[Funland] Ảnh trận Điện Biên Phủ ( HD)

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Cụ có tài liệu nào phải đi vòng từ Cao Bằng không? Vì sao nó không đi đường Lào Cai? Với cả dưới xuôi lên nó khác, vì dễ bị lộ, chứ Cao Bằng, Thái Nguyên lúc đó rừng núi nhiều, bí mật được.
Bác xem lại chiến dịch biên giới (Thu - đông 1950) mục tiêu là giải phóng Cao Bằng Khai thông biên giới Việt- Trung (từ Cao Bằng đến Đình Lập).
Còn Chiến khu của VM là Thái Nguyên - Tuyên Quang!
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
Nó cảnh báo Pháp rồi, nhưng pháo binh Pháp quá tự phụ. Họ không tưởng tượng ra làm sao có thể dùng sức người cho được pháo 105 ly vào đây. Thời đó thì uy lực của pháo 105ly chả khác nào Vua chiến trường 175 ly sau này.
24 khẩu lựu pháo M2A1 105 ly của ta đã phá hủy gần như tất cả các trận địa pháo binh Pháp và các đường băng trong tập đoàn cứ điểm này
Nó dự kiến là pháo ta sẽ phải đặt ở phía bên kia sườn đồi, phải bắn cầu vồng không nhìn thấy mục tiêu, và nó có máy bay nữa nên không sợ. Không ngờ bên ta chơi pháo ở bên trong sườn đồi luôn, ngắm bắn thẳng xuống thung lũng. Pháo ta thì học kiểu Pháo TQ ở Triều Tiên, đặt trong hầm dài, khi nào bắn thì đẩy ra, bắn xong thì kéo lui vào. Pháo binh Pháp rất giỏi nhưng bó tay!
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
2,129
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Em vừa lội từ trang 1 đến bây giờ mới xong để về nhà!
Cám ơn các cụ doctor76 , cụ Vịtxanh , cụ pain , cụ HuyArt ...
Em cho rằng nếu biên ảnh theo yêu cầu thì việc các học sinh sẽ rất hứng thú với chiến dịch ĐBP và thêm tự hào dân tộc, chịu khó học tập rèn luyện tốt hơn, giao tiếp vs người nước ngoài cũng bớt tự ti hơn...
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,387
Động cơ
572,214 Mã lực
Sao hồi dó dòi núi cũng chăngr có cây mấy nhỉ!!!!
cây cối bọn Pháp nó lấy hết làm công sự, thiếu phải vô bản dỡ nhà người ta để lấy nữa! Còn cái ĐBP là 1 đồng bằng, thung lũng xung quanh là đồi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Trung tá Charles Piroth ( Sác-lơ Pi-rốt) ( đội mũ ca-nô đen) chỉ huy pháo binh Pháp ở ĐBP.
Từng quá tự tin về sức mạnh pháo binh Pháp, viên trung tá này đã quá bất ngờ khi bị pháo binh Việt Minh áp đảo ngay trong trận đồi Độc Lập, kết quả quân Pháp bại trận này.
Piroth bỏ ăn uống.
Ngày 13 tháng 3 năm 1954, Piroth bước vào hầm bộ Chỉ huy trung ương gặp Đờ-cát nhận hết mọi lỗi về mình.
5 phút sau cuộc gặp, Piroth đã tự sát trong hầm của mình bằng một trái lựu đạn. Câu nói cuối cùng với 1 người bạn " mình đã làm mất danh dự nước Pháp, xin lỗi, mình đi thôi"
Nhờ cụ sửa lại giùm
1) mũ ca-lô
2) Trung tá Piroth tự sát trong hầm riêng đêm 14 rạng sáng 15-3-1954 (hai ngày sau khi Việt Minh đánh Him Lam)
Nguồn:
NAVARRE VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ
Tác giả Jean Pouget, Thư ký của Navarre
Lê Kim dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Nous étions à Dien Bien Phu”
Nhà xuất bản Presses de la Cité
Him Lam (Pháp gọi là Béatrice) là trận mở màn chiều 13-3-1954 và đến sáng 14-3 mới kết thúc
Gabrielle (ta gọi là đồi Độc Lập)

