CHỨNG CỨ NGOẠI PHẠM?
—————
ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI…
“…Thôi về đi �đường trần đâu có gì �tóc xanh mấy mùa �có nhiều khi �từ vườn khuya bước về �bàn chân ai rất nhẹ �tựa hồn những năm xưa…”
Một kiếp người trôi qua, cả trăm năm bể dâu, đã tưởng rằng ko còn biến cố nào chưa từng trải qua, chẳng hị nộ ái ố nào chưa từng cảm nhận, vậy mà tuổi bách niên vẫn phải rưng rưng rơi nhoà lệ nghẹn ngào nhớ con.
Hỏi “ Bố ơi, ngày 15/7/2020 - ngày người ta vu là con bố nhận tiền hối lộ, là ngày gì?” Bố bảo “đó là ngày giỗ ông nội Hùng. Bố cả năm mong chờ ngày giỗ này để gọi các con đến trò chuyện, nên không đứa nào được vắng mặt. Ngày giỗ ông nội luôn là ngày bố và Hùng vui nhất vì bố ở với Hùng, giỗ làm tại nhà Hùng”
Quả nhiên, tra lịch âm ( ảnh 3), tra ghi chép của mẹ ( ảnh 4), rồi về tận quê chụp ảnh bia mộ ( ảnh 5), thì buổi trưa con bố bị kết tội nhận hối lộ lại chính là buổi giỗ ông tổ chức tại nhà. Nên, thực tế là: từ 13h-13h30 hôm đó ( CQĐT kết luận là lần duy nhất diễn ra việc đưa - nhận tiền, Trần Hùng lại đang dự đám giỗ với cả gia đình tại nhà riêng ( quận Ba Đình).
Toà án đã đề nghị CSĐT gọi hỏi 8 nhân chứng để xác minh thông tin về cách thức gia đình tổ chức ngày giỗ và thói quen tham dự từ đầu tới cuối của Trần Hùng - người nổi tiếng ham vui.
Thế là xong 1 việc. Sau gia đình lại thắc mắc vì sao CQĐT vì sao chỉ nêu định vị điện thoại của Trần Hùng lúc thực hiện cuộc gọi vào 11h49 và 12h59 của Trần Hùng, khi đó T. Hùng đều ở nhà tại quận Ba Đình. Kết luận ĐT cũng nêu 14h12 Trần Hùng đã ở cơ quan tại quận Hai Bà Trưng.
Vậy: tin nhắn đi lúc 14h02 từ máy của Trần Hùng thì sao, vì sao CQĐT ko nêu dữ liệu định vị của thuê bao khi thực hiện tin nhắn này??? Thế nên sau khi có uỷ quyền do Trần Hùng ký đề nghị Mobifone cấp dữ liệu điện thoại cho luật sư dữ liệu điện thoại đã được cấp đầy đủ và … đúng như trí nhớ của cả nhà, người “siêu đúng giờ” ấy đúng 14h mới ra khỏi nhà, nên định vị lúc 14h02 ngày 15/7/2020 vẫn ở quận Ba Đình, mới ra khỏi nhà để đến cơ quan được một vài trăm mét. Điều này khớp với thông tin 14h12 Trần Hùng mới lên đến trụ sở của Tổng cục QLTT ở quận Hoàn Kiếm, khớp với trí nhớ của mọi người về thói quen của Trần Hùng.
Kết luận điều tra nêu rõ Hải (người đưa tiền) hơn 12h vẫn ở quận Hoàn Kiếm, 13h42 thì đã chễm chệ ở nhà tại Đại la, Hai Bà Trưng. Tức là theo CQĐT, tối đa 13h30 Hải đã phải rời trụ sở TC QLTT để về nhà.
Ấy thế nhưng, cuộc gọi của Hải lúc 13h19 ngày 15/7/2020 thì ko hiểu sao, CQĐT lại cương quyết ko đưa dữ liệu định vị dù luật sư tha thiết bằng 4-5 văn bản và, thẩm phán cũng kêu gọi và nã công văn yêu cầu liên tục. (Thực ra, mình nhớ ai đó đã kể lại: định vị của Hải khi thực hiện cuộc gọi lúc 13h19 nó là ở quận Hai Bà Trưng rồi.)
