nghĩ về cậu bé đáng thương kia. Nhưng tình thương ấy cũng chỉ là cơn gió lạ tràn qua, khiến tôi có cảm giác se lạnh trong chốc lát nếu không có một buổi chiều...
Gần hết giờ làm, tôi xin phép trưởng phòng để đong gạo. Đầu tháng, lại sắp tết nên cửa hàng gạo khá đông. Trước tôi có khoảng bốn chục chỗ xếp lằng nhằng đủ thứ: bao tải, nón rách, gạch, làn... tôi ngao ngán xếp bao tải vào cuối hàng rồi lên trên đứng. Trước ô cửa bán người ta đứng túm tụm chẳng ra hàng lối. Ai ghi sổ xong phải lách mãi mới ra được chỗ lấy gạo. Tiếng cô bán hàng đang nói với người mua.
- Đong hết nhé, một cân gạo nếp, bảy cân gạo, năm cân mỳ, năm đồng tám.
- Chị cho em đong một nửa thôi - người mua là một chú bé.
- Hôm nay không có bao lẻ - Cô ta gắt gỏng.
- Dạ... nhưng... em không đủ tiền.
Hai bên đôi co, những người đứng phía sau nhao nhao:
- Đi đong gạo không mang đủ tiền thì làm sao?
- Thôi tránh ra cho người khác lên mua. Mấy ông bà phía trên xích lên cho, đừng để ai chen vào.
Chú bé không mua được gạo lách đám đông chui ra. Hóa ra là Nguyên. Mặt nó đỏ bừng, tay cầm cái bao tải bị rách mấy chỗ được buộc túm lại, giận dữ nhìn những người đứng sau vừa phản đối, nó lẩm bẩm câu gì đó rồi bỏ đi. Sau giây phút ngỡ ngàng, tôi chạy theo gọi giật lại:
- Nguyên, quay lại chị bảo.
Nhận ra tôi, đôi mắt dịu đi nó khẽ cười:
- Chị cũng đi đong gạo ạ!
- Em không mang đủ tiền hả? Chị có đây này, quay lại đong đi.
Nguyên lắc đầu, tôi nắm cánh tay nó lắc nhẹ:
- Tết đến nơi rồi, em còn định để đến hôm nào nữa?
- Dạ... - Nó ngập ngừng - Em hết tiền rồi... Vay chị lấy đâu mà trả. Em chẳng đong nữa đâu - Nó hất nhẹ tay tôi như giận dỗi, bỏ đi. Tôi đứng nhìn theo cái dáng lòng khòng trong bộ quần áo bộ đội rộng thùng thình ấy, cái đầu ngẩng cao vẻ bất cần, tôi chợt hiểu: Nguyên đã khước từ sự thương hại của tôi.
Với hoàn cảnh riêng của mình tôi không mặn mà lắm trong việc đón năm mới. Sáng ba mươi tôi dậy sớm đi chợ, nấu nướng. Cả mấy ngày tết, tôi chỉ làm cơm có ngày này, trước là để cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ, sau là để ăn lai rai cả tuần lễ, khỏi phải lịch kịch.
Làm xong, ngồi ăn một mình thấy chán ngắt. Mời mấy đứa bạn nhưng chúng đều từ chối. Cũng phải, tết nhất nhà nào chẳng muốn sum họp đầy đủ, người nào không được may mắn ấy phải chịu. Ăn xong, tôi lấy đĩa thịt gà, đĩa xôi, một khoanh giò, hai cái bánh chưng, gói riêng từng thứ vào tờ báo để đem xuống nhà Nguyên. Sau buổi gặp nó ở cửa hàng đong gạo, tôi nảy ra ý định sẽ tìm đến nhà nó. Mục đích để làm gì tôi không nghĩ đến, chỉ biết Nguyên là đứa trẻ rất đáng thương. Thêm người bạn nhỏ tuổi ấy cũng tốt chứ sao!
Qua ngã tư Cửa Nam, tôi mua một bó hoa hồng trắng. Nhà Nguyên ở gần nhà Hà, nhưng tôi không qua rủ Hà vì sợ mối quan hệ láng giềng sẽ làm Nguyên ngại ngùng. Phòng bốn mươi nhăm, bốn mươi sáu, bốn mươi bảy - đây rồi! Tôi ngập ngừng gõ cửa. Liệu có bị chú bé đuổi ra với túi đồ này không nhỉ? Thái độ của nó hôm đong gạo làm tôi chờn chờn.
- Chị! Sao chị biết nhà em? - Nguyên mở cửa, cười rất tươi chào tôi. Chiếc áo bộ đội mặc vội vẫn chưa cài hết cúc.
Tôi bước vào giữa phòng và chưa biết phải làm gì. Căn phòng ngoài rộng chừng mười hai mét vuông, giữa nhà sát tường kê chiếc bàn nhỏ và bốn chiếc ghế, trong góc nhà có một cái tủ con, cánh đã bị mọt thủng lỗ chỗ. Có thể đó là gia sản duy nhất của bố mẹ nó để lại. Nguyên vào buồng trong, lúc sau đi ra, thấy tôi vẫn đứng như trời trồng giữa nhà, nó kêu lên:
- Chết, chị ngồi xuống ghế đi. Đun bằng "tầu ngầm" đấy chị ạ, nhanh không? - Nó giơ ấm tích nước còn nghi ngút khói lên, rót ra hai chiếc chén để chỏng chơ trên bàn - Em chẳng có chè đâu, chị uống tạm nước trắng nhé!
- Chị đến chơi, mặc dù chưa được chủ nhân đồng ý. Đứng ngoài cửa lo bị lót lá dắt tay ra ngoài đường, ai dè được chiêu đãi món thanh thủy.
Nghe tôi nói nó cười, nhưng nụ cười ấy nhanh chóng biến mất. Tôi trách mình đã đùa quá sớm. Nguyên ngồi xuống ghế ỉu xìu:
- Cái hôm đi đong gạo em dở hơi quá phải không chị?
- Chuyện vặt ấy mà - Tôi gạt đi - Thế đã đong gạo được chưa?
- Hôm trước nhờ các cô bác xung quanh góp cho em hơn trăm bạc ăn tết. Em đã đong và vẫn còn nguyên đây - Nó móc túi lôi ra hai tờ năm mươi đồng, một tờ hai mươi đồng và mấy đồng bạc lẻ.
- Chiều nay chị làm cơm cúng ngồi ăn một mình buồn quá, định gọi em xuống nhà chơi luôn, nhưng ngại em... - Tôi hất hàm cười với nó.
- Chị ở một mình thôi à?
- Ừ - Tôi kể cho Nguyên nghe qua hoàn cảnh của tôi. Từ lúc đó câu chuyện giữa chúng tôi trở nên thoải mái hơn. Tôi bỗng thấy một chú bé Nguyên khác hẳn, hoạt bát, vui vẻ. Cũng phải thôi, cuộc sống có những nét giống nhau thì dễ đồng cảm và hòa hợp với nhau. Tôi thiếu thốn tình cảm của người mẹ từ bé nên rất hiểu sự mất mát ấy trong Nguyên. Nhưng Nguyên khổ hơn tôi gấp vạn lần vì có mẹ mà như không.
Tôi lấy các thứ mang theo từ nhà để lên bàn. Nguyên hấp tấp chạy vào buồng lôi ra hai chiếc bát con, một chiếc đĩa và một cái bát ôtô. Nó phân bua:
- Rổ bát nhà em chỉ vậy thôi!
Hà kể cho tôi nghe: một lần bà hàng xóm cho nó mấy miếng thịt kho nó bầy lên mâm nhưng để đấy và chỉ ăn muối ớt, ngày hôm sau cũng thế, đến ngày thứ ba mới ăn. Thấy tôi trâm ngâm nó hỏi:
- Chị làm sao thế?
- À... không!
- Chị xem, em ăn tết cũng đầy đủ các thứ đây này - Nó đứng dậy đi về phía buồng, vén tấm ni lông, bên trong là chiếc bảng hình chữ nhật. Nguyên kéo chiếc bảng ra giữa nhà, lấy cái ghế chặn phía sau. Trên bảng vẽ lọ hoa đào, mứt tết, bánh chưng, con gà ngậm bông hồng đỏ nằm trên đĩa... Toàn hương vị ngày tết, Nguyên cười:
- Em vẽ đấy, đẹp chứ chị? Giao thừa xong em sẽ kê ở chỗ kia, ai vào cũng thấy ngay.
Tôi không cười được. Sống mũi tôi cay xè như hít phải ớt bột. Tôi sực nhớ bó hoa mua từ lúc này vẫn còn để trong túi. Thấy hoa Nguyên chạy lại mừng rỡ:
- Loại hoa này em thích đấy. Để em kiếm cái cắm. Chà, tết năm nay em xôm thật!
Nguyên chạy ra ngoài sân, lúc quay vào mang theo ống bơ sữa bò đã gỉ. Nó đổ nước vào đấy rồi đưa cho tôi. Tôi giơ chiếc ống bơ lên ngắm nghía, còn đang ngần ngại thì Nguyên giục:
- Chị sợ nó xấu chứ gì? Không lo, em đã có cách, chị cứ cắm vào.
Nguyên lấy hai tờ giấy xanh màu cẩm thạch dán liền lại. Loáng một cái nó đã gấp xong hình chiếc lọ, chụp ra bên ngoài ống bơ. Tôi và nó cùng lùi ra xa ngắm nghía. Tôi trầm trồ:
- Đẹp thật! Hoa trắng nền xanh trông rất nổi lại nhã.
Được khen, Nguyên cười gật gù có vẻ khoái chí. Nó kể cho tôi nghe chuyện lớp học, bạn bè như chưa bao giờ có người để nói chuyện. Tôi sống lại thời học sinh với đủ trò nghịch ngợm, khiến nhiều khi bố mẹ, thầy cô phải bực mình. Nỗi buồn man mác ám ảnh tôi suốt cả ngày hôm qua biến đâu mất. Đang kể, chợt nhớ ra điều gì, Nguyên chạy vào buồng, chui tuột xuống gầm giường lôi ra một khúc gỗ dài, một đầu gắn chiếc ống bơ sữa bò trắng tinh, phía trên có thanh sắt dài cong cong. Nguyên lấy tay phủi bụi trên đó như sợ bị đau. Nó khoe:
- Em có cái này nữa cơ. Đàn bầu em tự làm lấy đấy.
Tôi tưởng mình mang đến niềm vui cho Nguyên, không ngờ bị cuốn hút vào thế giới của riêng nó. Hết cái lạ này đến cái lạ khác, vui có, cười ra nước mắt có.
- Bây giờ em đàn cho chị nghe nhé. - Nó nghếch một đầu chiếc đàn lên bàn, còn đầu kia để xuống đùi, tay mân mê cái cần cong cong nhìn tôi lưỡng lự - chơi bài gì bây giờ... À, phải rồi!
Tiếng đàn rè đục. Tôi chẳng hiểu Nguyên đang chơi bài gì nữa. Một mớ âm thanh lùng bùng bên tai. Một hồi Nguyên ngẩng lên nhìn tôi:
- Chị có biết bài gì không?
- Chịu, em đánh đàn mà cứ như đánh đố ấy.
Nó nhe răng cười đổ lỗi tại cái đàn tự tạo để lâu ngày không đánh nên dây bị gỉ.
- Bài hát này em thích lắm mà không biết đầu đề. Như thế này... - Nó e hèm một cái rồi cất tiếng hát bằng cái giọng đang vỡ - Cầm lá thiếp này lòng hướng vô Nam. Dù xa muôn trùng nhưng tình em vẫn ngàn năm không mờ... Thôi em chẳng hát nữa kẻo chị lại cười. Chị nghe đoạn này nhé, nghe này... Tình tình tình gió bay. Nghe ra chưa?
Tôi rũ ra cười vì kiểu đánh đàn của nó. Mặc tôi cười, Nguyên vừa đánh vừa minh họa bằng lời hát. Hết bài nó hất hàm nhìn tôi:
- Nghe êm chứ chị?
Tôi cũng bắt chước điệu bộ của nó hai tay xoa xoa vào nhau, gật gật đầu ra chiều tán thưởng, nhưng rồi không nín được, tôi cười phá lên. Nguyên ngất ngư cười theo.
Đang vui, Nguyên chậm chạp đứng dậy, dựng đàn vào góc nhà. Nhìn dáng điệu thẫn thờ, buồn bã của nó, tôi hỏi khẽ:
- Em làm sao thế?
- Chị có phải về trước giao thừa không? - Nguyên vẫn đứng góc nhà hỏi chẳng buồn quay mặt ra.
- Không, chị ở lại đón giao thừa với em. Chị mang theo cả bánh pháo đây này.
- Thật không? Chị ở lại nhá? - Nó quay ngoắt lại, mắt sáng bừng, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào đấy - Thế mà em cứ tưởng...
Hóa ra nó buồn vì tưởng tôi phải về. Nếu Nguyên bé lại một chút hoặc tôi già thêm chục tuổi thì tôi sẽ ôm riết lấy nó vào lòng. Nguyên mấp máy môi định nói câu gì đó nhưng lại thôi, rồi bước nhanh đến bên tôi cuống quýt:
- Chị em mình phải dọn dẹp qua nhà cửa dể tý nữa còn đón giao thừa chứ. Chị quét nhà và bày biện lại cho em, em ra đây một tý.
Không đợi tôi trả lời Nguyên chạy vù ra cửa. Lúc quay về cầm theo túi kẹo. Nguyên lấy tờ giấy trắng cắt thành hình hoa và để túi kẹo lên đó.
- Hôm nay được phép chi vào "ngân quỹ". Phải có gì khao chị chứ! Giao thừa xong chị em mình sẽ phá cỗ.
Cỗ của Nguyên là mấy thứ tôi mang đến, thêm túi kẹo nó vừa mua. Tôi bày tất cả lên bàn, cạnh lọ hoa hồng.
Chỉ còn nửa tiếng nữa là giao thừa. Nguyên tìm chiếc que để treo bánh pháo khi đốt. Nó làm rất cẩn thận như chuẩn bị cho một việc trọng đại sắp sửa diễn ra tại đây. Vừa làm, nó vừa nói chuyện với tôi:
- Có mấy thằng bạn rủ em đến nhà tụi nó đón giao thừa. Em chả thích thế, dù sao mình cũng là người lạ.
"Thằng bé nghĩ gớm thật!" - Tôi thầm nghĩ - những đứa trẻ như nó thường khôn hơn lũ trẻ cùng tuổi, bởi sớm phải tự quyết định mọi việc của bản thân. Tôi dù sao vẫn còn sự chăm sóc của người cha. Tôi không biết mình sẽ ra sao nếu ba tôi mất sớm hơn?
Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỹ khuôn mặt Nguyên. Phải nói là Nguyên đẹp trai, khuôn mặt thon thả đôi mắt đen mở to được che bởi hàng mi dài cong vút - một đôi mắt đặc con gái. Nhìn hàng ria mờ đen phía trên môi cu cậu tôi bật cười. Nguyên nhìn tôi ngạc nhiên:
- Chị cười gì thế?
- À... Em làm khéo tay như con gái ấy - Tôi nói lảng.
- Phải làm cho nó quen tay chứ. Em còn biết khâu nữa cơ. Chị xem này - Nó giơ lưng về phía tôi. Miếng vá bằng bàn tay ở giữa lưng lộ rõ cả đường chỉ.
Tiếng chuông đồng hồ từ vô tuyến ở các nhà xung quanh thong thả gõ từng tiếng. Đó đây đã râm ran tiếng hơi pháo. Nguyên nhìn tôi, hiểu ý, tôi gật đầu.
- Em tắt đèn chị nhé. Để xem ánh lửa từ những quả nổ trông đẹp hơn.
Nguyên xòe díêm châm lửa đốt. Quả pháo cối đầu tiên nổ rất giòn. Mặc dù đã chuẩn bị trước, tôi vẫn hơi bị giật mình theo phản xạ tự nhiên. Đợi quả pháo cuối cùng nổ xong, tôi bảo Nguyên:
- Năm nay chị em mình sẽ gặp nhiều cái may, vì pháo nổ rất tốt.
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn từ ngoài đường hắt vào tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình. Ba ơi...
- Chị! - Nguyên quay sang tôi giọng nghẹn ngào: - Chị... Chị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn nó cười trong khi hai hàng nước mắt kéo vệt trên hai má.
- Nguyên! Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Nếu ba còn sống chắc ba sẽ rất thích vì có thêm một cậu con trai đấy!
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa rực ánh đèn các màu. Xung quanh là tiếng pháo nổ khi xa khi gần, líên tục. Một năm mới bắt đầu ...
Mẹ tôi mất năm tôi lên tám tuổi - cái tuổi bắt đầu cảm nhận được tình yêu của người mẹ đối với mình một cách có suy nghĩ. Tôi vẫn còn nhớ mấy hôm sau khi mẹ mất, ba không khóc nhưng thường nhìn tôi thở dài. Lúc ấy trông ba có vẻ suy nghĩ ghê lắm. Một lần đi học về tôi khoe với ba là cái Thụy được mẹ nó may cho một cái váy rất đẹp. Mấy hôm sau, thấy ba sưu tầm được ở đâu rất nhiều tranh ảnh những đứa bé mặc váy hỏi tôi thích kiểu nào, rồi ba mang vải đến nhà người quen nhờ họ hướng dẫn cắt và tự tay ba khâu cho tôi. Từ đó đến khi tôi học hết cấp ba, quần áo của tôi đều do ba may cho. Tốt nghiệp Đại học, ba giục tôi lấy chồng, nhưng tôi bảo chưa tìm được người tâm đầu ý hợp, ba đùa yêu: thế tâm với ý của con thế nào để ba chọn giùm. Thực ra trong thâm tâm, tôi rất sợ lấy chồng mà phải về nhà chồng, để ba không ai chăm sóc. Hơn nữa chẳng may phải người không tốt, họ đối xử tệ bạc với ba thì tôi sẽ ân hận suốt đời. Năm ngoái ba mất vì bệnh ung thư phổi, tôi đã phải trải qua giờ phút kinh hoàng khi nghĩ rằng chỉ có một mình ở trên đời.
Trước đây và bây giờ tôi rất nhiều bạn bè, chúng thường xuyên đến chơi với tôi, an ủi tôi làm tôi đỡ đi phần nào cảnh cô đơn. Bọn tôi thường tổ chức các buổi nói chuyện, vui chơi, ăn uống ngay tại nhà tôi. Lúc ấy, tôi thấy rất vui vẻ. Khi mọi người ra về, mình tôi đối diện với bốn bức tường của căn phòng thì sự trống trải lại xâm chiếm tôi.
