- Biển số
- OF-78176
- Ngày cấp bằng
- 18/11/10
- Số km
- 310
- Động cơ
- 421,434 Mã lực
Đặt viên gạch ngồi hóng
Vầng e xl đúng ạ, 2001 e nhìn thấy đèn hậu future ông hàng xóm có con đẹp long lanh ạ.Viva ra trước Future khá lâu cụ ạ.
Yamaha 110SS. 2 thì hay sao ấy cụ, ở SG thời gian ấy hình sự với PA21 được trang bị xe này dùng để bắt đua xe, biển xanh đầu số 51-B2 .Trong ảnh 2 của cụ tulai24h có quả GL 150 kìa, Yamaha Crypton nữa, Dream thì quá dễ để nhận ra rồi.
Chính xác cụ, Ya 2 thì côn tay (bán tự động), không bóp côn vẫn vào số bt, e chạy 1 lần tý xòeYamaha 110SS. 2 thì hay sao ấy cụ, ở SG thời gian ấy hình sự với PA21 được trang bị xe này dùng để bắt đua xe, biển xanh đầu số 51-B2 .
Dài e chưa đọc dc hết mới tới đoạn chợ Mơ và có con gái xinhHôm trước Em có đọc được truyện tù này rất cảm động, Em xin phép Cụ chủ trong lúc chờ đợi, cũng là nhân dịp ngày giảm án Em pết lại cho Cụ nào chưa đọc ạ!
......Chiều nghiêng bóng, xót xa lòng mẹ thương con
Tình thương con, đong đầy trong khóe mắt
Trại Bình Sơn,* tường cao cao chắn gió
Bóng con gầy, con nằm lại nơi đây
Con nằm đây, bạn bè con cũng nằm đây
Áo số đắp cho thân gầy, cùng chung cái kiếp tù đầy
Con nằm đây, cơm ngày hai gạt bát*
Chiều chiều ra trông đàn én, kiếm mồi nháo nhác bay quanh
Xoong dồn xoong, chiều về xoong lại dồn xoong**
Tiếp nối những âm thanh buồn, tâm tư day dứt trong lòng
Trăng mờ soi, trăng mờ soi ngục tối
Cuộc đời con đi lầm lối, nên bị bắt giữ nơi đây
Sáng cùm tay, chiều về xích lại cùm chân
Nối tiếp những âm thanh buồn, tâm tư day dứt trong lòng
Trăng mờ soi, trăng mờ soi ngục tối
Cuộc đời con đi lầm lối, nên bị bắt giữ nơi đây..........
Tiếp:
.......Mẹ mới lên thăm anh
Nói rằng em biếng học hành
Theo chúng bạn đổi tâm đổi tính
Nhà chỉ có hai anh em
Anh thành thật khuyên em
Trong tình thương tay đứt ruột mềm
Mẹ già đầu bạc răng long
Tóc mẹ bạc như sương, khác gì đèn treo trước gió
Em lớn khôn, em hãy chăm chỉ học hành
Vững bước đi vào cuộc đời
Đừng đi theo vết xe lăn dài, đừng đi theo cái quân bụi đời
Nhà xa núi thẳm càng xa
Thương mẹ già giùm anh em nhé
Lúc anh chưa kịp về.....
....Chuyện ngày xưa nhắc lại mà đau thương, ôi nhắc lại càng thê lương.....
......Sáu tháng dài đằng đẵng cuối cùng cũng đã qua, cầm tờ lệnh tha mà tôi ngỡ như mình đang mơ. Cái ngày mà tôi mong chờ nhất suốt thời gian qua, có những khi ngồi đếm từ giờ một trôi qua tưởng chừng như vô tận cuối cùng cũng đã đến. Chân bước bâng khuâng vừa đi vừa hát mấy bài hát tù mà chúng tôi đã hát suốt mấy tháng qua, hát cho quên đi thời gian, hát cho quên đi sự giam hãm tù đầy và hát cho quên đi những lỗi lầm quá khứ để mong ngày trở lại. Sáu tháng tù nếu so với những phạm nhân tù cao án nặng thì án của tôi chỉ là muỗi, nhưng tôi lại là kẻ đi tù khá đặc biệt. Chỉ có sáu tháng tù nhưng tôi trải qua ba nơi tạm giữ, hai nhà tạm giam từ Hà Nội đến Ninh Bình, hai lần di chuyển trích xuất phạm nhân và hàng chục lần đổi buồng tù, quen biết và đối mặt với hàng trăm phạm nhân đủ các thể loại án tù khác nhau.
Thầy quản boong*** sau khi mời uống trà, hút thuốc và dặn dò về xã hội phấn đấu trở thành người lương thiện, trao cho tôi tờ giấy ra trại để ký và điểm chỉ đầy đủ rồi bắt tay từ biệt thầy. Tôi ra khỏi cửa mà lòng như trút được gánh nặng ngàn cân đè nén suốt hơn 180 ngày qua, chân bước nhanh như chạy về phía cổng trại. Cậu chuếch* trẻ đang gác nhìn tôi mỉm cười "về xã hội cố gắng nhé", tôi khẽ mỉm cười gật đầu đáp lại lời chào xã giao của cậu ta, một lời chào giống nhau vốn dành cho bất kỳ một phạm nhân nào có lệnh tha rời trại đi qua chỗ này. Chân tôi tấp tểnh bước qua cổng trại cỏ lác um tùm, phía xa xa mẹ tôi vài mấy đứa bạn thân đã đứng đợi ở quán nước từ bao giờ, tay vẫy vẫy. Tôi đi như chạy, mắt nhòe đi.....................
Chú thích:
* Tên một trại tạm giam thuộc công an tỉnh Ninh Bình nằm trên địa phận huyện Kim Sơn, Ninh Bình
**Cơm tù được đựng trong bát sắt, mỗi lần được đong đầy và cầm đũa gạt ngang một phát. Tuy nhiên giai đoạn chúng tôi đi tù thì được chia mỗi phòng (khoảng 5 đến 7 phạm nhân) một xoong cơm, tự chia nhau ăn
*** Xoong cơm, sau khi ăn xong thì thầy quản giáo mở cửa cho để xoong ra mộ cái bục bê tông bên ngoài cửa, đến giờ đám tù tự giác đi lấy xoong về dồn lại để đánh rửa tạo ra một loạt âm thanh dồn dập
**** Boong là một dẫy nhà tù gồm 10 phòng chạy thành hàng ngang, mỗi phòng rộng khoảng 7m2 cho cả nhà vệ sinh. Mỗi dãy như thế có một thầy quản giáo trực tiếp quản lý phạm nhân trong dẫy đấy.