Bức hình trên chụp đầu tháng 3-1954, trước khi mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ
không phải là trước khi Piroth tự sát
Về trung tá Piroth, theo lời tác giả cuốn hồi ký kia chứng kiến
Cuối buổi họp, trung tá Piroth trình bày kế hoạch phản pháo bằng lời lẽ chắc nịch. Đây là một sĩ quan vóc dáng to cao, khuôn mặt lớn đỏ au và bình dị, một cánh tay cụt khiến cho tay áo sơ-mi lủng lẳng phải gài vào thắt lưng như vỏ một vũ khí đã vô dụng. Piroth chỉ huy toàn bộ lực lượng pháo tại Điện Biên Phủ, nom không có vẻ gì là một người tàn tật. Ông phát biểu rõ ràng, trình bày một vấn đề đã nghiên cứu kỹ. Ông đã từng quen biết tướng Navarre từ hồi cùng phục vụ trong sở chỉ huy NATO đặt tại Fontainebleau. Một buổi chiều tháng 7 năm 1953, Piroth từ Paris đến tìm gặp tướng Navarre nhưng Navarre đi vắng. Piroth nhắn lại:
- Cũng không có việc gì quan trọng đâu. Chỉ xin báo cáo lại với tướng Navarre là tôi tình nguyện theo tướng quân sang phục vụ tại Đông Dương, tuỳ tướng quân giao cho nhiệm vụ gì cũng được Tôi đã sẵn sàng đi ngay khi có lệnh.
Nếu được cử lên Điện Biên Phủ, đó là vì Piroth đã từng là một sĩ quan pháo binh nổi tiếng trong tất cả các chiến dịch hồi chiến tranh thế giới thứ hai, và ông đã để lại trên chiến trường Italy cánh tay phải của mình. Ông hiểu rõ, và đã từng trải qua kinh nghiệm chiến đấu là chỉ cần ngắm bắn chính xác, một khẩu 155mm có thể tiêu diệt cả một cụm pháo 105mm. Phản pháo là một nghệ thuật đã hình thành từ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 và được hiện đại hoá trong cuộc chiến tranh 1940-1945. Khi Tổng tư lệnh hỏi:
- Với cỗ pháo 155 mm mà ông vừa mới nhận được, ông nghĩ có thể phản kích hiệu quả pháo Việt Minh không?
Piroth bình thản trả lời:
- Thưa đại tướng, tôi sẽ không để cho một khẩu pháo Việt nào bắn quá ba phút mà không ngắm bắn và tiêu diệt nó.
Mọi người chung quanh, không ai cho rằng đây là lời đảm bảo cường điệu.

***
Theo kế hoạch, quân ta sẽ mở màn đánh Điện Biên Phủ hôm 25-1-1954. Pháp biết rõ ngày và giờ ta nổ súng và họ đã chờ sẵn để nghiền nát.
Do Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố vấn Trung Quốc thay đổi cách đánh, nên Pháp mừng hụt

Những đơn vị chủ lực ta rời khỏi vành đai Điện Biên Phủ khiến De Castrie và tướng lĩnh Pháp càng chủ quan, nghĩ rằng ta sợ.
Trong một chuyến thăm Điện Biên Phủ hôm 19-2-1954, Trung tướng Cogny vẫn e ngại, gợi ý chuyển thêm pháo cho Piroth, thì Piroth cự luôn:
"Mới có thế này mà Việt Minh đã sợ, phải bỏ chay, ông chuyển thêm pháo lên, họ càng sợ thì tôi đánh với ai?"
 
Chỉnh sửa cuối:

fly

Xe ba gác
Biển số
OF-272727
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
22,696
Động cơ
634,068 Mã lực
Nơi ở
Điện Biên Phủ/0 & Đồng Nát Đường
Website
www.facebook.com

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,774
Động cơ
422,631 Mã lực
Bác xem lại chiến dịch biên giới (Thu - đông 1950) mục tiêu là giải phóng Cao Bằng Khai thông biên giới Việt- Trung (từ Cao Bằng đến Đình Lập).
Còn Chiến khu của VM là Thái Nguyên - Tuyên Quang!
Chuẩn cụ,kiểu gì cũng phải về xuôi.Từ Lạng Sơn về Thái Nguyên,Cao Bằng về Tuyên Quang rồi sang Yên Bái,vượt đèo Lũng Lô sang bên Sơn La nhập vào ngã ba Cò Nòi ngược lên Điện Biên.Chứ bên mạn Hà Giang Lào Cai hồi đó đã thông đường đâu
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Suytj! Chị nói khẽ thôi:))
Không phải ạ
ngày 3-11-1953 – Nixon đến Chợ Ghềnh (Ninh Bình) gần thị trấn Tam Điệp bây giờ để dự lễ chiến thắng
Số là Đại đoàn 320 của Văn Tiến Dũng dự tính tấn công Ninh Bình vào Thu Đông 1953-54. Vũ khí và cơ sở vật chất tập kết từ Rịa đến Nho Quan (gần khu Bái Đính ngày nay). Đại tá De Castrie (sĩ quan thiết giáp) chỉ huy trận càn Mouette (Hải Âu) đánh vào hậu cứ ta, giành "chiến thắng" và được Nixon khen
Sau khi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, cần chọn một chỉ huy, người Pháp chọn De Castrie, phần vì ông ta dân quý tộc, phần cũng vì lời khen của Nixon
Thực tế De Castrie, vốn là chỉ huy thiết giáp, không có tài năng chỉ huy bộ binh, Điện Biên Phủ không phải là nơi cho de Castrie dụng võ thiết giáp