Cuộc sống của tôi từ ngày có Nguyên khác hẳn. Chúng tôi đến với nhau tự nhiên như sinh ra trên đời này là để có nhau. Tôi cảm thấy thời gian nhàn rỗi của mình có ích hơn khi phải bận rộn, lo toan cho cả người khác. Mặc dù tôi nói bã bọt mép, Nguyên vẫn không chịu rời bỏ nếp sống cũ: sáng đi học, chiều đi học, tối gánh nước thuê cho mấy hàng phở ở đầu phố để kiếm sống. Quen Nguyên một thời gian tôi mới biết, hơn hai năm nay nó không hề nhận một đồng nào của bố mẹ nó gửi về cho. Nếu họ đến thăm thì nó tìm cách lẩn trốn. Hàng xóm láng giềng khuyên nó không nên như thế. Nguyên chẳng nói gì nhưng lần sau vẫn lặp lại như cũ. Người ta đã bắt gặp có lần Nguyên đứng ở cửa sổ nhìn theo bóng mẹ nó đi chiếc Diaman cho đến khi khuất hẳn. Đôi mắt vốn đã buồn lại buồn hơn. Tiếp xúc với Nguyên tôi thấy rằng thằng bé có một nghị lực ghê gớm mà tôi không có được. Sống trong môi trường như vậy mà Nguyên vẫn giữ được mình thật là hiếm!
Học hết lớp chín, Nguyên nói với tôi là xin đi làm. Tôi khuyên thế nào nó vẫn một mực: em không thể sống dựa vào lòng tốt của người khác mãi được. Có điều kiện em sẽ học sau, em hứa với chị như vậy!
Sau khi cân nhắc khá lâu, tôi đã kiếm được việc làm cho Nguyên theo nguyện vọng của nó. Công việc chủ yếu là phụ việc cho các họa sĩ trong một xưởng họa. Chỗ đó tuy lương ít hơn mấy nơi khác mà tôi đã hỏi, nhưng yên tâm hơn vì Nguyên học hỏi được nhiều điều ở bậc đàn anh cho cái nghề nghiệp mà nó mơ ước đã chớm bước vào. Hôm lĩnh tháng lương đầu tiên, Nguyên phóng xe thẳng một mạch về nhà tôi, mồ hôi nhễ nhại, một tay thu ra phía sau, khuôn mặt sáng bừng. Chưa khi nào tôi thấy nó tươi tỉnh như thế:
- Hôm nay em được lĩnh lương. Thế là em đã làm ra tiền rồi nhé. Em mua cho chị cái này, đoán xem, cái mà chị vẫn thích ấy.
Thấy tôi đoán sai, nó sốt ruột giơ bắp ngô nướng ra, dứ dứ rồi rụt nhanh về.
- Có thế mà không đoán ra.
- Ôi! Đưa cho chị đi Nguyên, chị thèm chảy nước miếng ra đây này - Tôi kêu toáng lên.
Nguyên rối rít kể chuyện các anh chị ở cơ quan đã chúc mừng nó ra sao, có anh còn tặng nó một chiếc túi để đựng đồ đi làm. Với nó, đó là một sự kiện trọng đại trong đời.
- Em mới đi làm một tháng mà thấy khỏe hẳn ra. Chị xem này - Nó đứng dậy vươn vai, hít căng lồng ngực hãy còn phẳng lỳ của đứa trẻ đang lớn. Trong thâm tâm, tôi luôn mơ ước Nguyên sẽ trở thành một họa sĩ nổi tíếng. Sự mong mỏi ấy nhiều khi trở thành niềm tin chắc chắn trong tôi, bởi Nguyên rất có năng khiếu hội họa và giàu nghị lực.
Chị em quý nhau như vậy nhưng bất cứ sự giúp đỡ nào của tôi hơi thiếu tế nhị một chút là Nguyên khéo léo từ chối ngay. Tôi gọi đùa nó là "mẹ chồng" bởi cái tính khe khắt ấy. Nó cười rồi nói với giọng buồn buồn: "Ở hoàn cảnh em dễ bị người ta nghĩ xấu. Anh em đã vậy, có người tưởng em rồi cũng thế". Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu hết lòng tự trọng của những đứa trẻ như Nguyên lớn đến mức nào?
Một lần, tôi và Nguyên đi chợ, nó xách làn lẽo đẽo đi sau. Gặp một thanh niên mù ăn xin, tôi để vào mê nón của anh ta đồng bạc. Lúc ngẩng lên bắt gặp ánh mắt khinh bỉ và cười mỉa mai của Nguyên. Ra khỏi cổng chợ, nó bảo:
- Sao chị lại cho anh ta? Anh ta vẫn còn khỏe mạnh kia mà!
- Ai muốn vậy đâu em. Em không thấy anh ta mù sao?
- Anh ta mù thì còn chân tay. Thiếu gì việc dành cho người mù, việc phải đem khuyết tật của mình để cầu xin của bố thí của người ta. Thà chết đói còn hơn!
Nguyên nói cũng có lý, nhưng nghe cái giọng lạnh lùng ấy tôi không thể chịu được. Tôi bực bội bảo:
- Em đừng tàn nhẫn như thế. Các cụ đã bảo "giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay" đó sao? Nghiêm khắc với mình nhưng phải rộng lượng với người khác chứ!
Suốt dọc đường về, tôi và Nguyên không tranh luận gì thêm. Có lẽ nào nó lạnh lùnh với đau khổ của người khác đến thế được chăng? Hay nó bị mất mát nhiều trong tình cảm đến mức chai sạn nên khó rung động đến nỗi đau của người khác? Nguyên lặng lẽ đi bên tôi, có thể nó liên tưởng đến chuyện của nó. Được, càng hay!
Cuộc sống của chị em tôi êm ả trôi đi. Từ ngày Nguyên đi làm, tôi bắt nó mỗi tháng phải dành mười đồng gửi tiết kiệm, nói đùa là để cưới vợ. Nó xấu hổ nói lảng: "Nếu thế em chẳng để dành nữa". Ở một mình, nó lôi bạn bè về nhà bày bừa khiếp lên được. Tranh vẽ treo lộn xộn khắp tường, bột màu rơi loang lổ trên nền nhà, chỗ cái ấm, chỗ cái chén. Tuần nào tôi cũng phải lên dọn dẹp hộ nó nhưng chỉ ngày hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi, Nguyên và bạn bè của nó thường tổ chức những chuyến chơi xa vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Tụi nó mang theo đồ nghề, tới nơi nào có phong cảnh đẹp là mải mê ngồi vẽ và phân công tôi lo bữa ăn. Biết công việc của tôi hay cần đến sách vở, Nguyên rất chịu khó đi lùng các hiệu sách tìm mua cho tôi những cuốn truyện, sách nghiên cứu vừa in. Không hiểu học được ở đâu, nó viết một câu to tướng vào tủ sách của tôi: "Kẻ nào cho mượn sách là kẻ ngu. Kẻ nào giả sách lại còn ngu hơn". Tôi thuyết phục mãi nó mới chịu bỏ đi...
Thứ bảy, tôi về sớm hơn một chút, đi mua mấy lạng thịt làm bún chả và gọi dây nói báo cho Nguyên về ăn cơm. Đợi đến bảy giờ tối, vẫn chưa thấy nó đâu, tôi sốt ruột đi ra, đi vào. Gần tám giờ, Nguyên mới lò dò về đến cửa đã liến thoắng không kịp để tôi hỏi han câu nào:
- Chị chờ em lâu lắm phải không? Em có chút việc ở cơ quan. Em đói điên lên đây này. Hôm nay em sẽ ăn hết những thứ chị làm cho mà xem.
- Thì rửa mặt đi đã nào!
Ngồi ăn, Nguyên kể cho tôi nghe hôm qua ở cơ quan nó có đợt khám nghĩa vụ quân sự, trúng tuyển năm người, xưởng họa của nó cũng có một anh đi đợt này.
- À quên mất, em được cơ quan cho đi học đấy.
Nó móc túi lấy tờ giấy đưa tôi xem. Đó là công văn quyết định của Nguyên nghỉ công tác từ tháng chín để ôn thi vào trường Cao đẳng mỹ thuật. Nguyên đã có bằng cấp III bổ túc văn hóa. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
- Chị ơi, em...em... - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào đang lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
- Thật khó trả lời. Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ sẽ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học? Nếu suy bì hơn thiệt thì đi học sẽ tốt hơn nhiều. Nguyên sẽ có cả một tương lai mà tôi hằng mong mỏi cho nó. Nhưng khi nó đã cân nhắc giữa việc đi học và đi bộ đội thì có nghĩa nó nhận thức được vai trò của người thanh niên vã sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, vất vả của người lính. Tôi nhìn Nguyên và bỗng thấy nó già dặn hẳn lên. Ừ, nó mười tám tuổi rồi còn gì! Tôi biết, Nguyên đã quyết định, chỉ vì tôn trọng tôi nên mới hỏi như vậy.
- Cái đó tùy em - Tôi nói chậm rãi, mắt không rời vầng trán thông minh được phủ bởi lọn tóc đen phía trước của Nguyên - Em đã lớn, chị tin em sẽ có quyết định đúng đắn. Nhớ báo sớm cho chị biết ngày đi.
- Đấy em biết mà, chị bao giờ cũng nói điều phải... - Nó ngập ngừng rồi nói rất nhanh: - Hơn nữa em ra đi để bù lại phần nào lỗi lầm của anh em, để người ta hiểu những đứa như em hơn.
Nguyên cầm đĩa lên và trút hết chả còn lại vào bát của tôi:
- Chị ăn đi, em gắp cho chị chẳng được bao lâu nữa. Hôm nay em đã khám sức khỏe, loại A1 nhá. Chị cứ chê em còm nữa đi.
Ăn xong, Nguyên dành việc rửa bát. Trước khi bê mâm đi, nó còn lấy khăn mặt ướt và cốc nước đưa cho tôi.
Thế là Nguyên đi bộ đội đã được sáu tháng. Vắng Nguyên tôi thấy cửa nhà vắng vẻ hẳn. Mỗi tháng Nguyên thường viết cho tôi ba bốn lá thư. Chẳng có chuyện gì xảy ra mà nó không kể, nào là bà chủ nhà rất thương hay để dành củ khoai, củ sắn mỗi khi đi tập về; nào là các trò nghịch ngợm của các cậu lính trẻ... Nó viết: "... Ngoài giờ luyện tập em vẫn tranh thủ vẽ thêm, nghỉ lâu sợ cứng tay mất. Được nhiều nhiều em sẽ gửi về cho chị xem, góp ý và giữ hộ em. Em rất khỏe. Tăng ki-lô so với hồi ở nhà, da đen hơn trông như anh nông dân ấy, chắc chị không nhận ra mất". Thư tôi nhận được cách đây hai tuần Nguyên báo đã đi lên biên giới phía Bắc. Trước đây, tôi chưa khi nào hỏi mà cũng chẳng nghe thấy Nguyên nhắc đến bố mẹ. Đột nhiên hai hôm trước ngày lên đường, Nguyên hỏi tôi:
- Chị thấy em có nên đến chào bố mẹ em không?
Hóa ra trong tâm hồn Nguyên vẫn còn một góc không nhỏ dành cho những người đã sinh ra rồi bỏ rơi mà tôi cứ tưởng không bao giờ Nguyên tha thứ cho họ. Hồi còn bé chỉ là sự giận dỗi, tức tối của con trẻ không được người lớn vuốt ve âu yếm. Nhưng khi lớn lên hiểu hết mọi việc diễn ra xung quanh, một mặt nó phán xét, một mặt thèm khát tình yêu của bố mẹ. Bằng cách có thể xa, nhưng ranh giới giữa tình yêu và sự căm thù thực là mỏng manh, Nguyên không căm thù bố mẹ nó, nhưng tình yêu ngày một cạn đi khiến người nó khô cằn. Chính cái đó mới là điều đáng sợ. Tôi rất mừng khi nghe Nguyên nói.
Tối hôm ấy, tôi chuẩn bị cho nó quần áo đẹp nhất và giục đi. Khi Nguyên về, tôi không hỏi chuyện nhưng nhìn đôi mắt nó tôi đoán chuyện gì đã xảy ra. Đôi mắt đẹp ấy buồn hơn nhưng bớt sự lạnh lùng, chua chát. Bây giờ tôi mới chợt hiểu sức mạnh ghê gớm của tình yêu mà tạo hóa đã ban cho con người!
Một năm nữa lại trôi qua. Một năm Nguyên làm anh bộ đội...
Tối nay cũng như mọi tối khác. Viết xong bài báo để ngày mai nộp cho phòng, tôi lôi len ra đan. Đứa bạn đi công tác ở Đức về cho nửa cân len màu xám, tôi dành để đan cho Nguyên. Mầu này rất hợp với đàn ông, hơn nữa ở biên giới mùa đông rất lạnh. Nguyên thường viết thư kể cho tôi nghe về bông tuyết đầu mùa phủ long lanh trên tán lá rừng... Đan thì đan chứ biết làm thế nào gửi lên cho Nguyên được. Khoảng mười giờ đang định dọn dẹp giường đi ngủ thì có tiếng gõ cửa. Ai đến chơi khuya thế nhỉ? Hay là Nguyên về? Tôi mừng rỡ đứng dậy, thì cánh cửa hé mở. Trước mắt tôi là anh bộ đội trạc ba mươi tuổi, quần áo bám đầy bụi đất. Chắc anh ta vừa đi qua chặng đường dài khá vất vả. Thấy vẻ ngạc nhiên, bối rối của tôi, anh ta nói luôn.
- Tôi là Trung, cùng đơn vị với Nguyên.
- Thế à! Mời anh vào chơi. Anh vừa trên đó về?
Tôi hấp tấp đi pha nước, hỏi chuyện rối rít khiến khách không nói được câu nào. Bất giác, tôi quay lại nhìn Trung. Anh ta quay mặt đi khi bắt gặp cái nhìn của tôi. Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành. Trung vẫn ngồi mân mê cái mũ mềm trong tay. Không chịu được không khí căng thẳng ấy, tôi run run hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra với Nguyên phải không anh?
- Vâng... Nguyên... hy sinh.
Anh ấy nói gì thế nhỉ ? Tôi thấy mình đang ngồi trên con thuyền trôi bồng bềnh, các bức tường nhà chao đi, chao lại. Tiếng Trung rơi lõm bõm vào tai tôi như tiếng người thở đứt quãng... Chúng tôi đi trinh sát thì lọt vào ổ phục kích của địch... Gần hết đạn mà địch vẫn tràn lên rất đông... Anh Trung phải quay lại báo cho đơn vị biết thôi... Không!... Nghe em, anh còn bé Sơn, đừng để bé Sơn phải mất bố... Tôi, hạ sỹ Nguyễn Thành Nguyên ra lệnh cho binh nhất Nguyễn Văn Trung phải chấp hành mệnh lệnh... Khi đơn vị tôi diệt xong ổ phục kích của địch, đến nơi thì Nguyên đã tắt thở, trên người có chín vết đạn bắn vào... Bóng đèn giữa nhà tỏa ra quầng xanh, đỏ, vàng giống như ánh đèn các mầu rọi vào chỗ chị em mình đứng đón giao thừa hôm nào, đúng không Nguyên?... Có phải Nguyên đấy không?... Đừng buồn chị nhé, đi bộ đội về em sẽ học cho ra trò cho mà xem... Em sẽ vẽ tặng chị bức tranh to đúng bằng người chị hôm cưới... Mặc thử áo len này đi, chị đan cho em đấy... Ôi, em không giơ tay lên được; đau quá, chúng nó bắn em, cái bọn giặc Tàu ấy. Chúng tưởng thế là chia rẽ được chị em mình chắc...
Ai để hòn than lên ngực tôi thế này? Trời ơi, bức bối quá! Cả chiếc khăn quàng cổ này nữa, vứt đi! Đột nhiên người tôi run bắn lên như chạm phải lửa, nước mắt cứ thế chảy ra không sao ngăn được. Hãy chỉ đứa nào bắn em, Nguyên, chị sẽ trả thù cho em. Đừng bỏ chị, em ơi...!
Không biết tôi sẽ ngồi khóc bao lâu nếu anh Trung không kéo tôi trở về với thực tại.
- Chị hãy bình tĩnh lại. Nguyên dặn tôi đồ đạc của cậu ấy đưa về cho chị. Đây...
Trung đưa cho tôi chiếc ba lô đã bạc mầu đang để dưới chân bàn. Anh xin phép ra về vì đã khuya, trước khi ra cửa anh còn quay lại bảo tôi:
- Chị đừng tỏ ra mềm yếu, Nguyên không thích thế đâu.
Câu nói ấy như một liều thuốc làm ngưng đọng mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ trong tôi: ngưng đọng cơn hoảng loạn đang xâm chiếm tôi. Tôi ngồi lần giở ba lô của Nguyên. Có hai bộ áo quần bộ đội bạc màu. Còn một chiếc áo bộ đội nữ - có lẽ là chiếc áo mà Nguyên đã viết thư kể cho tôi: "Em lấy chiếc áo mới phát nhờ cô cấp dưỡng cắt và tự tay khâu lấy cho chị. Chẳng hiểu có vừa với người chị không?". Một tập tranh vẽ cuộn tròn rất kỹ, xếp giữa mấy bộ áo quần. Và cuối cùng là chiếc hộp sắt nhỏ, dẹt, hình chữ nhật. Tôi mở ra, bên trong có ba bức ảnh đã ngả màu vàng. Một bức ảnh người đàn ông, một bức ảnh người phụ nữ, đằng sau là chữ Nguyên viết hồi còn bé "Đây là bố", "Đây là mẹ". Còn bức ảnh thứ ba, đứa bé đang lẫy đằng sau có ghi dòng chữ: "... Mặt trời bé con của mẹ".
Lần giở được những thứ ấy ra, chân tay tôi mỏi rã rời như vừa phải làm một việc quá nặng. Không buồn mắc màn, tôi với tay tắt đèn rồi nằm vật ra giường, với chiếc áo len đan giở úp lên mặt...