Thế hệ chúng tôi sinh ra trong hoàn cảnh đất nước còn chia cắt, lớn lên trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước khi trải qua liên tiếp các cuộc chiến biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và sự bành trướng của quân xâm lược. Dù không đeo ba lô vác súng ra trận như thế hệ cha, anh nhưng chúng tôi cảm nhận được rất rõ những nỗi đau mà chiến tranh mang lại và sự nghèo khó của một đất nước trải qua những cuộc chiến khốc liệt. Như bao nhiêu chàng trai tỉnh lẻ trẻ tuổi khác, học là mục tiêu duy nhất của chúng tôi, chúng tôi học để hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, thay đổi cuộc đời mình và mục tiêu cao cả hơn nữa là góp phần xây dựng đất nước.
Mười bảy tuổi, lần đầu tiên đặt chân lên đất Thủ Đô, bước chân vào giảng đường đại học khi đất nước vừa bước sang một trang mới với những thay đổi quan trọng về phát triển kinh tế. Đất nước vừa mở cửa, cơ hội giao thương với Quốc tế ngày một hiện rõ. Vì thế sau hai năm học đại cương, tôi đã chọn một ngành học thời thượng ở một ngôi trường cũng thời thượng không kém, để rồi hơn hai năm sau tôi ra trường với tấm bằng khá chuyên ngành tiếng Anh. Hà Nội đang thay da đổi thịt từng ngày, những khách sạn, nhà hàng, quán bar mọc lên ngày một nhiều, quanh hồ Gươm đã xuất hiện những tốp khách du lịch với ví tiền nặng trịch đến từ những nền kinh tế phát triển.
Trong thời gian học đại học tôi đã đi làm thêm ở một số nhà hàng, quán bar để tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học. Vì vậy khi ra trường, với kinh nghiệm đã trải qua tôi dễ dàng xin được một chân lễ tân ca đêm tại một khách sạn tương đối lớn, còn ban ngày tôi chuyển sang làm ca sáng ở vị trí Bartender ở một quán bar mà tôi đã làm việc và học được nghề pha chế từ hơn một năm qua. Một tuần ba buổi tối tôi dành thời gian học thêm một ngành cũng thời thượng không kém thời bấy giờ: tin học, một buổi tối khác thì sinh hoạt định kỳ ở một CLB tiếng Anh dành cho sinh viên. Cuộc sống của một thanh niên ngoài hai mươi tuổi trôi qua có thể nói là khá êm đềm và thoải mái, tôi thậm chí còn được cho là thành công sớm trong số những bạn bè cùng lứa.
Bao kế hoạch và dự định cho tương lai được quy hoạch rất khoa học cho các thời hạn ngắn, trung và dài hạn đựoc tôi thực hiện một cách nghiêm túc. Ngày tôi vẫn làm ở quán bar, tối vẫn đi học đều đặn và đêm thì làm việc trong khách sạn, thu nhập cũng khá khiến tôi có điều kiện mua được xe đạp đắt tiền và thuê một mình một căn phòng riêng để sinh hoạt. Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua và có lẽ sẽ chẳng có gì thay đổi được tương lai tốt đẹp đang chờ tôi phía trước nếu không có một ngày tôi gặp lại một thằng bạn học cùng cấp III lên Hà Nội chơi. Nói đúng ra là nó tìm đến chỗ tôi ở thì đúng hơn, hai thằng lâu lâu mới gặp nhau tay bắt mặt mừng, tôi dẫn nó đi chiêu đãi ở một quán cafe mới mở khá hoành tráng dành cho sinh viên.
Công, tên thằng bạn học cấp III của tôi vốn là thằng khá hiền lành và nhút nhát ngày còn đi học, chính tôi đã không ít lần bênh vực nó trong những lần bị bắt nạt ở trường. Sau khi học xong cấp III, Công không học tiếp như bọn tôi mà quyết định ở nhà làm việc tại một cửa hàng sơn xì xe đạp của bố cậu ta, nhà cậu ta vốn nổi tiếng về dựng và sơn xe đẹp nên việc nó thường sở hữu một chiếc xe đẹp để đến trường là điều không hề ngạc nhiên trong ký ức của bọn tôi. Nhưng hôm nay lên chơi với tôi nó có một sự thay đổi nho nhỏ là không đi những chiếc xe đạp khung dựng kiểu giả xe Peugeot mà nhà nó vẫn sản xuất mà đi một chiếc xe mini Nhật gần như mới cứng. Sau khi cafe vui vẻ chúng tôi trở về nhà trọ của tôi, đêm nay nó sẽ ngủ lại phòng của tôi còn tôi sẽ đi làm đêm theo đúng lịch làm việc hàng ngày. Trước khi tôi chuẩn bị đi làm nó bỗng đề nghị với tôi một việc...
Thằng Công đi thẳng vào việc luôn, lần này nó lên Hà Nội là muốn bán chiếc xe mini Nhật kia, nhưng vì lạ nước lạ cái nên nó chưa biết đường đi thế nào, bán ở đâu thì được giá? Tôi hỏi nó "mày bỏ nhà đi bụi hay sao mà cần bán xe, xe này của ai?" Nó nói "không, làm sao đâu mà phải đi bụi" và trình bày rằng nó có ông anh chuyên đánh xe Nhật hàng bãi từ Hải Phòng về cho nhà nó mông má lại rồi mang bán. Thị trường ở dưới kia khó tiêu thụ hàng cao cấp nên nó tìm lên thị trường ở Hà Nội để bán xe, nó hỏi tôi có quen nhiều bọn sinh viên hay ai đó có nhu cầu mua xe không. Sinh viên thì cơm còn chưa đủ mà ăn thì lấy tiền đâu ra mua xe xịn, người quen có nhu cầu thì tôi cũng chưa biết cụ thể là ai nhưng chỗ để bán được xe thì tôi biết. Chẳng là thời sinh viên cũng có vài lần bọn tôi bí quá đi bán xe của một đứa trong hội để trang trải, ngày ấy cứ mang xe ra dọc đường Bà Triệu là khối anh ngồi vỉa hè hỏi mua xe, việc mua bán cũng diễn ra nhanh chóng, đơn giản, chỉ cần viết cái giấy viết tay bán xe và cam đoan xe này là của tôi là tiền trao cháo múc luôn. Thế là tôi khuyên nó nên mang xe ra Bà Triệu mà bán, có điều "mày phải tự định được giá xe kẻo bán hớ". Nó bảo "tao chẳng biết đường lối lại thế nào, mày dẫn tao đi được không?", "Ok, vậy mày phải đợi tao đến đầu giờ chiều mai, xong việc ở chỗ tao làm tao sẽ về dẫn mày đi". Nó đồng ý với phương án của tôi và tôi lên đường đi làm việc đêm, nó ngủ lại ở phòng trọ của tôi qua đêm đấy.
