Chuyện thật 100%: anh họ em sắp đi chơi miền bắc - Quảng Ninh 5-7 ngày, đã rủ thêm được vài xe khác (toàn người quen, có cả cháu em mới 22 đã có Kia Cerato). Rủ em đi theo cùng, em lăn tăn vì vấn đề chi phí.
Anh họ em nói "ối giời, tiền làm ra là để tiêu, chú sống tằn tiện làm gì" -> mọi người thấy anh họ em nói có đúng ko?
Bạn đặt câu hỏi rất hay, đây là vấn đề trung tâm trong kinh tế đầu tư và tài chính cá nhân.
Một người làm ra một khoản tiền, sẽ đứng trước quyết định: tiêu ngay hay hoãn tiêu khoản tiền đó.
1. Tiêu ngay: mua sắm, trải nghiệm dịch vụ hay đi du lịch như anh bạn,..v.v..
2. Hoãn tiêu: dự phòng cho bất trắc hoặc dùng để đầu tư.
Trước hết bạn nên có một quỹ dự phòng bất trắc, duy trì có giá trị bằng 6 tháng lương của bạn. Ví dụ lương bạn 10 triệu thì bạn nên có một quỹ 60 triệu, giữ cố định ở mức này. Giả sử bạn có chẳng may thất nghiệp tạm thời thì bạn vẫn có 6-8 tháng duy trì sinh hoạt bình thường mà không bị quá xáo trộn.
Rồi sau đó, phần còn lại sẽ nghĩ đến tiêu dùng ngay hay hoãn tiêu dùng để
đầu tư. Nếu có một quy tắc tuân thủ đầu tư cá nhân, bạn có thể duy trì: 7 phần dành cho đầu tư và 3 phần cho tiêu dùng ngay. Điều này giúp bạn có một sự yên tâm nhất định cho tương lai, mà vẫn được hưởng thụ cho hiện tại.
Giả sử sau khi trừ đi khoản 60 triệu cho quỹ dự phòng, bạn còn 30 triệu. Vậy bạn hãy để ra 21 triệu cho đầu tư, còn lại giới hạn 9 triệu cho tiêu dùng hưởng thụ, du lịch, đổi điện thoại, đổi laptop,..... Giả sử tháng này đổi điện thoại mới hết 9 triệu rồi, thì không được lấy lẹm phần đầu tư để mua tiếp laptop, mà phải chờ kỳ tháng sau có tiền về mới đc mua.
Hầu hết con người ta đều không thể có đủ tiền muốn làm gì thì làm, nhu cầu bản thân là vô hạn, nên mới cần có 1 kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp, mỗi người một cách, nhưng tựu chung cần có kế hoạch, không nên rơi vào cực đoan: sống gấp tiêu pha bạt mạng hết sạch không màng tương lai, hoặc dè xẻn đến mức cuộc sống ngột ngạt ảnh hưởng đến cả gia đình.