Bạn bè, người quen hỏi thăm tôi về Nguyên, thì hoặc là tôi né tránh câu trả lời, hoặc là tôi nói thật điềm tĩnh: "Nguyên hy sinh rồi!" Đó là điều không thể có trong tôi trước đây, một người không biết kiềm giữ niềm vui hay nỗi buồn đau. Sao lại thế? - Tôi không trả lời rành rẽ được, chỉ biết đó là ảnh hưởng của Nguyên đối với tôi. Em kiên quyết và bình tĩnh trong khó khăn, vui buồn của cuộc sống ngay từ những ngày em chưa làm người lớn. Và, chính vì vậy em sống có trách nhiệm biết bao!
Tôi đã tìm đưa cho bố mẹ Nguyên ảnh chân dung họ thời trẻ. Họ đã khóc. Người đàn ông gục mặt vào song cửa, lặng lẽ lau mắt, còn người phụ nữ thì òa lên. Cả hai nơi tôi không ngồi lại lâu, chẳng phải vì tôi ghét bỏ họ, trái lại tôi còn thương họ nữa, nhưng quả thật tôi không thể nói chuyện với họ được. Còn bức ảnh đứa trẻ đang tập lẫy thì tôi giữ, tôi thấy mình có quyền làm việc ấy. Giữ bức ảnh đó, là giữ mãi hình ảnh của Nguyên khi buồn bã, khi cười đùa... là giữ mãi một cuộc đời cho cuộc đời mình. Con người đi qua, ánh sáng còn để lại mãi mãi, phải vậy không? Và, em là mặt trời bé con của chị, phải vậy không, Nguyên ?
Tháng 8-1983
 