Vậy thì hai người gặp nhau thế nào để đưa tiền nhỉ? Ông Hùng đến cơ quan khoảng 14h12 ngày 15/7/2020 thì thằng kia đã về nhà nó được cả tiếng đồng hồ. Hay là: ở 1 chiều không gian khác, hai người vốn luôn cách nhau gần 10 km vẫn có gặp mặt tại cơ quan qltt và đưa tiền mặt trực tiếp cho nhau.
Mình đã đề nghị bà con, người nhà thân thích tra tin nhắn, ảnh hôm giỗ. Hoá ra trong đám ảnh 28.000 ảnh trong điện thoại của mình, và với tính hay đưa chuyện của con gái, có quá nhiều bằng chứng. Ngày đó mình đã rỗi hơi chụp ảnh ông chồng đang say bia trốn lên phòng nằm ngủ còng queo lúc 13h 26, còn út nữ thì buôn chuyện, tường thuật chi tiết với bạn bố đang làm gì, nói gì trong đám giỗ, đến tận 02.00 chiều.
Vậy là ngoại phạm rồi! nét căng! May nhất là thằng Hải nó khai chỉ có duy nhất một lần đưa tiền cho ông Hùng vào đầu giờ chiều, (hơn 13h00) ngày 15/7/2020, việc này diễn ra tại trụ sở Tổng cục quản lý thị trường, quận hoàn Kiếm. Vậy, Hải khai T. Hùng nhận hối lộ là vu khống vì ông Hùng đã có đủ bằng chứng ngoại phạm. Không hề có việc đưa và nhận hối lộ chứ không phải là không đủ bằng chứng của việc nhận hối lộ.
Mình đã nộp đầy đủ bằng chứng ngoại phạm cho Toà án và được chấp nhận, đặc biệt là định vị điện thoại của chồng mình do Mobifone cấp, đầy đủ dấu đỏ và chi tiết hôm đó là ngày giỗ lớn, quan trọng nhất năm của gia đình.
Đọc và kiểm tra hồ sơ vụ án mới thấy, phía CQĐT không thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào có thể buộc tội Trần Hùng lợi dụng chức vụ quyền hạn hay tác động, chỉ đạo cố ý làm trái. Thế nhưng, có rất nhiều lời khai và các ghi âm tất cả các cuộc gọi (đã được viện khoa học hình sự Bộ CA giám định tính xác thực) cho thấy Trần Hùng luôn muốn làm đúng và chưa từng tác động đến bất cứ người nào có trách nhiệm để xử lý nhẹ vụ việc.
Chắc vì thế, hết 3 tháng điều tra ban đầu, CQĐT buộc phải đổi sang tội danh Nhận hối lộ. Tiếp tục, cũng không có bất kỳ bằng chứng nào của việc nhận hối lộ, ngoài 1 lời khai duy nhất của Hải nhưng 10 lần khai thì 10 khung giờ đưa tiền khác nhau. Lý do chỉ vì hai người này không hề có thời điểm nào gặp nhau chiều đó, nên có đổi khung giờ thế nào cũng không thể khớp với bằng chứng khách quan.
Có bằng chứng chắc chắn, mình đã suy nghĩ rất đơn giản là việc công bố trắng án hay huỷ án, rồi xin lỗi công khai là việc rất gần. Mình nói với bố chồng là chồng con sẽ kịp về khi bố còn sống. Nhưng mình đã nhầm bởi vì mình đã đánh giá quá thấp sự vô cảm, độc ác, nhẫn tâm của con người, họ vẫn cố chấp giữ con của bố trong trại tạm giam, dù đã rất rõ sự thật hiển nhiên là họ đã thua trắng trong cuộc đấu tranh này. Nhưng, bị hại bởi sai lầm của họ lại là bố mẹ chồng mình, cả hai đã không chờ được con về.