Về công việc lễ tân đêm ở khách sạn, khách sạn chúng tôi làm việc luôn mở cửa 24/24 giờ và ca đêm được chia làm hai: một ca trực từ 22h tối đến 2h30 sáng, ca kia trực từ 2h sáng đến 7h sáng, trong khi ca này trực thì ca kia có quyền đi ngủ và chỉ có thể bị đánh thức để hỗ trợ nhau trong trường hợp có việc đặc biệt cần thiết xảy ra. Vì tôi đi làm tiếp vào ca sáng hôm sau nên tôi luôn chọn trực ca từ 22h đến 2h30 và ngủ để giữ sức sáng hôm sau dậy đi làm luôn chỗ mới, buổi trưa tôi được tranh thủ ngủ khoảng một tiếng ở chỗ mới và 3h chiều là kết thúc công việc.
Chiều hôm sau khi kết thúc công việc xong tôi trở về dẫn thằng Công đi bán xe, nó có vẻ sốt ruột và muốn bán xe xong sớm để còn bắt xe khách trở về. Hai thằng đạp xe lên phố Bà Triệu và tìm một anh trông mặt mũi cũng không bặm trợn lắm để bán xe. Thằng Công ra giá hai triệu đồng, sau một hồi kỳ kèo mặt cả cuối cùng hai bên cũng đi đến thống nhất giá là 1.850.000 đồng, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nên anh kia không đủ tiền phải đi vay mượn thêm mấy anh "hàng xóm" nữa mới đủ tiền trả. Cuộc mua bán diễn ra chóng vánh sau khi thằng Công viết tờ giấy bán xe cam đoan là xe của nó và ký tên đưa cho anh kia làm bằng chứng. Sau khi bán xe xong hai thằng đạp xe của tôi ra về, nhìn đồng hồ lúc đấy đã 17h15 rồi chắc chắn không kịp ra Giáp Bát đón chuyến xe cuối cùng lúc 17h30, mà thằng Công thì cứ sốt ruột muốn về ngay tối hôm đấy, thế nên tôi đưa ra cho nó một phương án hai là đi chuyến tàu thống nhất lúc 19h30 để về. Thằng Công nhất trí phương án này và mời tôi đi ăn cơm tối, vì buổi tối hôm đấy tôi phải đi học nên hai thằng vòng lại nhà trọ của tôi lấy sách vở rồi ra hàng cơm bụi. Hai thằng ăn cơm và uống thêm hai chai bia Tiger to, rồi tôi vội vã đưa nó ra ga để lên tàu, còn tôi ngược về đi học. Trên đường đi nó ngỏ ý tặng tôi 50.000 vì đã giúp nó bán xe được giá, tôi cương quyết từ chối và nói "chỗ bạn bè với nhau, tao giúp được mày cái gì thì giúp chứ có thiếu tiền đâu?", sau đấy nó có nói đại ý lần sau nó lên có nhu cầu tương tự thì tôi cố gắng dành thời gian giúp nó, vì nó khai thác để bán xe cho thị trường trên này. Với tôi đó chỉ là chuyện nhỏ, có gì đâu mà không giúp được bạn bè nên bảo nó cứ vô tư đi, mang xe lên đây tao dẫn mày đi hoặc có thời gian thì tao đi bán hộ cho.
Hai thằng chia tay nhau ở ga Hàng Cỏ rồi mỗi thằng đi một hướng, hẹn gặp lại...
Sau lần đấy thằng Công bắt đầu thiết lập với tôi một hệ thống "làm ăn", thực ra chỉ là việc làm ăn của nó thôi chứ tôi coi như là giúp, hầu như không dính dáng gì đến chuyện tiền nong của nó, tôi vẫn làm công việc của tôi. Mỗi tháng trung bình khoảng từ hai đến ba lần vào các khoảng thời gian không cố định trong tháng thằng Công mang xe lên Hà Nội và gặp tôi, có lần nó mang một chiếc xe, cũng có lần nó mang liền lúc hai chiếc. Lần thì tôi và nó cùng đi bán, có lần thì mình tôi đi bán hộ cho nó còn thằng Công chưa bao giờ tự đi bán xe một mình. Sau mỗi lần bán được xe, Công thường rủ tôi đi ăn uống một chầu và dúi cho tôi 50.000 gọi là chè nước, lúc đầu tôi không nhận nhưng nó cứ năn nỉ là mày giúp tao cũng mất thời gian, hơn nữa đây là việc làm ăn lâu dài nên cứ cầm lấy một chút lộc cho mua may bán đắt. Nghe cũng bùi tai nên tôi cũng cầm tiền đút túi, và cứ mặc định như vậy sau mỗi lần bán một chiếc xe cho thằng Công tôi được nó đưa cho 50.000 đồng.
Để bán xe được giá tốt hơn tôi đã tìm hiểu nhiều thị trường và dần dà mang xe vào bán hẳn cho những người buôn xe trong chợ trời Hà Nội. Sau một thời gian bán hộ xe cho nó tôi đã có kha khá kinh nghiệm nhận định về chất lượng và giá cả của những chiếc xe đạp dạng này và nhận ra rằng mỗi chiếc xe thằng Công bán thường có giá rẻ hơn so với thị trường thực tế một chút, khoảng 100.000 đến 200.000 đồng cho mỗi chiếc xe. Vì bán giá hời hơn thị trường nên xe của thằng Công mang lên bán đều được các anh buôn xe rất thích, mua bán nhanh gọn và vài anh còn cho số điện thoại để có thể mang đến mua bán tại nhà anh ấy. Sau nhiều lần mua bán cuối cùng tôi chọn một anh khá vui tính, mua sát giá và thoải mái và có xe là chỉ mang bán cho anh này. Nhà anh ở gần chợ Mơ, trong một con ngõ nhỏ có khá nhiều lò giết mổ gia cầm nên khu vực này cũng không được vệ sinh lắm, mới đầu tôi cũng ái ngại khi phải đến những chỗ như thế này vì dọc ngõ có một số hàng nước thường ngày tụ tập những thanh niên trông không được tử tế lắm. Tuy nhiên ở đây lại có một động lực khá hấp dẫn là anh ấy có một cô em gái rất xinh, không rõ đang đi học hay đã đi làm ở đâu nhưng chắc chắn chỉ trong độ tuổi sinh viên năm 2 hoặc năm 3 là cùng.