likefim72

Xe tăng
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
1,589
Động cơ
293,380 Mã lực
Mạn phép cụ chủ thớt, em post lại 1 truyện ngắn nổi tiếng thời đánh Tàu, đã từng được đưa vào SGK những năm 80.

MẶT TRỜI BÉ CON CỦA TÔI
Thùy Linh


Tôi gặp cậu bé Nguyên lần đầu tiên ở nhà một người bạn. Tối hôm ấy đến chơi nhà Hà - đứa bạn thân nhất hồi tôi còn là sinh viên - thấy Hà đang ngồi chơi với một cậu thiếu niên mười bốn, mười lăm tuổi mặc bộ quần áo bộ đội rộng thùng thình. Chẳng hiểu sao tôi bị chú bé ấy thu hút suốt buổi nói chuyện. Có lẽ tại đôi mắt! Đôi mắt như mượn của người lớn lắp vào khuôn mặt còn đầy lông tơ, trông dè dặt và buồn mênh mang. Khi nó cười, thì khuôn mặt bị biến dạng đi, còn vẫn không xua được ánh buồn. Lúc nó về, tôi hỏi Hà được biết, năm Nguyên lên tám tuổi thì bố mẹ bỏ nhau. Thằng anh 16 tuổi ở với bố, Nguyên ở với mẹ. Được nửa tháng, thằng anh nhớ em quá nên đến xin bố cho hai anh em cùng về ở với mẹ. Vài tháng sau, mẹ đi lấy chồng. Theo yêu cầu của người chồng mới, người mẹ bỏ hai đứa con để theo ông ta. Không chịu theo mẹ về ở với bố dượng, hai anh em tự kiếm sống ở với nhau. Năm Nguyên mười ba tuổi, cậu anh bị bắt đi tù vì tham gia mấy vụ ăn cắp trong nhà máy. Từ đó Nguyên sống một mình.
Hà kể đến đấy thì có khách. Khi về suốt dọc đường tôi cứ nghĩ về cậu bé đáng thương kia. Nhưng tình thương ấy cũng chỉ là cơn gió lạ tràn qua, khiến tôi có cảm giác se lạnh trong chốc lát nếu không có một buổi chiều...
Gần hết giờ làm, tôi xin phép trưởng phòng để đong gạo. Đầu tháng, lại sắp tết nên cửa hàng gạo khá đông. Trước tôi có khoảng bốn chục chỗ xếp lằng nhằng đủ thứ: bao tải, nón rách, gạch, làn... tôi ngao ngán xếp bao tải vào cuối hàng rồi lên trên đứng. Trước ô cửa bán người ta đứng túm tụm chẳng ra hàng lối. Ai ghi sổ xong phải lách mãi mới ra được chỗ lấy gạo. Tiếng cô bán hàng đang nói với người mua.
- Đong hết nhé, một cân gạo nếp, bảy cân gạo, năm cân mỳ, năm đồng tám.
- Chị cho em đong một nửa thôi - người mua là một chú bé.
- Hôm nay không có bao lẻ - Cô ta gắt gỏng.
- Dạ... nhưng... em không đủ tiền.
Hai bên đôi co, những người đứng phía sau nhao nhao:
- Đi đong gạo không mang đủ tiền thì làm sao?
- Thôi tránh ra cho người khác lên mua. Mấy ông bà phía trên xích lên cho, đừng để ai chen vào.
Chú bé không mua được gạo lách đám đông chui ra. Hóa ra là Nguyên. Mặt nó đỏ bừng, tay cầm cái bao tải bị rách mấy chỗ được buộc túm lại, giận dữ nhìn những người đứng sau vừa phản đối, nó lẩm bẩm câu gì đó rồi bỏ đi. Sau giây phút ngỡ ngàng, tôi chạy theo gọi giật lại:
- Nguyên, quay lại chị bảo.
Nhận ra tôi, đôi mắt dịu đi nó khẽ cười:
- Chị cũng đi đong gạo ạ!
- Em không mang đủ tiền hả? Chị có đây này, quay lại đong đi.
Nguyên lắc đầu, tôi nắm cánh tay nó lắc nhẹ:
- Tết đến nơi rồi, em còn định để đến hôm nào nữa?
- Dạ... - Nó ngập ngừng - Em hết tiền rồi... Vay chị lấy đâu mà trả. Em chẳng đong nữa đâu - Nó hất nhẹ tay tôi như giận dỗi, bỏ đi. Tôi đứng nhìn theo cái dáng lòng khòng trong bộ quần áo bộ đội rộng thùng thình ấy, cái đầu ngẩng cao vẻ bất cần, tôi chợt hiểu: Nguyên đã khước từ sự thương hại của tôi.
Với hoàn cảnh riêng của mình tôi không mặn mà lắm trong việc đón năm mới. Sáng ba mươi tôi dậy sớm đi chợ, nấu nướng. Cả mấy ngày tết, tôi chỉ làm cơm có ngày này, trước là để cúng tổ tiên, ông bà, bố mẹ, sau là để ăn lai rai cả tuần lễ, khỏi phải lịch kịch.
Làm xong, ngồi ăn một mình thấy chán ngắt. Mời mấy đứa bạn nhưng chúng đều từ chối. Cũng phải, tết nhất nhà nào chẳng muốn sum họp đầy đủ, người nào không được may mắn ấy phải chịu. Ăn xong, tôi lấy đĩa thịt gà, đĩa xôi, một khoanh giò, hai cái bánh chưng, gói riêng từng thứ vào tờ báo để đem xuống nhà Nguyên. Sau buổi gặp nó ở cửa hàng đong gạo, tôi nảy ra ý định sẽ tìm đến nhà nó. Mục đích để làm gì tôi không nghĩ đến, chỉ biết Nguyên là đứa trẻ rất đáng thương. Thêm người bạn nhỏ tuổi ấy cũng tốt chứ sao!
Qua ngã tư Cửa Nam, tôi mua một bó hoa hồng trắng. Nhà Nguyên ở gần nhà Hà, nhưng tôi không qua rủ Hà vì sợ mối quan hệ láng giềng sẽ làm Nguyên ngại ngùng. Phòng bốn mươi nhăm, bốn mươi sáu, bốn mươi bảy - đây rồi! Tôi ngập ngừng gõ cửa. Liệu có bị chú bé đuổi ra với túi đồ này không nhỉ? Thái độ của nó hôm đong gạo làm tôi chờn chờn.
- Chị! Sao chị biết nhà em? - Nguyên mở cửa, cười rất tươi chào tôi. Chiếc áo bộ đội mặc vội vẫn chưa cài hết cúc.
Tôi bước vào giữa phòng và chưa biết phải làm gì. Căn phòng ngoài rộng chừng mười hai mét vuông, giữa nhà sát tường kê chiếc bàn nhỏ và bốn chiếc ghế, trong góc nhà có một cái tủ con, cánh đã bị mọt thủng lỗ chỗ. Có thể đó là gia sản duy nhất của bố mẹ nó để lại. Nguyên vào buồng trong, lúc sau đi ra, thấy tôi vẫn đứng như trời trồng giữa nhà, nó kêu lên:
- Chết, chị ngồi xuống ghế đi. Đun bằng "tầu ngầm" đấy chị ạ, nhanh không? - Nó giơ ấm tích nước còn nghi ngút khói lên, rót ra hai chiếc chén để chỏng chơ trên bàn - Em chẳng có chè đâu, chị uống tạm nước trắng nhé!
- Chị đến chơi, mặc dù chưa được chủ nhân đồng ý. Đứng ngoài cửa lo bị lót lá dắt tay ra ngoài đường, ai dè được chiêu đãi món thanh thủy.
Nghe tôi nói nó cười, nhưng nụ cười ấy nhanh chóng biến mất. Tôi trách mình đã đùa quá sớm. Nguyên ngồi xuống ghế ỉu xìu:
- Cái hôm đi đong gạo em dở hơi quá phải không chị?
- Chuyện vặt ấy mà - Tôi gạt đi - Thế đã đong gạo được chưa?
- Hôm trước nhờ các cô bác xung quanh góp cho em hơn trăm bạc ăn tết. Em đã đong và vẫn còn nguyên đây - Nó móc túi lôi ra hai tờ năm mươi đồng, một tờ hai mươi đồng và mấy đồng bạc lẻ.
- Chiều nay chị làm cơm cúng ngồi ăn một mình buồn quá, định gọi em xuống nhà chơi luôn, nhưng ngại em... - Tôi hất hàm cười với nó.
- Chị ở một mình thôi à?
- Ừ - Tôi kể cho Nguyên nghe qua hoàn cảnh của tôi. Từ lúc đó câu chuyện giữa chúng tôi trở nên thoải mái hơn. Tôi bỗng thấy một chú bé Nguyên khác hẳn, hoạt bát, vui vẻ. Cũng phải thôi, cuộc sống có những nét giống nhau thì dễ đồng cảm và hòa hợp với nhau. Tôi thiếu thốn tình cảm của người mẹ từ bé nên rất hiểu sự mất mát ấy trong Nguyên. Nhưng Nguyên khổ hơn tôi gấp vạn lần vì có mẹ mà như không.
Tôi lấy các thứ mang theo từ nhà để lên bàn. Nguyên hấp tấp chạy vào buồng lôi ra hai chiếc bát con, một chiếc đĩa và một cái bát ôtô. Nó phân bua:
- Rổ bát nhà em chỉ vậy thôi!
Hà kể cho tôi nghe: một lần bà hàng xóm cho nó mấy miếng thịt kho nó bầy lên mâm nhưng để đấy và chỉ ăn muối ớt, ngày hôm sau cũng thế, đến ngày thứ ba mới ăn. Thấy tôi trâm ngâm nó hỏi:
- Chị làm sao thế?
- À... không!
- Chị xem, em ăn tết cũng đầy đủ các thứ đây này - Nó đứng dậy đi về phía buồng, vén tấm ni lông, bên trong là chiếc bảng hình chữ nhật. Nguyên kéo chiếc bảng ra giữa nhà, lấy cái ghế chặn phía sau. Trên bảng vẽ lọ hoa đào, mứt tết, bánh chưng, con gà ngậm bông hồng đỏ nằm trên đĩa... Toàn hương vị ngày tết, Nguyên cười:
- Em vẽ đấy, đẹp chứ chị? Giao thừa xong em sẽ kê ở chỗ kia, ai vào cũng thấy ngay.
Tôi không cười được. Sống mũi tôi cay xè như hít phải ớt bột. Tôi sực nhớ bó hoa mua từ lúc này vẫn còn để trong túi. Thấy hoa Nguyên chạy lại mừng rỡ:
- Loại hoa này em thích đấy. Để em kiếm cái cắm. Chà, tết năm nay em xôm thật!
Nguyên chạy ra ngoài sân, lúc quay vào mang theo ống bơ sữa bò đã gỉ. Nó đổ nước vào đấy rồi đưa cho tôi. Tôi giơ chiếc ống bơ lên ngắm nghía, còn đang ngần ngại thì Nguyên giục:
- Chị sợ nó xấu chứ gì? Không lo, em đã có cách, chị cứ cắm vào.
Nguyên lấy hai tờ giấy xanh màu cẩm thạch dán liền lại. Loáng một cái nó đã gấp xong hình chiếc lọ, chụp ra bên ngoài ống bơ. Tôi và nó cùng lùi ra xa ngắm nghía. Tôi trầm trồ:
- Đẹp thật! Hoa trắng nền xanh trông rất nổi lại nhã.
Được khen, Nguyên cười gật gù có vẻ khoái chí. Nó kể cho tôi nghe chuyện lớp học, bạn bè như chưa bao giờ có người để nói chuyện. Tôi sống lại thời học sinh với đủ trò nghịch ngợm, khiến nhiều khi bố mẹ, thầy cô phải bực mình. Nỗi buồn man mác ám ảnh tôi suốt cả ngày hôm qua biến đâu mất. Đang kể, chợt nhớ ra điều gì, Nguyên chạy vào buồng, chui tuột xuống gầm giường lôi ra một khúc gỗ dài, một đầu gắn chiếc ống bơ sữa bò trắng tinh, phía trên có thanh sắt dài cong cong. Nguyên lấy tay phủi bụi trên đó như sợ bị đau. Nó khoe:
- Em có cái này nữa cơ. Đàn bầu em tự làm lấy đấy.
Tôi tưởng mình mang đến niềm vui cho Nguyên, không ngờ bị cuốn hút vào thế giới của riêng nó. Hết cái lạ này đến cái lạ khác, vui có, cười ra nước mắt có.
- Bây giờ em đàn cho chị nghe nhé. - Nó nghếch một đầu chiếc đàn lên bàn, còn đầu kia để xuống đùi, tay mân mê cái cần cong cong nhìn tôi lưỡng lự - chơi bài gì bây giờ... À, phải rồi!
Tiếng đàn rè đục. Tôi chẳng hiểu Nguyên đang chơi bài gì nữa. Một mớ âm thanh lùng bùng bên tai. Một hồi Nguyên ngẩng lên nhìn tôi:
- Chị có biết bài gì không?
- Chịu, em đánh đàn mà cứ như đánh đố ấy.
Nó nhe răng cười đổ lỗi tại cái đàn tự tạo để lâu ngày không đánh nên dây bị gỉ.
- Bài hát này em thích lắm mà không biết đầu đề. Như thế này... - Nó e hèm một cái rồi cất tiếng hát bằng cái giọng đang vỡ - Cầm lá thiếp này lòng hướng vô Nam. Dù xa muôn trùng nhưng tình em vẫn ngàn năm không mờ... Thôi em chẳng hát nữa kẻo chị lại cười. Chị nghe đoạn này nhé, nghe này... Tình tình tình gió bay. Nghe ra chưa?
