Hậu chiến
Sau khi bị Việt Nam đánh bại, Trung Quốc tiếp tục uy hiếp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, can thiệp vào công việc nội bộ của nước Cộng hòa Campuchia, che giấu bộ mặt đại bá quyền của mình bằng cách đặt điều, vu khống Việt Nam là "tiểu bá". Theo văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua” do NXB Sự Thật phát hành năm 1979, thì ngay sau cuộc chiến Trung Quốc đã cùng với Hoa Kỳ lợi dụng chiêu bài "nhân quyền" để bôi đen Việt Nam trên trường quốc tế, với mục tiêu lâu dài lúc đó là thôn tính ba nước Đông Dương, dùng Đông Dương làm bàn đạp bành trướng xuống Đông Nam Á.
Trong suốt cuộc chiến, nhất là sau khi thua chạy, Trung Quốc luôn tuyên bố họ "không tham vọng dù chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam" để đỡ mất thể diện, đỡ mặc cảm bại trận, một dạng của tâm lý AQ. Trên thực tế, Trung Quốc xâm lược với một hình thức tương tự Pháp - Mỹ trong thời đại mới, xâm lược kiểu thực dân mới chứ không phải xâm lược để sát nhập đất đai vào trong lãnh thổ Trung Quốc như phong kiến phương Bắc, họ tuyên bố như vậy trong suốt cuộc chiến là để che giấu bản chất xâm lược phi nghĩa, lừa dối dư luận Trung Quốc và quốc tế, làm nhẹ đi các lên án, chỉ trích từ các nước yêu hòa bình, công lý và nhân dân tiến bộ trên thế giới, và gây hoang mang cho quân đội Việt Nam (không biết rõ mục tiêu chiến lược của nó, nó muốn gì, sẽ làm gì), gây giảm sút tinh thần đề kháng và cường độ chống trả của các chiến sĩ Việt Nam (vì chủ quan cả tin rằng chúng đánh một chút rồi lui ngay, chúng "không muốn chiếm miền Bắc", "không muốn chiếm nước ta").
Tuy nhiên, sau khi thua trận, thất bại không thể dựng lên được ngụy quyền Hoàng Văn Hoan, không lật đổ được "bè lũ Lê Duẩn", không có cơ hội sử dụng những con bài chính trị, quân đội Trung Quốc liền gian trá, lật lọng vẫn giữ lấy một số địa điểm, đất đai ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Tại một số nơi như khu vực quanh Ải Nam Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc vẫn "cù nhầy" cố giữ một số lãnh thổ. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam. Vì vậy Việt Nam sau đó phải tiến hành một loạt chiến dịch quân sự nhằm giải phóng các khu vực đó. Những sự kiện này được ghi nhận trong các tài liệu của Mỹ, Pháp, Úc như giáo sư Carlyle A. Thayer trong tài liệu "Security Issues in Southeast Asia: The Third Indochina War, Conference on Security and Arms Control in the North Pacific", Đại học Quốc gia Úc Đại Lợi, Canberra, 1987, François Joyaux trong sách "La Tentation impériale - Politique extérieure de la Chine depuis 1949", Paris: Imprimerie nationale xuất bản năm 1994, hay Edward C. O'Dowd trong sách "Chinese Military Strategy in the Third Indochina War", NXB Rutledge xuất bản năm 2007.
Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia làm Trung Quốc lấy lại chút thể diện và Liên Xô sụp đổ làm TQ "lạnh gáy" trong lúc phong trào cộng sản quốc tế bị suy thoái, và cũng vì nhu cầu hòa bình, ổn định trong khu vực, gác lại quá khứ, bắt tay nhau hợp tác, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng hai nước, hướng tới tương lai v.v., nên quan hệ giữa hai nước dần hồi phục trở lại bình thường.
Sau khi thua đau, Trung Quốc quyết tâm bắt tay vào thực hiện cải cách và hiện đại hóa quân đội cho đến ngày nay. Có thể nói chính Việt Nam đã dạy cho Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc một bài học, chứ Trung Quốc không "dạy" được Việt Nam điều nào cả, không buộc VN phải xuống 1 nước nào, lui 1 bước nào, phải nhượng bộ 1 điều gì, phải làm 1 việc gì theo ý muốn Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc phải tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979 trong một bối cảnh kinh tế chưa thấy gì sáng lạn.
Tuy nhiên, khách quan nhìn nhận thì quan hệ thù địch giữa 2 quốc gia đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt. Việc Trung Quốc dùng đại quân duy trì áp lực quân sự nặng nề và đầy hiểm họa tại vùng biên giới trong suốt 10 năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì đại quân, bao gồm các sư đoàn thiện chiến, tinh nhuệ nhất, có kinh nghiệm chiến đấu nhất, từng thân chinh bách chiến trên khắp chiến trường chống Mỹ ở biên giới và miền Bắc. Cùng với việc bị vướng víu ở Campuchia đối với tàn dư, tàn quân Pol Pot, xung đột quân sự biên giới với Thái Lan v.v., cộng với sự tuyên truyền chống Việt Nam dai dẳng và tinh vi của Mỹ - Trung, khiến Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế.
Bao vây kinh tế, cô lập chính trị, cấm vận quân sự, thậm chí cấm vận nhân đạo, nhiều tổ chức nhân đạo, từ thiện quốc tế thời đó muốn viện trợ nhân đạo cho Việt Nam đều bị Mỹ - Trung tìm cách ngăn cản, áp lực, gây sức ép, nhiều đoàn tàu chở thực phẩm, gạo, nước ngọt, gia súc tới VN, có khi chỉ để giúp đỡ người dân miền Trung VN thường xuyên căng mình chịu thiên tai, lũ lụt, cũng bị hải quân Mỹ, Thủy quân Lục chiến Mỹ, Hạm đội 7 ngăn lại và bắt phải quay về, và đe dọa xa gần rằng sẽ "không bảo đảm an toàn cho quý vị nếu gặp hải tặc". Nhiều thông tin thời đó cho biết Mỹ - Trung còn giả dạng cướp biển hoặc báo tin, chỉ điểm, đứng sau, ủng hộ cho bọn cướp biển, bọn hải tặc Thái Lan đón đường, trấn lột, cướp bóc những đoàn tàu viện trợ nhân đạo này, với mục đích duy nhất là bao vây, cô lập, cấm vận, và dồn Việt Nam vào chỗ sụp đổ.
Nền kinh tế Việt Nam yếu kém, nhiều người dân phải xếp hàng nhận bo bo ăn thay cơm, bị Hoa Kỳ, Trung Quốc và phương Tây cấm vận, phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn ở cả phía Nam và phía Bắc, trong khi vẫn phải trả nợ những viện trợ của Liên Xô cho cuộc chiến chống Pháp, Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.
Sau khi thất bại tại Việt Nam, các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc không còn nói gì nhiều về cuộc chiến này, cuộc chiến tranh này bị bưng bít hoàn toàn trong tất cả sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc. Trong khi sách giáo khoa phổ cập trung học lớp 12 ở Việt Nam ngày nay vẫn ghi nhận rõ ràng: Quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh đã tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc, và bộ đội, du kích ta đã chiến đấu anh dũng đánh đuổi chúng đi, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của chúng, đánh bại chủ nghĩa bá quyền nước lớn của Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc, theo giáo sư Howard French trên báo New York Times số ngày 1 tháng 3 năm 2005, các phương tiện truyền thông Đại Lục, Hồng Kông, Ma Cao gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn dám in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối không dám xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến buồn không muốn nhắc đến nó, không còn muốn nói về nỗi nhục bại trận này.