Qua khoảng 6 tháng bán xe như vậy, thằng Công liên hệ được một phương pháp mới: nó gửi xe theo xe khách có lái xe và phụ xe đảm bảo để tôi đến gặp và nhận xe mang đi bán, sau đó bán xong tôi lại hẹn giờ mang ra giao tiền cho đúng chủ xe đó để mang về cho nó. Tất nhiên trước mỗi lần nó gửi xe lên nó đều điện báo trước cho tôi, lần thì nó điện đến khách sạn, lần thì nó điện đến quán bar nơi tôi làm việc hoặc điện đến gia đình nhà chủ tôi đang thuê trọ. Nói chung nó căn ngày, giờ tôi đi làm ở đâu hay ở nhà để gọi và nếu không gặp thì nó hỏi thông tin để gọi lại nên việc gặp và trao đổi với nhau qua điện thoại là khá dễ dàng dù ngày ấy tôi chưa có điện thoại di động. Kể từ đó phương án giao dịch làm ăn cũng thay đổi, thằng Công tăng tiền gọi là công bán xe của tôi lên thành 100.000 đồng mỗi xe, ngoài ra nó đưa ra một mức giá và bảo tôi cứ được giá đấy là bán. Trường hợp không bán được giá đấy thì gọi lại với nó để trao đổi về giá, tuy nhiên điều này hầu như không bao giờ xảy ra vì mức giá nó đưa ra luôn mềm hơn thị trường rồi. Vả lại anh Hùng, người tôi mới quen và mua bán tại nhà anh cũng là người mua giá tốt nhất ở khu vực đấy, mua bán quen nhiều lần nên anh cũng không bao giờ dìm giá xe tôi bán. Và vì thế, mỗi chiếc xe tôi bán đều tăng được khoảng 100.000 đồng so với giá thằng Công đưa ra, vị chi sau mỗi chiếc xe bán giúp thằng Công tôi được lợi khoảng 200.000 đồng.
Dần dần cứ lấy xe và mang bán như thế, tôi đã trở thành tay buôn xe lúc nào không rõ. Trung bình mỗi tháng tôi bán từ ba đến bốn chiếc xe, tất cả đều là hàng mini Nhật, khi thì xe thuộc loại mới nhập, lúc lại là xe thuộc loại hàng bãi. Cũng có đôi lần tôi thấy xe đẹp và giới thiệu bán cho một vài người quen của tôi hoặc của bạn tôi, còn lại tất cả tôi đều mang bán cho anh Hùng. Việc đến nhà anh Hùng giao dịch đã trở thành thói quen của tôi, mỗi lần có xe tôi đều gọi điện hẹn hò anh trước và thường là mua bán tại nhà anh vào thời điểm khoảng 6h30 đến 7h tối là khoảng thời gian anh ấy vừa từ chợ xe trở về. Nhà anh có một loại trà khá ngon mà tôi thích, lần nào đến tôi cũng chủ động ăn cơm sớm để uống trà nhà anh, và ở đây có một niềm vui giản dị khác là ngắm cô em gái xinh đẹp của anh.
Anh Hùng tuy là dân chợ trời nhưng tôi thấy ở anh có sự tin tưởng và khác khá nhiều so với những người buôn bán ở khu vực này cùng anh. Mỗi lần đến nhà anh và uống trà tranh thủ lúc giao dịch anh thường kể cho tôi nghe một chút về gia đình anh. Nhà anh chỉ có hai anh em sống cùng mẹ anh còn bố anh đã mất khá lâu, anh năm nay 27 tuổi là anh cả và cô em gái khá xinh mà tôi vẫn thường nhìn thấy. Cô em gái anh đúng như tôi dự đoán năm nay 20 tuổi và cô ấy sau khi học xong lớp 12 đã nghỉ học, hiện đang đi phụ và học nghề may ở một tiệm may khá lớn trên phố Huế. Mẹ anh hiện đang có một sạp hàng bán đồ khô nhỏ trong chợ Mơ, theo lời anh kể thì mẹ anh là một người phụ nữ tuyệt vời, tần tảo đã hy sinh khá nhiều một mình nuôi hai con trong suốt thời gian bố anh đi bộ đội. Ngày bố anh ra đi anh vẫn chưa ra đời và sau bao năm mong mỏi bố anh đã may mắn trở về nhưng ông bị nhiều vết thương và di chứng chiến tranh khiến sức khỏe không được tốt. Em gái anh sinh ra sau khi bố anh trở về từ chiến trường vì thế nên khoảng cách tuổi giữa anh và em gái anh mới xa như thế.
Chuyện của anh kể với tôi còn nhiều, chắp nhặt qua bao nhiêu lần tôi đến trà nước cùng anh. Theo lời anh kể thì bố anh mất khi em gái anh được 10 tuổi vì một căn bệnh lạ và bởi sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng sau những vết thương và di chứng từ chiến tranh. Ngày bố anh mất mẹ anh suy sụp nặng bởi sau bao năm mong ngóng chồng trở về từ chiến trường, hạnh phúc mới chỉ được chưa đầy mười năm, các con còn chưa trưởng thành thì bố anh đã ra đi mãi mãi. Sau khi bố anh mất độ dăm năm, cũng có nhiều lời khuyên ra vào là mẹ anh nên đi bước nữa, cũng đã có sự mai mối từ những người ruột thịt cho bà vài người đàn ông cùng cảnh ngộ nhưng bà nhất định không nghe, chỉ một mình tần tảo lo cho gia đình. Tôi thực sự ngưỡng mộ người mẹ của anh, người mà tôi chỉ gặp vài lần trong suốt những lần đến đây do tôi luôn đến chỉ khoảng một tiếng vào khoảng hơn 6h tối đến hơn 7h tối là cùng, khoảng thời gian này cũng là lúc bác mới dọn hàng ở chợ về nhà.
Tôi hết sức thông cảm với hoàn cảnh của anh và bản thân anh như lời anh kể là ngày xưa anh học cũng rất khá, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo và bố ốm nặng nên anh nghỉ ngang từ năm lớp 9 (hệ 10 năm ngày trước) để đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Đầu tiên anh đi làm cho một xưởng cơ khí, rồi chuyển sang nhà máy xe đạp Thống Nhất. Sau đó qua vài lần buôn bán xe và có người mai mối, giới thiệu, rủ rê cuối cùng anh cũng nghỉ làm có mặt ở khu buôn xe đạp chợ trời, một công việc mà theo anh là tự do thoải mái và có thu nhập tốt hơn là đi làm thuê. Tôi hiểu những bộn bề trong sự chia sẻ của anh, nhưng kể từ đó cô em gái anh mà ban đầu tôi thấy rất thích thì sau đó mỗi lần đến tôi chỉ ngắm thôi chứ không còn thích nữa. Cũng có lần tôi hỏi tên em và anh Hùng có nói nhưng lâu rồi và vì không còn thích nên nó cũng chẳng đọng gì trong tâm trí tôi, tôi cũng chẳng nhớ nữa.
Ngày ấy ở lứa tuổi mới ngoài hai mươi nhưng tôi cũng có rất nhiều tiêu chí dành cho cuộc sống tương lai, trong đó có tiêu chí chọn bạn gái cho mình và một trong những tiêu chí cơ bản của tôi về người bạn gái tương lai là phải có cùng trình độ học vấn. Đó cũng là lý do tại sao sau khi biết được cô em gái anh Hùng đã nghỉ học, tự nhiên tôi không còn hứng thú về em nữa dù rằng trước đó tôi khá thích em và cũng đã từng có suy nghĩ sẽ cưa em bằng bệ phóng thuận lợi là sự thân thiết với anh trai em. Ngoài ra hoàn cảnh nhà em khác nhà tôi nhiều quá, bố mẹ tôi đều là cán bộ công chức nhà nước, anh em chúng tôi được tại điều kiện học hành hết sức cơ bản và khi đó em gái tôi kém tôi ba tuổi, bằng tuổi em anh Hùng cũng đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học, còn cậu em út cũng đang học năm cuối cấp chuẩn bị thi đại học năm sau. Ở trong suy nghĩ của tôi vào thời điểm bấy giờ, những rào cản như thể là không thể vượt qua.