Tôi rũ ra cười vì kiểu đánh đàn của nó. Mặc tôi cười, Nguyên vừa đánh vừa minh họa bằng lời hát. Hết bài nó hất hàm nhìn tôi:
- Nghe êm chứ chị?
Tôi cũng bắt chước điệu bộ của nó hai tay xoa xoa vào nhau, gật gật đầu ra chiều tán thưởng, nhưng rồi không nín được, tôi cười phá lên. Nguyên ngất ngư cười theo.
Đang vui, Nguyên chậm chạp đứng dậy, dựng đàn vào góc nhà. Nhìn dáng điệu thẫn thờ, buồn bã của nó, tôi hỏi khẽ:
- Em làm sao thế?
- Chị có phải về trước giao thừa không? - Nguyên vẫn đứng góc nhà hỏi chẳng buồn quay mặt ra.
- Không, chị ở lại đón giao thừa với em. Chị mang theo cả bánh pháo đây này.
- Thật không? Chị ở lại nhá? - Nó quay ngoắt lại, mắt sáng bừng, khiến tôi không dám nhìn thẳng vào đấy - Thế mà em cứ tưởng...
Hóa ra nó buồn vì tưởng tôi phải về. Nếu Nguyên bé lại một chút hoặc tôi già thêm chục tuổi thì tôi sẽ ôm riết lấy nó vào lòng. Nguyên mấp máy môi định nói câu gì đó nhưng lại thôi, rồi bước nhanh đến bên tôi cuống quýt:
- Chị em mình phải dọn dẹp qua nhà cửa dể tý nữa còn đón giao thừa chứ. Chị quét nhà và bày biện lại cho em, em ra đây một tý.
Không đợi tôi trả lời Nguyên chạy vù ra cửa. Lúc quay về cầm theo túi kẹo. Nguyên lấy tờ giấy trắng cắt thành hình hoa và để túi kẹo lên đó.
- Hôm nay được phép chi vào "ngân quỹ". Phải có gì khao chị chứ! Giao thừa xong chị em mình sẽ phá cỗ.
Cỗ của Nguyên là mấy thứ tôi mang đến, thêm túi kẹo nó vừa mua. Tôi bày tất cả lên bàn, cạnh lọ hoa hồng.
Chỉ còn nửa tiếng nữa là giao thừa. Nguyên tìm chiếc que để treo bánh pháo khi đốt. Nó làm rất cẩn thận như chuẩn bị cho một việc trọng đại sắp sửa diễn ra tại đây. Vừa làm, nó vừa nói chuyện với tôi:
- Có mấy thằng bạn rủ em đến nhà tụi nó đón giao thừa. Em chả thích thế, dù sao mình cũng là người lạ.
"Thằng bé nghĩ gớm thật!" - Tôi thầm nghĩ - những đứa trẻ như nó thường khôn hơn lũ trẻ cùng tuổi, bởi sớm phải tự quyết định mọi việc của bản thân. Tôi dù sao vẫn còn sự chăm sóc của người cha. Tôi không biết mình sẽ ra sao nếu ba tôi mất sớm hơn?
Lúc này tôi mới có dịp nhìn kỹ khuôn mặt Nguyên. Phải nói là Nguyên đẹp trai, khuôn mặt thon thả đôi mắt đen mở to được che bởi hàng mi dài cong vút - một đôi mắt đặc con gái. Nhìn hàng ria mờ đen phía trên môi cu cậu tôi bật cười. Nguyên nhìn tôi ngạc nhiên:
- Chị cười gì thế?
- À... Em làm khéo tay như con gái ấy - Tôi nói lảng.
- Phải làm cho nó quen tay chứ. Em còn biết khâu nữa cơ. Chị xem này - Nó giơ lưng về phía tôi. Miếng vá bằng bàn tay ở giữa lưng lộ rõ cả đường chỉ.
Tiếng chuông đồng hồ từ vô tuyến ở các nhà xung quanh thong thả gõ từng tiếng. Đó đây đã râm ran tiếng hơi pháo. Nguyên nhìn tôi, hiểu ý, tôi gật đầu.
- Em tắt đèn chị nhé. Để xem ánh lửa từ những quả nổ trông đẹp hơn.
Nguyên xòe díêm châm lửa đốt. Quả pháo cối đầu tiên nổ rất giòn. Mặc dù đã chuẩn bị trước, tôi vẫn hơi bị giật mình theo phản xạ tự nhiên. Đợi quả pháo cuối cùng nổ xong, tôi bảo Nguyên:
- Năm nay chị em mình sẽ gặp nhiều cái may, vì pháo nổ rất tốt.
Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn từ ngoài đường hắt vào tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình. Ba ơi...
- Chị! - Nguyên quay sang tôi giọng nghẹn ngào: - Chị... Chị là chị gái của em nhé!
Tôi nhìn nó cười trong khi hai hàng nước mắt kéo vệt trên hai má.
- Nguyên! Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Nếu ba còn sống chắc ba sẽ rất thích vì có thêm một cậu con trai đấy!
Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa rực ánh đèn các màu. Xung quanh là tiếng pháo nổ khi xa khi gần, líên tục. Một năm mới bắt đầu ...
Mẹ tôi mất năm tôi lên tám tuổi - cái tuổi bắt đầu cảm nhận được tình yêu của người mẹ đối với mình một cách có suy nghĩ. Tôi vẫn còn nhớ mấy hôm sau khi mẹ mất, ba không khóc nhưng thường nhìn tôi thở dài. Lúc ấy trông ba có vẻ suy nghĩ ghê lắm. Một lần đi học về tôi khoe với ba là cái Thụy được mẹ nó may cho một cái váy rất đẹp. Mấy hôm sau, thấy ba sưu tầm được ở đâu rất nhiều tranh ảnh những đứa bé mặc váy hỏi tôi thích kiểu nào, rồi ba mang vải đến nhà người quen nhờ họ hướng dẫn cắt và tự tay ba khâu cho tôi. Từ đó đến khi tôi học hết cấp ba, quần áo của tôi đều do ba may cho. Tốt nghiệp Đại học, ba giục tôi lấy chồng, nhưng tôi bảo chưa tìm được người tâm đầu ý hợp, ba đùa yêu: thế tâm với ý của con thế nào để ba chọn giùm. Thực ra trong thâm tâm, tôi rất sợ lấy chồng mà phải về nhà chồng, để ba không ai chăm sóc. Hơn nữa chẳng may phải người không tốt, họ đối xử tệ bạc với ba thì tôi sẽ ân hận suốt đời. Năm ngoái ba mất vì bệnh ung thư phổi, tôi đã phải trải qua giờ phút kinh hoàng khi nghĩ rằng chỉ có một mình ở trên đời.
Trước đây và bây giờ tôi rất nhiều bạn bè, chúng thường xuyên đến chơi với tôi, an ủi tôi làm tôi đỡ đi phần nào cảnh cô đơn. Bọn tôi thường tổ chức các buổi nói chuyện, vui chơi, ăn uống ngay tại nhà tôi. Lúc ấy, tôi thấy rất vui vẻ. Khi mọi người ra về, mình tôi đối diện với bốn bức tường của căn phòng thì sự trống trải lại xâm chiếm tôi.
Cuộc sống của tôi từ ngày có Nguyên khác hẳn. Chúng tôi đến với nhau tự nhiên như sinh ra trên đời này là để có nhau. Tôi cảm thấy thời gian nhàn rỗi của mình có ích hơn khi phải bận rộn, lo toan cho cả người khác. Mặc dù tôi nói bã bọt mép, Nguyên vẫn không chịu rời bỏ nếp sống cũ: sáng đi học, chiều đi học, tối gánh nước thuê cho mấy hàng phở ở đầu phố để kiếm sống. Quen Nguyên một thời gian tôi mới biết, hơn hai năm nay nó không hề nhận một đồng nào của bố mẹ nó gửi về cho. Nếu họ đến thăm thì nó tìm cách lẩn trốn. Hàng xóm láng giềng khuyên nó không nên như thế. Nguyên chẳng nói gì nhưng lần sau vẫn lặp lại như cũ. Người ta đã bắt gặp có lần Nguyên đứng ở cửa sổ nhìn theo bóng mẹ nó đi chiếc Diaman cho đến khi khuất hẳn. Đôi mắt vốn đã buồn lại buồn hơn. Tiếp xúc với Nguyên tôi thấy rằng thằng bé có một nghị lực ghê gớm mà tôi không có được. Sống trong môi trường như vậy mà Nguyên vẫn giữ được mình thật là hiếm!
Học hết lớp chín, Nguyên nói với tôi là xin đi làm. Tôi khuyên thế nào nó vẫn một mực: em không thể sống dựa vào lòng tốt của người khác mãi được. Có điều kiện em sẽ học sau, em hứa với chị như vậy!
Sau khi cân nhắc khá lâu, tôi đã kiếm được việc làm cho Nguyên theo nguyện vọng của nó. Công việc chủ yếu là phụ việc cho các họa sĩ trong một xưởng họa. Chỗ đó tuy lương ít hơn mấy nơi khác mà tôi đã hỏi, nhưng yên tâm hơn vì Nguyên học hỏi được nhiều điều ở bậc đàn anh cho cái nghề nghiệp mà nó mơ ước đã chớm bước vào. Hôm lĩnh tháng lương đầu tiên, Nguyên phóng xe thẳng một mạch về nhà tôi, mồ hôi nhễ nhại, một tay thu ra phía sau, khuôn mặt sáng bừng. Chưa khi nào tôi thấy nó tươi tỉnh như thế:
- Hôm nay em được lĩnh lương. Thế là em đã làm ra tiền rồi nhé. Em mua cho chị cái này, đoán xem, cái mà chị vẫn thích ấy.
Thấy tôi đoán sai, nó sốt ruột giơ bắp ngô nướng ra, dứ dứ rồi rụt nhanh về.
- Có thế mà không đoán ra.
- Ôi! Đưa cho chị đi Nguyên, chị thèm chảy nước miếng ra đây này - Tôi kêu toáng lên.
Nguyên rối rít kể chuyện các anh chị ở cơ quan đã chúc mừng nó ra sao, có anh còn tặng nó một chiếc túi để đựng đồ đi làm. Với nó, đó là một sự kiện trọng đại trong đời.
- Em mới đi làm một tháng mà thấy khỏe hẳn ra. Chị xem này - Nó đứng dậy vươn vai, hít căng lồng ngực hãy còn phẳng lỳ của đứa trẻ đang lớn. Trong thâm tâm, tôi luôn mơ ước Nguyên sẽ trở thành một họa sĩ nổi tíếng. Sự mong mỏi ấy nhiều khi trở thành niềm tin chắc chắn trong tôi, bởi Nguyên rất có năng khiếu hội họa và giàu nghị lực.
Chị em quý nhau như vậy nhưng bất cứ sự giúp đỡ nào của tôi hơi thiếu tế nhị một chút là Nguyên khéo léo từ chối ngay. Tôi gọi đùa nó là "mẹ chồng" bởi cái tính khe khắt ấy. Nó cười rồi nói với giọng buồn buồn: "Ở hoàn cảnh em dễ bị người ta nghĩ xấu. Anh em đã vậy, có người tưởng em rồi cũng thế". Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu hết lòng tự trọng của những đứa trẻ như Nguyên lớn đến mức nào?
Một lần, tôi và Nguyên đi chợ, nó xách làn lẽo đẽo đi sau. Gặp một thanh niên mù ăn xin, tôi để vào mê nón của anh ta đồng bạc. Lúc ngẩng lên bắt gặp ánh mắt khinh bỉ và cười mỉa mai của Nguyên. Ra khỏi cổng chợ, nó bảo:
- Sao chị lại cho anh ta? Anh ta vẫn còn khỏe mạnh kia mà!
- Ai muốn vậy đâu em. Em không thấy anh ta mù sao?
- Anh ta mù thì còn chân tay. Thiếu gì việc dành cho người mù, việc phải đem khuyết tật của mình để cầu xin của bố thí của người ta. Thà chết đói còn hơn!
Nguyên nói cũng có lý, nhưng nghe cái giọng lạnh lùng ấy tôi không thể chịu được. Tôi bực bội bảo:
- Em đừng tàn nhẫn như thế. Các cụ đã bảo "giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay" đó sao? Nghiêm khắc với mình nhưng phải rộng lượng với người khác chứ!
Suốt dọc đường về, tôi và Nguyên không tranh luận gì thêm. Có lẽ nào nó lạnh lùnh với đau khổ của người khác đến thế được chăng? Hay nó bị mất mát nhiều trong tình cảm đến mức chai sạn nên khó rung động đến nỗi đau của người khác? Nguyên lặng lẽ đi bên tôi, có thể nó liên tưởng đến chuyện của nó. Được, càng hay!
