- Biển số
- OF-758233
- Ngày cấp bằng
- 23/1/21
- Số km
- 260
- Động cơ
- 50,333 Mã lực
- Tuổi
- 124
Khuôn mặt, vóc người ngày đó nhìn vẫn rất Việt, giờ thì thấy lai lung tung nhiều rồi
Các cụ nhà mình xưa thấp bé mà tụi tây cũng không cao hơn nhiêu, chỉ cơm là dày hơn thôiNam Định, ngày 27 tháng 12 năm 1897. Lễ xướng danh tân khoa, các quan chức tham dự lễ gồm:
Toàn quyền Paul Doumer [đội mũ đen, bên phải] Thống sứ Bắc Kỳ Fourès [đội mũ đen, bên trái], Công sứ Nam Định Lenormand [mũ trắng, bìa phải], và Tổng đốc Cao Xuân Dục [mặc áo dài, bên trái] đến dự lễ xướng danh Khoa thi Hương năm Đinh Dậu.
Cụ Trần Tế Xương có thơ bôi bác:
" Lọng cắm rợp trời quan Sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra"
Tất nhiên, vì cụ thi xịt nên mới có thơ vậy.
Cụ TX mà làm thơ thời này thì vào danh sách theo dõi đặc biệtNam Định, ngày 27 tháng 12 năm 1897. Lễ xướng danh tân khoa, các quan chức tham dự lễ gồm:
Toàn quyền Paul Doumer [đội mũ đen, bên phải] Thống sứ Bắc Kỳ Fourès [đội mũ đen, bên trái], Công sứ Nam Định Lenormand [mũ trắng, bìa phải], và Tổng đốc Cao Xuân Dục [mặc áo dài, bên trái] đến dự lễ xướng danh Khoa thi Hương năm Đinh Dậu.
Cụ Trần Tế Xương có thơ bôi bác:
" Lọng cắm rợp trời quan Sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra"
Tất nhiên, vì cụ thi xịt nên mới có thơ vậy.
Rất đẹp chứ cụ, tuy nhiên phải trả phí...AI hả cụ ? Đẹp đấy, rất sinh động.
Những năm này là 1897 kia mà cụ, vẫn còn vài khóa thi Hương nữa. Các cụ vẫn mặc trang phục cổ thôi.Em tưởng thời này các cụ bắt đầu học trường tây mặc áo vét sơ mi cổ cồn rồi chứ nhỉ
Ảnh phục chế lại đẹp thật.Nam Định, ngày 27 tháng 12 năm 1897.
Các quan tân khoa được hướng dẫn đi bái chào các quan giám khảo ngồi trên hai dãy ghế cao hai bên con đường dẫn vào từ cổng chính ở phía trái ảnh.
Kỳ thi này, cụ Phan Bội Châu cũng tham dự, nhưng cụ bị giám khảo phát hiện mang tài liệu vào phòng thi, cụ bị đánh đòn và cấm thi vĩnh viễn.
Sau có người nói đỡ, là do bạn cụ bỏ tài liệu vào, nên vua Thành Thái đã ân xá cho cụ.
Chính ra phục dựng tái hiện lại các lễ thi xưa để thu hút khách du lịch lại hay hơn các lễ hội cướp bóc, giết chóc, quay kiệu… phản cảm cụ nhỉNhững năm này là 1897 kia mà cụ, vẫn còn vài khóa thi Hương nữa. Các cụ vẫn mặc trang phục cổ thôi.
Hay quá, những ảnh phục chế nhìn thật đẹp và có hồn.Trước em cũng đã có nhiều thớt đăng ảnh,nhưng nếu ảnh từ thời Pháp, thì toàn là ảnh đen trắng.
Nay em quyết định phục chế lại một số bức ảnh tiêu biểu, mang tính đặc trưng của từng thời kỳ, từng vùng miền của nước ta.
Các bức ảnh em post đều là chọn đăng, có được phục chế và quét màu cho thêm phần hồn của ảnh.
Cá nhân em nhận thấy, khi ảnh được phục chế và tô màu, bức ảnh rất có hồn và sinh động.
Đúng rồi cụ, nhưng phục dựng tốn kém, hơn nữa nghi lễ đã quên hết cả cụ ạ.Chính ra phục dựng tái hiện lại các lễ thi xưa để thu hút khách du lịch lại hay hơn các lễ hội cướp bóc, giết chóc, quay kiệu… phản cảm cụ nhỉ
Cỗ NĐ em tưởng mâm 5ng hoá ra ngày xưa đều ngồi 4ng hết phỏng cụNgày 29 tháng 12 năm 1897.
Tổng đốc Nam Định -Ninh Bình là cụ Cao Xuân Dục đã mở yến tiệc khoản đãi các cụ tân Cử Nhân.
Yến tiệc thời đó là sang trọng, các cụ tân Cử Nhân có vẻ còn mệt mỏi.
Nhiều cụ vẫn mang theo tráp đi dự tiệc.
Trên FB có cái y hệt, là cụ Đốc hay cụ Đốc phảy đăng ta?Kỳ thi Hương tại trường thi Nam Định, tháng 12 năm 1897.
Giờ công bố danh sách các cụ đỗ Cử Nhân đã đến, một cụ đang cầm loa tay thông báo, 2 cụ cầm danh sách, một cụ hình như cầm roi?
Người lớn, trẻ em đứng ở dưới xem rất đông.
Kỳ thi này, cụ Trần Tế Xương cũng tham gia, nhưng cụ bị trượt và có làm thơ chế giễu:
" Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa".
Nói gì thì nói, các cụ thi đỗ đều là các nhà Nho có kiến thức, có sự khổ luyện.