Nào ngờ, số phận đưa đẩy còn khiến bản thân tôi trở nên tệ hại hơn những gì mà tôi từng thành kiến...
Sau lần đấy thằng Công bắt đầu thiết lập với tôi một hệ thống "làm ăn", thực ra chỉ là việc làm ăn của nó thôi chứ tôi coi như là giúp, hầu như không dính dáng gì đến chuyện tiền nong của nó, tôi vẫn làm công việc của tôi. Mỗi tháng trung bình khoảng từ hai đến ba lần vào các khoảng thời gian không cố định trong tháng thằng Công mang xe lên Hà Nội và gặp tôi, có lần nó mang một chiếc xe, cũng có lần nó mang liền lúc hai chiếc. Lần thì tôi và nó cùng đi bán, có lần thì mình tôi đi bán hộ cho nó còn thằng Công chưa bao giờ tự đi bán xe một mình. Sau mỗi lần bán được xe, Công thường rủ tôi đi ăn uống một chầu và dúi cho tôi 50.000 gọi là chè nước, lúc đầu tôi không nhận nhưng nó cứ năn nỉ là mày giúp tao cũng mất thời gian, hơn nữa đây là việc làm ăn lâu dài nên cứ cầm lấy một chút lộc cho mua may bán đắt. Nghe cũng bùi tai nên tôi cũng cầm tiền đút túi, và cứ mặc định như vậy sau mỗi lần bán một chiếc xe cho thằng Công tôi được nó đưa cho 50.000 đồng.
Để bán xe được giá tốt hơn tôi đã tìm hiểu nhiều thị trường và dần dà mang xe vào bán hẳn cho những người buôn xe trong chợ trời Hà Nội. Sau một thời gian bán hộ xe cho nó tôi đã có kha khá kinh nghiệm nhận định về chất lượng và giá cả của những chiếc xe đạp dạng này và nhận ra rằng mỗi chiếc xe thằng Công bán thường có giá rẻ hơn so với thị trường thực tế một chút, khoảng 100.000 đến 200.000 đồng cho mỗi chiếc xe. Vì bán giá hời hơn thị trường nên xe của thằng Công mang lên bán đều được các anh buôn xe rất thích, mua bán nhanh gọn và vài anh còn cho số điện thoại để có thể mang đến mua bán tại nhà anh ấy. Sau nhiều lần mua bán cuối cùng tôi chọn một anh khá vui tính, mua sát giá và thoải mái và có xe là chỉ mang bán cho anh này. Nhà anh ở gần chợ Mơ, trong một con ngõ nhỏ có khá nhiều lò giết mổ gia cầm nên khu vực này cũng không được vệ sinh lắm, mới đầu tôi cũng ái ngại khi phải đến những chỗ như thế này vì dọc ngõ có một số hàng nước thường ngày tụ tập những thanh niên trông không được tử tế lắm. Tuy nhiên ở đây lại có một động lực khá hấp dẫn là anh ấy có một cô em gái rất xinh, không rõ đang đi học hay đã đi làm ở đâu nhưng chắc chắn chỉ trong độ tuổi sinh viên năm 2 hoặc năm 3 là cùng.
Qua khoảng 6 tháng bán xe như vậy, thằng Công liên hệ được một phương pháp mới: nó gửi xe theo xe khách có lái xe và phụ xe đảm bảo để tôi đến gặp và nhận xe mang đi bán, sau đó bán xong tôi lại hẹn giờ mang ra giao tiền cho đúng chủ xe đó để mang về cho nó. Tất nhiên trước mỗi lần nó gửi xe lên nó đều điện báo trước cho tôi, lần thì nó điện đến khách sạn, lần thì nó điện đến quán bar nơi tôi làm việc hoặc điện đến gia đình nhà chủ tôi đang thuê trọ. Nói chung nó căn ngày, giờ tôi đi làm ở đâu hay ở nhà để gọi và nếu không gặp thì nó hỏi thông tin để gọi lại nên việc gặp và trao đổi với nhau qua điện thoại là khá dễ dàng dù ngày ấy tôi chưa có điện thoại di động. Kể từ đó phương án giao dịch làm ăn cũng thay đổi, thằng Công tăng tiền gọi là công bán xe của tôi lên thành 100.000 đồng mỗi xe, ngoài ra nó đưa ra một mức giá và bảo tôi cứ được giá đấy là bán. Trường hợp không bán được giá đấy thì gọi lại với nó để trao đổi về giá, tuy nhiên điều này hầu như không bao giờ xảy ra vì mức giá nó đưa ra luôn mềm hơn thị trường rồi. Vả lại anh Hùng, người tôi mới quen và mua bán tại nhà anh cũng là người mua giá tốt nhất ở khu vực đấy, mua bán quen nhiều lần nên anh cũng không bao giờ dìm giá xe tôi bán. Và vì thế, mỗi chiếc xe tôi bán đều tăng được khoảng 100.000 đồng so với giá thằng Công đưa ra, vị chi sau mỗi chiếc xe bán giúp thằng Công tôi được lợi khoảng 200.000 đồng.
Dần dần cứ lấy xe và mang bán như thế, tôi đã trở thành tay buôn xe lúc nào không rõ. Trung bình mỗi tháng tôi bán từ ba đến bốn chiếc xe, tất cả đều là hàng mini Nhật, khi thì xe thuộc loại mới nhập, lúc lại là xe thuộc loại hàng bãi. Cũng có đôi lần tôi thấy xe đẹp và giới thiệu bán cho một vài người quen của tôi hoặc của bạn tôi, còn lại tất cả tôi đều mang bán cho anh Hùng. Việc đến nhà anh Hùng giao dịch đã trở thành thói quen của tôi, mỗi lần có xe tôi đều gọi điện hẹn hò anh trước và thường là mua bán tại nhà anh vào thời điểm khoảng 6h30 đến 7h tối là khoảng thời gian anh ấy vừa từ chợ xe trở về. Nhà anh có một loại trà khá ngon mà tôi thích, lần nào đến tôi cũng chủ động ăn cơm sớm để uống trà nhà anh, và ở đây có một niềm vui giản dị khác là ngắm cô em gái xinh đẹp của anh.