Cuộc sống của chị em tôi êm ả trôi đi. Từ ngày Nguyên đi làm, tôi bắt nó mỗi tháng phải dành mười đồng gửi tiết kiệm, nói đùa là để cưới vợ. Nó xấu hổ nói lảng: "Nếu thế em chẳng để dành nữa". Ở một mình, nó lôi bạn bè về nhà bày bừa khiếp lên được. Tranh vẽ treo lộn xộn khắp tường, bột màu rơi loang lổ trên nền nhà, chỗ cái ấm, chỗ cái chén. Tuần nào tôi cũng phải lên dọn dẹp hộ nó nhưng chỉ ngày hôm sau lại đâu vào đấy. Tôi, Nguyên và bạn bè của nó thường tổ chức những chuyến chơi xa vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Tụi nó mang theo đồ nghề, tới nơi nào có phong cảnh đẹp là mải mê ngồi vẽ và phân công tôi lo bữa ăn. Biết công việc của tôi hay cần đến sách vở, Nguyên rất chịu khó đi lùng các hiệu sách tìm mua cho tôi những cuốn truyện, sách nghiên cứu vừa in. Không hiểu học được ở đâu, nó viết một câu to tướng vào tủ sách của tôi: "Kẻ nào cho mượn sách là kẻ ngu. Kẻ nào giả sách lại còn ngu hơn". Tôi thuyết phục mãi nó mới chịu bỏ đi...
Thứ bảy, tôi về sớm hơn một chút, đi mua mấy lạng thịt làm bún chả và gọi dây nói báo cho Nguyên về ăn cơm. Đợi đến bảy giờ tối, vẫn chưa thấy nó đâu, tôi sốt ruột đi ra, đi vào. Gần tám giờ, Nguyên mới lò dò về đến cửa đã liến thoắng không kịp để tôi hỏi han câu nào:
- Chị chờ em lâu lắm phải không? Em có chút việc ở cơ quan. Em đói điên lên đây này. Hôm nay em sẽ ăn hết những thứ chị làm cho mà xem.
- Thì rửa mặt đi đã nào!
Ngồi ăn, Nguyên kể cho tôi nghe hôm qua ở cơ quan nó có đợt khám nghĩa vụ quân sự, trúng tuyển năm người, xưởng họa của nó cũng có một anh đi đợt này.
- À quên mất, em được cơ quan cho đi học đấy.
Nó móc túi lấy tờ giấy đưa tôi xem. Đó là công văn quyết định của Nguyên nghỉ công tác từ tháng chín để ôn thi vào trường Cao đẳng mỹ thuật. Nguyên đã có bằng cấp III bổ túc văn hóa. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
- Chị ơi, em...em... - Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào đang lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
- Thật khó trả lời. Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ sẽ phải nói với nó ra sao? Đi bộ đội hay đi học? Nếu suy bì hơn thiệt thì đi học sẽ tốt hơn nhiều. Nguyên sẽ có cả một tương lai mà tôi hằng mong mỏi cho nó. Nhưng khi nó đã cân nhắc giữa việc đi học và đi bộ đội thì có nghĩa nó nhận thức được vai trò của người thanh niên vã sẵn sàng chấp nhận những khó khăn, vất vả của người lính. Tôi nhìn Nguyên và bỗng thấy nó già dặn hẳn lên. Ừ, nó mười tám tuổi rồi còn gì! Tôi biết, Nguyên đã quyết định, chỉ vì tôn trọng tôi nên mới hỏi như vậy.
- Cái đó tùy em - Tôi nói chậm rãi, mắt không rời vầng trán thông minh được phủ bởi lọn tóc đen phía trước của Nguyên - Em đã lớn, chị tin em sẽ có quyết định đúng đắn. Nhớ báo sớm cho chị biết ngày đi.
- Đấy em biết mà, chị bao giờ cũng nói điều phải... - Nó ngập ngừng rồi nói rất nhanh: - Hơn nữa em ra đi để bù lại phần nào lỗi lầm của anh em, để người ta hiểu những đứa như em hơn.
Nguyên cầm đĩa lên và trút hết chả còn lại vào bát của tôi:
- Chị ăn đi, em gắp cho chị chẳng được bao lâu nữa. Hôm nay em đã khám sức khỏe, loại A1 nhá. Chị cứ chê em còm nữa đi.
Ăn xong, Nguyên dành việc rửa bát. Trước khi bê mâm đi, nó còn lấy khăn mặt ướt và cốc nước đưa cho tôi.
Thế là Nguyên đi bộ đội đã được sáu tháng. Vắng Nguyên tôi thấy cửa nhà vắng vẻ hẳn. Mỗi tháng Nguyên thường viết cho tôi ba bốn lá thư. Chẳng có chuyện gì xảy ra mà nó không kể, nào là bà chủ nhà rất thương hay để dành củ khoai, củ sắn mỗi khi đi tập về; nào là các trò nghịch ngợm của các cậu lính trẻ... Nó viết: "... Ngoài giờ luyện tập em vẫn tranh thủ vẽ thêm, nghỉ lâu sợ cứng tay mất. Được nhiều nhiều em sẽ gửi về cho chị xem, góp ý và giữ hộ em. Em rất khỏe. Tăng ki-lô so với hồi ở nhà, da đen hơn trông như anh nông dân ấy, chắc chị không nhận ra mất". Thư tôi nhận được cách đây hai tuần Nguyên báo đã đi lên biên giới phía Bắc. Trước đây, tôi chưa khi nào hỏi mà cũng chẳng nghe thấy Nguyên nhắc đến bố mẹ. Đột nhiên hai hôm trước ngày lên đường, Nguyên hỏi tôi:
- Chị thấy em có nên đến chào bố mẹ em không?
Hóa ra trong tâm hồn Nguyên vẫn còn một góc không nhỏ dành cho những người đã sinh ra rồi bỏ rơi mà tôi cứ tưởng không bao giờ Nguyên tha thứ cho họ. Hồi còn bé chỉ là sự giận dỗi, tức tối của con trẻ không được người lớn vuốt ve âu yếm. Nhưng khi lớn lên hiểu hết mọi việc diễn ra xung quanh, một mặt nó phán xét, một mặt thèm khát tình yêu của bố mẹ. Bằng cách có thể xa, nhưng ranh giới giữa tình yêu và sự căm thù thực là mỏng manh, Nguyên không căm thù bố mẹ nó, nhưng tình yêu ngày một cạn đi khiến người nó khô cằn. Chính cái đó mới là điều đáng sợ. Tôi rất mừng khi nghe Nguyên nói.
Tối hôm ấy, tôi chuẩn bị cho nó quần áo đẹp nhất và giục đi. Khi Nguyên về, tôi không hỏi chuyện nhưng nhìn đôi mắt nó tôi đoán chuyện gì đã xảy ra. Đôi mắt đẹp ấy buồn hơn nhưng bớt sự lạnh lùng, chua chát. Bây giờ tôi mới chợt hiểu sức mạnh ghê gớm của tình yêu mà tạo hóa đã ban cho con người!
Một năm nữa lại trôi qua. Một năm Nguyên làm anh bộ đội...
Tối nay cũng như mọi tối khác. Viết xong bài báo để ngày mai nộp cho phòng, tôi lôi len ra đan. Đứa bạn đi công tác ở Đức về cho nửa cân len màu xám, tôi dành để đan cho Nguyên. Mầu này rất hợp với đàn ông, hơn nữa ở biên giới mùa đông rất lạnh. Nguyên thường viết thư kể cho tôi nghe về bông tuyết đầu mùa phủ long lanh trên tán lá rừng... Đan thì đan chứ biết làm thế nào gửi lên cho Nguyên được. Khoảng mười giờ đang định dọn dẹp giường đi ngủ thì có tiếng gõ cửa. Ai đến chơi khuya thế nhỉ? Hay là Nguyên về? Tôi mừng rỡ đứng dậy, thì cánh cửa hé mở. Trước mắt tôi là anh bộ đội trạc ba mươi tuổi, quần áo bám đầy bụi đất. Chắc anh ta vừa đi qua chặng đường dài khá vất vả. Thấy vẻ ngạc nhiên, bối rối của tôi, anh ta nói luôn.
- Tôi là Trung, cùng đơn vị với Nguyên.
- Thế à! Mời anh vào chơi. Anh vừa trên đó về?
Tôi hấp tấp đi pha nước, hỏi chuyện rối rít khiến khách không nói được câu nào. Bất giác, tôi quay lại nhìn Trung. Anh ta quay mặt đi khi bắt gặp cái nhìn của tôi. Tôi linh cảm có chuyện chẳng lành. Trung vẫn ngồi mân mê cái mũ mềm trong tay. Không chịu được không khí căng thẳng ấy, tôi run run hỏi:
- Có chuyện gì xảy ra với Nguyên phải không anh?
- Vâng... Nguyên... hy sinh.
Anh ấy nói gì thế nhỉ ? Tôi thấy mình đang ngồi trên con thuyền trôi bồng bềnh, các bức tường nhà chao đi, chao lại. Tiếng Trung rơi lõm bõm vào tai tôi như tiếng người thở đứt quãng... Chúng tôi đi trinh sát thì lọt vào ổ phục kích của địch... Gần hết đạn mà địch vẫn tràn lên rất đông... Anh Trung phải quay lại báo cho đơn vị biết thôi... Không!... Nghe em, anh còn bé Sơn, đừng để bé Sơn phải mất bố... Tôi, hạ sỹ Nguyễn Thành Nguyên ra lệnh cho binh nhất Nguyễn Văn Trung phải chấp hành mệnh lệnh... Khi đơn vị tôi diệt xong ổ phục kích của địch, đến nơi thì Nguyên đã tắt thở, trên người có chín vết đạn bắn vào... Bóng đèn giữa nhà tỏa ra quầng xanh, đỏ, vàng giống như ánh đèn các mầu rọi vào chỗ chị em mình đứng đón giao thừa hôm nào, đúng không Nguyên?... Có phải Nguyên đấy không?... Đừng buồn chị nhé, đi bộ đội về em sẽ học cho ra trò cho mà xem... Em sẽ vẽ tặng chị bức tranh to đúng bằng người chị hôm cưới... Mặc thử áo len này đi, chị đan cho em đấy... Ôi, em không giơ tay lên được; đau quá, chúng nó bắn em, cái bọn giặc Tàu ấy. Chúng tưởng thế là chia rẽ được chị em mình chắc...
Ai để hòn than lên ngực tôi thế này? Trời ơi, bức bối quá! Cả chiếc khăn quàng cổ này nữa, vứt đi! Đột nhiên người tôi run bắn lên như chạm phải lửa, nước mắt cứ thế chảy ra không sao ngăn được. Hãy chỉ đứa nào bắn em, Nguyên, chị sẽ trả thù cho em. Đừng bỏ chị, em ơi...!
Không biết tôi sẽ ngồi khóc bao lâu nếu anh Trung không kéo tôi trở về với thực tại.
- Chị hãy bình tĩnh lại. Nguyên dặn tôi đồ đạc của cậu ấy đưa về cho chị. Đây...
Trung đưa cho tôi chiếc ba lô đã bạc mầu đang để dưới chân bàn. Anh xin phép ra về vì đã khuya, trước khi ra cửa anh còn quay lại bảo tôi:
- Chị đừng tỏ ra mềm yếu, Nguyên không thích thế đâu.
Câu nói ấy như một liều thuốc làm ngưng đọng mọi cảm xúc, mọi suy nghĩ trong tôi: ngưng đọng cơn hoảng loạn đang xâm chiếm tôi. Tôi ngồi lần giở ba lô của Nguyên. Có hai bộ áo quần bộ đội bạc màu. Còn một chiếc áo bộ đội nữ - có lẽ là chiếc áo mà Nguyên đã viết thư kể cho tôi: "Em lấy chiếc áo mới phát nhờ cô cấp dưỡng cắt và tự tay khâu lấy cho chị. Chẳng hiểu có vừa với người chị không?". Một tập tranh vẽ cuộn tròn rất kỹ, xếp giữa mấy bộ áo quần. Và cuối cùng là chiếc hộp sắt nhỏ, dẹt, hình chữ nhật. Tôi mở ra, bên trong có ba bức ảnh đã ngả màu vàng. Một bức ảnh người đàn ông, một bức ảnh người phụ nữ, đằng sau là chữ Nguyên viết hồi còn bé "Đây là bố", "Đây là mẹ". Còn bức ảnh thứ ba, đứa bé đang lẫy đằng sau có ghi dòng chữ: "... Mặt trời bé con của mẹ".
Lần giở được những thứ ấy ra, chân tay tôi mỏi rã rời như vừa phải làm một việc quá nặng. Không buồn mắc màn, tôi với tay tắt đèn rồi nằm vật ra giường, với chiếc áo len đan giở úp lên mặt...