Đã hai năm rồi vụ việc này không thể dứt điểm được, kéo theo quá nhiều hệ lụy không chỉ đối với gia đình mình mà với 31 bị can khác cứ phải chờ đằng đẵng. Cuộc chiến sắp kết thúc, giờ chỉ chờ xem người ta sẽ thu dọn tàn cuộc thế nào. Lời oán than lúc này có lẽ không chỉ từ phía gia đình mình mà còn từ phía toàn xã hội và các gia đình của những bị can trong vụ việc này, nhất là khi mà Bộ trưởng công an đã cam kết trước Quốc Hội xử lý xong vụ việc này từ giữa năm ngoái.
Trước khi mất, bố chồng mình có dặn, “… nếu thằng Hùng không cầm tiền thì cương quyết không nhận, thà ngồi tù còn hơn, ko sợ! mình phải có danh dự của mình chứ”. Thế nên mình cũng đã thống nhất với gia đình và báo với CQĐT là gia đình tuy sẽ làm đơn xin tại ngoại cho anh về dự lễ tang, nhưng sẽ không bao giờ thỏa hiệp nhận bất kỳ tội gì không có thật dù nhẹ đến mấy chỉ để Trần Hùng được về dự tang của bố.
“ Bố ơi, bố thông cảm nếu đám tang của bố không có mặt đứa con trai mà bố yêu quý nhất và vẫn sống với bố từ nhỏ. Bởi với tụi con, danh dự còn quý hơn tính mạng, chết vinh còn hơn sống nhục. Hẳn là bố cũng ủng hộ quyết định này của chúng con. Vắng con trai bố, vẫn còn rất nhiều bạn bè và người tốt đến chia buồn và an ủi để bố và chúng con cảm thấy ấm lòng vì chúng ta vẫn được quá nhiều người yêu quý, tin tưởng, để biết rằng sự thật vẫn luôn được trân trọng. Các bạn của con bố cũng là con bố, bố nhé! Thấy bạn của con, coi như bố cũng nhìn thấy con mình.
Chồng con không được nhìn mặt lần cuối, cũng như ko thể tổ chức đám tang cho cả bố và mẹ bởi vì bị oan sai và sự cố chấp của các cơ quan tư pháp, vẫn cố giữ anh ấy ở trong trại giam. Anh ấy hy sinh để bảo vệ sự thật và lẽ phải, ko chỉ vì chúng con mà vì những điều lớn lao hơn thế, vì những điều tốt đẹp vốn còn lại rất ít ỏi, nhưng vẫn là cái gì đó, để giữ cho xã hội này còn có niềm tin và hy vọng. Ở đời chẳng cái gì mà không có giá của nó, sự hy sinh này anh ấy thấy là xứng đáng và con ủng hộ, dù chỉ là ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI. Hẳn là bố cũng nghĩ như vậy”.
“Đấu tranh là phải chấp nhận và hy sinh, nên mình cùng hoan hỉ bố nhé. Vụ án này chưa từng có tiền lệ nên có lẽ con bố bằng một cách nào đó sẽ còn được nói đến rất lâu sau này.
Con là con dâu nhưng con cũng khá hiểu bố vì bố mẹ ở với con gần 20 năm nay, cho tới tận lúc mất, cũng đều do con cùng các cháu trực tiếp chăm sóc là chính vì các anh chị cũng yếu, lại ở xa. Hai cái Tết vừa qua, tuy mất vợ, xa con, nhưng bố được con và các cháu chăm sóc, động viên, hẳn là bố thấy an lòng.
Nay bố cứ yên tâm ra đi, con sẽ kể lại với chồng con bố đã kiên cường và tin tưởng con trai bố như thế nào. Con cũng sẽ kể bố luôn nhớ mong con trai và tin rằng sẽ có một ngày con bố hiên ngang trở về.
Chúng con kính chào bố ạ, con xin tiễn bố, thay chồng con! “