Anh Hùng tuy là dân chợ trời nhưng tôi thấy ở anh có sự tin tưởng và khác khá nhiều so với những người buôn bán ở khu vực này cùng anh. Mỗi lần đến nhà anh và uống trà tranh thủ lúc giao dịch anh thường kể cho tôi nghe một chút về gia đình anh. Nhà anh chỉ có hai anh em sống cùng mẹ anh còn bố anh đã mất khá lâu, anh năm nay 27 tuổi là anh cả và cô em gái khá xinh mà tôi vẫn thường nhìn thấy. Cô em gái anh đúng như tôi dự đoán năm nay 20 tuổi và cô ấy sau khi học xong lớp 12 đã nghỉ học, hiện đang đi phụ và học nghề may ở một tiệm may khá lớn trên phố Huế. Mẹ anh hiện đang có một sạp hàng bán đồ khô nhỏ trong chợ Mơ, theo lời anh kể thì mẹ anh là một người phụ nữ tuyệt vời, tần tảo đã hy sinh khá nhiều một mình nuôi hai con trong suốt thời gian bố anh đi bộ đội. Ngày bố anh ra đi anh vẫn chưa ra đời và sau bao năm mong mỏi bố anh đã may mắn trở về nhưng ông bị nhiều vết thương và di chứng chiến tranh khiến sức khỏe không được tốt. Em gái anh sinh ra sau khi bố anh trở về từ chiến trường vì thế nên khoảng cách tuổi giữa anh và em gái anh mới xa như thế.
Chuyện của anh kể với tôi còn nhiều, chắp nhặt qua bao nhiêu lần tôi đến trà nước cùng anh. Theo lời anh kể thì bố anh mất khi em gái anh được 10 tuổi vì một căn bệnh lạ và bởi sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng sau những vết thương và di chứng từ chiến tranh. Ngày bố anh mất mẹ anh suy sụp nặng bởi sau bao năm mong ngóng chồng trở về từ chiến trường, hạnh phúc mới chỉ được chưa đầy mười năm, các con còn chưa trưởng thành thì bố anh đã ra đi mãi mãi. Sau khi bố anh mất độ dăm năm, cũng có nhiều lời khuyên ra vào là mẹ anh nên đi bước nữa, cũng đã có sự mai mối từ những người ruột thịt cho bà vài người đàn ông cùng cảnh ngộ nhưng bà nhất định không nghe, chỉ một mình tần tảo lo cho gia đình. Tôi thực sự ngưỡng mộ người mẹ của anh, người mà tôi chỉ gặp vài lần trong suốt những lần đến đây do tôi luôn đến chỉ khoảng một tiếng vào khoảng hơn 6h tối đến hơn 7h tối là cùng, khoảng thời gian này cũng là lúc bác mới dọn hàng ở chợ về nhà.
Tôi hết sức thông cảm với hoàn cảnh của anh và bản thân anh như lời anh kể là ngày xưa anh học cũng rất khá, nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá nghèo và bố ốm nặng nên anh nghỉ ngang từ năm lớp 9 (hệ 10 năm ngày trước) để đi làm kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Đầu tiên anh đi làm cho một xưởng cơ khí, rồi chuyển sang nhà máy xe đạp Thống Nhất. Sau đó qua vài lần buôn bán xe và có người mai mối, giới thiệu, rủ rê cuối cùng anh cũng nghỉ làm có mặt ở khu buôn xe đạp chợ trời, một công việc mà theo anh là tự do thoải mái và có thu nhập tốt hơn là đi làm thuê. Tôi hiểu những bộn bề trong sự chia sẻ của anh, nhưng kể từ đó cô em gái anh mà ban đầu tôi thấy rất thích thì sau đó mỗi lần đến tôi chỉ ngắm thôi chứ không còn thích nữa. Cũng có lần tôi hỏi tên em và anh Hùng có nói nhưng lâu rồi và vì không còn thích nên nó cũng chẳng đọng gì trong tâm trí tôi, tôi cũng chẳng nhớ nữa.
Ngày ấy ở lứa tuổi mới ngoài hai mươi nhưng tôi cũng có rất nhiều tiêu chí dành cho cuộc sống tương lai, trong đó có tiêu chí chọn bạn gái cho mình và một trong những tiêu chí cơ bản của tôi về người bạn gái tương lai là phải có cùng trình độ học vấn. Đó cũng là lý do tại sao sau khi biết được cô em gái anh Hùng đã nghỉ học, tự nhiên tôi không còn hứng thú về em nữa dù rằng trước đó tôi khá thích em và cũng đã từng có suy nghĩ sẽ cưa em bằng bệ phóng thuận lợi là sự thân thiết với anh trai em. Ngoài ra hoàn cảnh nhà em khác nhà tôi nhiều quá, bố mẹ tôi đều là cán bộ công chức nhà nước, anh em chúng tôi được tại điều kiện học hành hết sức cơ bản và khi đó em gái tôi kém tôi ba tuổi, bằng tuổi em anh Hùng cũng đang là sinh viên năm thứ ba của một trường đại học, còn cậu em út cũng đang học năm cuối cấp chuẩn bị thi đại học năm sau. Ở trong suy nghĩ của tôi vào thời điểm bấy giờ, những rào cản như thể là không thể vượt qua.
Nào ngờ, số phận đưa đẩy còn khiến bản thân tôi trở nên tệ hại hơn những gì mà tôi từng thành kiến...
Tôi quen với việc mang xe đi bán, đưa tiền về cho thằng Công như một công việc tay trái, việc này cũng mang lại cho tôi một số tiền kha khá từ 600 đến 800 nghìn đồng mỗi tháng, ngang với tiền lương tôi đi làm nhân viên Bartender mà lại nhàn hơn rất nhiều. Cũng vì có thu nhập thêm nên tôi đã xin nghỉ ở quán bar và chuyển sang làm lễ tân khách sạn ca ban ngày, dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, cho học hành và cho bạn gái, người con gái tôi đã quen và yêu trong một hoàn cảnh khá tình cờ. Sau một số lần dẫn khách nước ngoài đi chơi khi bước chân vào sàn nhảy tôi khá quê khi chẳng biết nổi một điệu nhảy nào, và để khắc phục điểm yếu này tôi quyết định dành thời gian một tuần hai buổi đi học nhảy ở một trung tâm nằm trên tầng hai hội trường của một trường đại học khá nổi tiếng. Trung tâm này đại đa số là các bạn sinh viên của trường đại học này và vài trường lân cận đăng ký học, lớp học không đông lắm, mỗi buổi chỉ khoảng trên dưới 40 người và có một vũ sư cùng vài đệ tử phụ đạo.