Bạn bè, người quen hỏi thăm tôi về Nguyên, thì hoặc là tôi né tránh câu trả lời, hoặc là tôi nói thật điềm tĩnh: "Nguyên hy sinh rồi!" Đó là điều không thể có trong tôi trước đây, một người không biết kiềm giữ niềm vui hay nỗi buồn đau. Sao lại thế? - Tôi không trả lời rành rẽ được, chỉ biết đó là ảnh hưởng của Nguyên đối với tôi. Em kiên quyết và bình tĩnh trong khó khăn, vui buồn của cuộc sống ngay từ những ngày em chưa làm người lớn. Và, chính vì vậy em sống có trách nhiệm biết bao!
Tôi đã tìm đưa cho bố mẹ Nguyên ảnh chân dung họ thời trẻ. Họ đã khóc. Người đàn ông gục mặt vào song cửa, lặng lẽ lau mắt, còn người phụ nữ thì òa lên. Cả hai nơi tôi không ngồi lại lâu, chẳng phải vì tôi ghét bỏ họ, trái lại tôi còn thương họ nữa, nhưng quả thật tôi không thể nói chuyện với họ được. Còn bức ảnh đứa trẻ đang tập lẫy thì tôi giữ, tôi thấy mình có quyền làm việc ấy. Giữ bức ảnh đó, là giữ mãi hình ảnh của Nguyên khi buồn bã, khi cười đùa... là giữ mãi một cuộc đời cho cuộc đời mình. Con người đi qua, ánh sáng còn để lại mãi mãi, phải vậy không? Và, em là mặt trời bé con của chị, phải vậy không, Nguyên ?
Tháng 8-1983
Một câu chuyện thật là cảm động, cám ơn cụ đã chia sẻ.
 