 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Cụ có tài liệu nào phải đi vòng từ Cao Bằng không? Vì sao nó không đi đường Lào Cai? Với cả dưới xuôi lên nó khác, vì dễ bị lộ, chứ Cao Bằng, Thái Nguyên lúc đó rừng núi nhiều, bí mật được.
Vùng Vân Nam lúc đó Mao chưa nắm được, Phỉ Tưởng Giới Thạch vẫn còn nhiều, với lại vùng này nghèo
vũ khí và hậu cần Trung Quốc chủ yếu qua Lạng Sơn
Hành Trình - Lạng Sơn - Đèo Khế Thái Nguyên - Phà Bình Ca (Sông Lô) theo đường 37 bây giờ >> đèo Lũng Lô >> Bắc Yên, phà Tạ Khoa >> Đèo Cỏn, CÒ NÒI (có thể coi đây tương đương ngã 3 Đồng Lộc) >> Sơn La, Thuận Châu>> Tuần Giáo >> Điện Biên Phủ
Cực kỳ vất vả và khó khăn
Cần nó thêm Đèo Lũng Lô dài 24 km là hoàn toàn được mở mới thời đó.
Tại sao?
Xe pháo từ Ba Khe (Nghĩa Lộ) xuống ngã ba Thu Cúc và sang bên Mường Cơi (Phù Yên) là thuận tiện. Lúc đó Thu Cúc gần Thanh Sơn (Phú Thọ), ngại Pháp tung quân đánh vào Thu Cúc thì ta bị bí, vì thế phải mở đường qua đèo Lũng Lô (cách Ba Khe chừng 10 km) sang Mường Cơi, Phù Yên.

Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam 600 xe tải và một số xe do người Trung Quốc trực tiếp lái chở những phuy xăng 200 lít rải khắp tuyến đường vận tải. Một đại đội công binh Trung Quốc sang thực hành và dạy chúng ta cách đục đá phá mìn và làm đường. Họ làm việc nhiều ở khu vực Bắc Yên (gần Tạ Khoa bây giờ)
Dân công chở gạo từ Thanh Nghệ Tĩnh qua lộ trình: Mai Châu >> Tòng Đậu >> Bãi Sang >> đường 41 >> Mộc Châu >> CÒ NÒI>> Sơn La.... tiếp tục như trên
Vì thế Cò Nòi là ngã ba quan trọng, Pháp ném bom dữ dội
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,300
Động cơ
1,132,815 Mã lực
Có ngôi sao gắn ở cửa xe trông như xe của quân đội Mỹ nhỉ
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, xe nhận của Trung Quốc nên vào trận luôn chẳng ai sơn vẽ gì đâu
Sau 1954 thì mới có bảng số và gắn một ngôi sao vàng dập nổi trên nền tròn và gắn ở đầu xe.
Cụ nhìn kỹ ngôi sao trên cửa là màu vàng, nền đỏ, nhưng sang ảnh gray thì màu đỏ hơi tối đi một chút. Những hình trên này là phục dựng để chụp thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

O Muong Te

Xe điện
Biển số
OF-25271
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
3,891
Động cơ
500,690 Mã lực
Nơi ở
Dĩ nhiên là Mường tè
Thu từ tay quân Tàu "trắng" thì đúng hơn.
Ngay toàn bộ lựu pháo của Việt minh dùng trong chiến dịch ĐBP cũng là pháo M2A1 của Mỹ chuyển từ Tàu về theo nguyên tắc 1 đổi 1 được thoả thuân tay 3 Liên xô-Trung quốc-Việt nam DCCH :D
Hình như chuyên môn sử của cụ còn hơn chuyên môn về mắt nhỉ?:D
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,814
Động cơ
567,319 Mã lực
Nhờ cụ sửa lại giùm
1) mũ ca-lô
2) Trung tá Piroth tự sát trong hầm riêng hôm 15-5-1954, hai ngày sau khi Việt Minh đánh Him Lam và Đồi Độc Lập
Nguồn:
NAVARRE VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ
Tác giả Jean Pouget, Thư ký của Navarre

Lê Kim dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Nous étions à Dien Bien Phu”

Nhà xuất bản Presses de la Cité
Him Lam (Pháp gọi là Béatrice ở) là trận mở màn chiều 13-3-1954 và đến sáng 14-3 mới kết thúc
Gabrielle (ta gọi là đồi Độc Lập)
7/5/1954 ta đã kết thúc chiến dịch ĐBP thì sếp pháo binh kia tự sát ngày 15/5 làm sao được?
Chắc ý cụ định viết là 15/3/1954
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,427
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
Về phía lính dù Việt tham chiến ở ĐBP, phải kể đến Đại úy dù Phạm VĂn Phú, dân Hà Đông
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, sau khi tướng Đờ -cát đã hàng, Phạm Văn Phú còn đi vét nốt được 1 số lính vừa Việt vừa Pháp, hát vang và oánh một trận cuối cùng, nhất quyết không hàng.

Sau đó Phạm Văn Phú bị bắt, được trao trả tù binh, vào Nam gia nhập quân đội VNCH, thăng đến Thiếu tướng, tư lệnh vùng Cao Nguyên.
Sau khi bị Quân đội ND Vn đánh thua trong chiến dịch Tây Nguyên, ông ta đã tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975.


một con người khí phách
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Pháp chủ yếu chuyển thương binh bằng máy bay







 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top