Sau một số buổi học những bước cơ bản, chúng tôi đã hoàn thành xong một số điệu nhảy và có thể mời nhau ghép cặp để nhảy cùng. Ở lớp học này có một điều lạ là học viên không hề cố định, hôm nay có thể tôi trông thấy một số bạn nhưng buổi sau các bạn ấy lại biến mất và đến mấy buổi sau nữa tôi mới thấy các bạn ấy xuất hiện trở lại. Nhưng có một điều lạ là sau đấy các bạn ấy vẫn bắt nhịp được với các bài dạy mà tôi nghĩ là họ chưa học, sau tôi tìm hiểu mới biết là thày bán thẻ và dạy cùng một chương trình cho tất cả các ngày trong tuần, ai có điều kiện học hôm nào thì đi hôm đấy chứ không nhất thiết phải học cố định ngày như tôi tưởng. Và buổi nhảy đầu tiên ấy là một bản Vienna Waltz, một trong những điệu nhảy classic chỉ có bốn bước cơ bản nhất dành cho những người mới học nhảy. Đa số là lần đầu mời nhau nhảy nên mọi người khá e ngại, lúng túng khi mời các bạn nữ. Tôi nhìn quanh quẩn ngắm nghía một lúc thì tìm được một bạn không xinh lắm nhưng cao ráo, dáng có thể nói là khá ổn để học môn này. Bạn này không hiểu sao cứ lảng lảng ra góc khác chứ không có chủ ý đứng ra chỗ dễ quan sát để các bạn nam mời như những bạn nữ khác. Có thể bạn này thể hình đẹp hơn nên hơi kiêu hay kén cá chọn canh chăng? Tôi nghĩ bụng thế nhưng cứ đánh liều tiến nhanh đến mời. Bản nhạc vang lên du dương, thầy giáo đứng quan sát từng cặp nhảy và thỉnh thoáng nắn người này một chút, chỉnh người kia một tẹo, khi thì động tác tay, lúc thì tư thế chân cho phù hợp.
Lần đầu tiên nhảy cùng bạn nữ nên cảm giác tôi có hơi run một tẹo và bước nhảy chuệch choạc dù Vienna Waltz vốn được coi là bản nhạc khá dễ dành cho học viên mới. Chúng tôi cầm tay, đỡ eo nhau và hòa cùng vào điệu nhảy, tôi có hỏi tên em và khá ấn tượng với một cái tên hoàn toàn rất đàn ông, em tên Thành đang học năm thứ hai trường đại học này và quê ở Hà Nam. Tuy nhiên mới chỉ xoay được vài vòng thì môt cảm giác gì đấy rất khó tả xộc vào mũi tôi, rồi dần dần nó thành một cảm giác khó chịu thực sự, sự khó chịu mỗi lúc một dâng cao khiến tai tôi chẳng còn nghe được đúng nhạc mà nhảy nữa. Các bước nhảy cứ loạng choạng, loạng choạng và bạn gái nhảy cùng có lẽ cũng cảm nhận được sự chuệch choạc của tôi, em hỏi tôi có bị làm sao không? Nhưng tôi nói không sao, cứ nhảy tiếp đi em. Miệng nói thế nhưng quả thật tôi chỉ mong điệu nhảy kết thúc thật nhanh, càng nhanh càng tốt vì cái cảm giác khó chịu kia của tôi mỗi lúc một rõ dần là em thực sự bị mắc bệnh hôi nách khá nặng, dù rằng em đã sử dụng một loại lăn nách hay nước hoa gì đó nhưng càng thảm hại hơn khi hai cái mùi đó quyện vào nhau thành một cảm giác cực kỳ tra tấn người đứng cạnh. Nhảy mãi rồi điệu Waltz cũng đến hồi kết thúc, tôi chia tay em rất nhanh và tranh thủ chạy ra ngoài hành lang hít thở tí không khí trong lành cho xua đi cái mùi khó chịu kia. Khi trở lại em có vẻ vẫn rất vô tư nhìn tôi mỉm cười, nhưng kể từ đó và mãi về sau này dù có nhiều lần em nhìn tôi rất mời gọi nhưng tôi cũng không bao giờ đủ can đảm đến mời em nhảy thêm lần nữa. Tuy nhiên tôi vẫn thấy em học say sưa và vẫn có một số bạn trai nhảy cùng em ở các lần tiếp theo, không hiểu cảm giác của các bạn trai sau này như thế nào, có lẽ bộ phận khứu giác của tôi nhạy cảm hơn những người khác chăng?
Sau lần dính vụ nhảy với một bạn gái bị viêm cánh đó tôi như con chim sợ cành cong, mỗi khi muốn mời một bạn gái nào nhảy thì trong buổi học trước đó tôi giả vờ lượn lờ quanh bạn ấy xem có phát hiện ra mùi gì đặc biệt không nhưng may mắn thay là từ đấy về sau tất cả các bạn nữ tôi mời nhảy đều ở trạng thái bình thường cả, có lẽ cả lớp chỉ có duy nhất em gái kia mà thôi. Cho đến một hôm tôi đặc biệt ấn tượng khi chạm mặt một bạn, bạn này thì không cao, dáng cũng không đẹp thậm chí còn hơi thấp nhưng có khuôn mặt rất thanh tao và đôi mắt đặc biệt đẹp. Có thể nói em đẹp như khuôn mặt đức mẹ đồng trinh mà tôi vẫn thường xem trong tranh. Em để tóc dài, làn da trắng muốt, mũi thẳng dọc dừa và đôi mắt đen láy lúc nào cũng long lanh rất sáng. Giờ giải lao tôi chủ động làm quen và biết được em tên Ngọc, người Hà Nội gốc. Em đang học năm thứ hai của trường đại học gần đấy và môn nhảy là môn học bắt buộc trong giáo trình nên em phải đi học thêm chứ bản thân em cũng không ham học nhảy lắm.
Tôi cũng kể cho em nghe về bản thân tôi, về cuộc sống và công việc của tôi, em tỏ vẻ rất thích thú với khả năng ngoại ngữ của tôi và đề nghị có lúc nào đấy tôi giúp em đi giao lưu cùng các bạn nước ngoài. Gì chứ với tôi đấy chỉ là chuyện nhỏ, hàng ngày tôi tiếp cả tá các bạn nước ngoài chỉ mong được tôi dẫn đi chơi để tìm hiểu, khám phá Hà Nội. Tôi nói rằng thậm chí tôi còn có thể dành thời gian phụ đạo ngoại ngữ cho em, em cười rất tươi và hỏi "thật không anh?" và tất nhiên tôi có thể cam đoan rằng trước người đẹp như em, tôi không bao giờ nói dối. Và cũng kể từ đấy em và tôi trở thành bạn và thành cặp nhảy của nhau trong suốt thời gian học tại đây. Bản nhạc đầu tiên hôm nay tôi còn nhớ như in, tôi và em đã cùng nhau nhảy bản Tango theo tiếng nhạc và lời nhắc bước của thầy giáo: chậm chậm nhanh nhanh chậm, chậm chậm nhanh nhanh chậm, chậm chậm nhanh nhanh chậm.............