lamklhn2

Xe đạp
Biển số
OF-369170
Ngày cấp bằng
3/6/15
Số km
31
Động cơ
253,110 Mã lực
CHIẾN TRANH ĐẾN RỒI LẠI ĐI NHƯNG NHỮNG NGƯỜI LÍNH VẪN CÒN ĐÓ.
 

solo_gl

Xe đạp
Biển số
OF-16791
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
27
Động cơ
509,260 Mã lực
Vâng, dạng mũ đó đấy cụ. Có điều ta làm bằng bông trần, may quả trám kiểu áo trấn thủ.

Lạnh thì buông hai tai, nóng thì gấp lên và buộc lại.

Đây ạ:D



Mũ này mãi sau này mới cấp phát lại cho lính biên phòng, đợt em đi (93) không được cấp.
 

solo_gl

Xe đạp
Biển số
OF-16791
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
27
Động cơ
509,260 Mã lực
Có lẽ ảnh này phải trước 1992, vì 1992 em đi lính không còn được phát mũ " cối cúp" và sĩ quan cũng không đội mũ kê-pi như thế nữa
Năm 93 lính có cầu vai rồi, nhưng mũ ke-pi không phải loại như ảnh.
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,355
Động cơ
466,773 Mã lực

thánh chém

Xe buýt
Biển số
OF-388617
Ngày cấp bằng
24/10/15
Số km
657
Động cơ
245,200 Mã lực
Tuổi
38
Thông tin thớt
Đang tải
Top