Và từ đó tôi và Ngọc nhanh chóng thân nhau, chúng tôi rủ nhau đi chơi, cùng nhau tâm sự về cuộc sống, về hoài bão của tuổi trẻ, về học hành.......tóm lại về tất cả những gì mà một đôi bạn trẻ lúc đó quan tâm. Một số lần tôi dẫn em đi chơi cùng những người khách nước ngoài của tôi, em thích thú nhưng tỏ ra khá khó khăn khi giao tiếp dù vốn từ vựng của em là hoàn toàn không tồi, điểm yếu của em giống như tất cả những bạn sinh viên khác khi học ngoại ngữ ở các trường đại học, trong đó có cả tôi trước đây. Và sau những lần đó, để giúp em phát triển khả năng ngoại ngữ tốt hơn, tôi chính thức trở thành gia sư của em với tuần hai buổi đến dạy tại nhà em. Nhà Ngọc nằm ngay mặt đường của một con phố khá sầm uất cách bờ Hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 4km và nằm trên trục đường thẳng chạy từ chợ Mơ lên bờ hồ. Ngày trước ở đây có tuyến tàu điện chợ Mơ - bờ Hồ nhưng tôi chỉ được thấy chúng trong năm đầu tôi lên Hà Nội, còn sau đó tuyến tàu điện này bị dỡ bỏ, hình như cùng năm với việc hoàn thành con đường Đại Cồ Việt.
Nhà Ngọc thực ra rất neo người, chỉ có em ở cùng mẹ và một người chị họ hơn em hai tuổi cũng ở quê nên ở nhờ và học đại học ở đây. Qua tìm hiểu tôi được biết bố và anh trai em hiện đang sống và làm việc ở CHLB Đức, lâu lâu mới về nên nhà chỉ có hai mẹ con. Qua những lần đến dạy và chơi với em tôi mới biết Ngọc là con nhà giàu, thậm chí rất giàu dù rằng bản thân em từ dáng vẻ bên ngoài hay khi đi cùng tôi chưa bao giờ em thể hiện điều đấy. Nhà em theo đạo Thiên chúa giáo, điều này tôi nhận ra ngay khi nhìn thấy bàn thờ và những tranh ảnh mang đặc trưng của dòng đạo này mà tôi đã từng được biết khi đến chơi nhà một số đứa bạn học cấp III cùng tôi. Tôi nhận ra rằng con mắt của một người con gái đi đạo thường rất đẹp, không chỉ riêng Ngọc mà tôi cũng đã từng gặp một số bạn gái theo đạo và thấy rằng có điểm chung khá thú vị về đôi mắt. Tôi không dám khẳng định gì nhưng theo cảm nhận của tôi, hình như có mối liên hệ nào đó giữa đôi mắt đẹp của người con gái và dòng đạo họ theo chăng?
Chúng tôi đi chơi với nhau thường xuyên hơn và thường chỉ đi hai đứa với nhau, cũng có đôi lần Ngọc rủ thêm người chị họ cùng đi nhưng có vẻ sở thích và cách nói chuyện của người chị kia không được hợp gu với chúng tôi lắm. Tần suất đi chơi cùng nhau ngày một nhiều hơn và cảm giác nhung nhớ mỗi khi xa nhau hơi lâu ngày càng hiện rõ. Tình cảm của chúng tôi cứ lớn dần lên như thế và rồi chúng tôi chợt nhận ra đã đến lúc cần thuộc về nhau, khi ấy được khoảng hơn bốn tháng kể từ ngày tôi quen em...( hết tập 1)@ hồi ức của đồng chí cựu tù otofun
Em cũng không rõ nữa, nhưng thời đó Cụ/Cháu mình có quả mini Tàu giả nhật đã là oách rồi Cụ nhỉ, Em gần nhà Cụ mà vẫn phải phang quả cổ loa mới đau chứ!Dài e chưa đọc dc hết mới tới đoạn chợ Mơ và có con gái xinh
nhưng cứ ăn 50-100k/ xe và sau này bị vướng vào tội
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đúng k cụ ?
Nhưng e nhớ 1993 xe mini Nhật bãi ở HP là nhiều. Giá đó bán tại Hn là cao cao bên cửa sổ , e còn nhân chứng sống chuyển xe từ HP về ga Long Biên rồi mang ra chợ giời xuất bán ạ. Có khi cụ trong truyện nhầm mốc thời gian ?
Còn mini nhật nhập mới 100% khoảng 3-3,1t ạ ( vì e dc
phụ huynh hứa tặng nếu đôc cấp 3 và e ăn gọn 1 con màu xanh ngọc ) đi nhẹ tênh . Có giấy báo đỗ chưa đi học đã dc mua.
Viva ra trước Future khá lâu cụ ạ.
96 có Viva Thái về VN, 98 có Future lắp ráp.Vầng e xl đúng ạ, 2001 e nhìn thấy đèn hậu future ông hàng xóm có con đẹp long lanh ạ.
E ủn phát cho cụ chủ xuất hiện nghe kể chuyện ạ.
Vâng, Viva có từ F1 biển bốn số, đợt đầu tiên nhập về chủ yếu là màu đen. Sau đó cuối 96 về rầm rộ, hót nhất là màu xanh giá 2750$. Ngay cả đến bây giờ, chỉ Jupiter V may ra mới có cửa so với Viva. Viva tai lái gọn gàng, gia tốc nhanh, máy nhập chạy rất thoáng và lỳ lợm. Em cũng có một chiếc biển F6, đến giờ vẫn còn giữ cảm giác điều khiển nó nhẹ nhàng giữa HN đông đúc96 có Viva Thái về VN, 98 có Future lắp ráp.
Em đi mua Viva tháng 9/97, lùng nát HN còn 3 con trên Bà Triệu,
2 đen 1 xanh, lấy con xanh xin đổi đầu phanh đĩa sang không được vì chủ bảo "đen khó bán, phải giữ phanh đĩa mới dễ bay".
Lúc đó đk biển 29H1, sau Viva Thái còn về rải rác đến biển K8 năm 98 nữa.
97 em đi Viva Thái chỉ chạy thua Kích bốc thôi, gần như không còn xe nào ăn nổi nó.
Noel 97 lần đầu tiên em đi đua, chạy top, bị quây ở Giải Phóng cả lũ đâm hết vào Đồng Tâm, sang bên kia bị chặn đành quẩn trong đấy, cứ thấy nhà ai mở cửa là đâm xe vào, đầy nhà thì kéo cửa lại rồi xin xỏ chủ nhà.
Năm đấy em chạy mấy vụ rồi thôi, tại tính em không thấy thích thì dứt rất nhanh.
Em cũng vẫn giữ chiếc H1, máy nguyên điện nguyên nhưng cũ lám rồi do xưa dàn nhựa va chạm nhiều.Vâng, Viva có từ F1 biển bốn số, đợt đầu tiên nhập về chủ yếu là màu đen. Sau đó cuối 96 về rầm rộ, hót nhất là màu xanh giá 2750$. Ngay cả đến bây giờ, chỉ Jupiter V may ra mới có cửa so với Viva. Viva tai lái gọn gàng, gia tốc nhanh, máy nhập chạy rất thoáng và lỳ lợm. Em cũng có một chiếc biển F6, đến giờ vẫn còn giữ cảm giác điều khiển nó nhẹ nhàng giữa HN đông đúc