Ảnh Đời Thường (phần III)

Trạng thái
Thớt đang đóng

nhimphich

Xe điện
Biển số
OF-32550
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
2,611
Động cơ
504,640 Mã lực
Nơi ở
climax cafe
Chỉnh sửa cuối:

Nguoi rung

Xe buýt
Biển số
OF-62365
Ngày cấp bằng
20/4/10
Số km
969
Động cơ
450,896 Mã lực
Nơi ở
Rừng cấm.
Em tập chụp bằng cái bao điêm, các cụ góp ý cho em nhé.

Ngõ nhỏ nhà em ở đó
.





nhà lớn....



 

nhimphich

Xe điện
Biển số
OF-32550
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
2,611
Động cơ
504,640 Mã lực
Nơi ở
climax cafe
Tự chụp qua gương

 

achilefu

Xe hơi
Biển số
OF-30835
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
141
Động cơ
481,292 Mã lực
Những cây cầu trong trái tim ta

 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
@ Nhôm nhựa, Người Rừng, B52, Nhím: Ảnh của mấy cụ ko phải đời thường mà là tầm thường rồi ^:)^ :D

Em sưu tầm mấy thứ này về các cụ đọc thêm nhá (b)

Nhà phê bình lý luận nhiếp ảnh Vũ Đức Tân:

Phải tìm được khoảnh khắc tiêu biểu

Theo tôi chụp ảnh đời thường người nghệ sĩ phải tôn trọng khoảnh khắc trong cuộc sống. Những cảnh dàn dựng không phải là những khoảnh khắc. Ảnh đời thường đó là cuộc sống, là những gì đang diễn ra người nghệ sĩ có thể chụp những sự kiện lớn, hoặc sự kiện nhỏ hay cũng có có thể là cuộc sống yên bình. Tuy nhiên cái nhìn của người nghệ sĩ phải có tính phát hiện, phải tìm được những khoảnh khắc tiêu biểu. Cái khó của người nghệ sĩ khi chụp ảnh đời thường là phải quan sát, cái này không phải ai cũng làm được – đó là nghệ thuật sống khoảnh khắc, sự kiện đó phải được quan sát. Và người nghệ sĩ phải biết chắt lọc và thể hiện quan điểm của mình qua bức ảnh.

Người chụp tuỳ vào phạm vi quan sát của mình để thể hiện cái riêng. Mục đích của người cầm máy là khác nhau, vì vậy hình ảnh từ đó cũng được lọc. Một bức ảnh đời thường đẹp phải giản dị, không quá cầu kỳ, phải nói được một vấn đề gì đó của cuộc sống. Yếu tố tương phản về suy nghĩ hoặc hình ảnh trong bức ảnh cũng rất quan trọng! Người nghệ sĩ phải có một quá trình lâu dài để làm quen hay nói đúng hơn là để thẩm thấu từ đó mới có cơ hội lột tả được hình ảnh thật trong đời sống, diễn tả cuộc sống như nó vốn có. Chẳng hạn nhiếp ảnh không nên từ chối đề tài: ma tuý, mại dâm. Nhiếp ảnh nên có tiếng nói. Như đề tài về chất độc da cam nó gây nên xung đột trong con người mang giá trị nhân văn cao. Nhiếp ảnh nên tham gia những vấn đề như vậy.



NSNA Lại Hiển:

Chụp ảnh đời thường là khó

Chụp ảnh đời thường là sự săn tìm khoảnh khắc điển hình, đặc trưng tính cách, tâm tư tình cảm phản ánh bản ngã của con người hoặc khai thác nét văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán của cộng đồng xã hội. Có vốn sống, tầm nhìn sâu sắc bản chất xã hội mà người ta thường gọi “nhân sinh quan người nghệ sĩ” là điều rất quan trọng. Nói chung người nghệ sĩ phải thể hiện được phong cách của riêng mình. Mỗi bức ảnh phải thể hiện được chất nhân văn, phản ánh nền văn hóa, bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Và bức ảnh đó phải có ý nghĩa quảng bá, giao lưu trong cộng đồng và quốc tế, đồng thời gợi cho người xem cảm xúc thân thiện, đồng cảm xích lại gần nhau với tấm lòng chia sẻ cao thượng! Chụp ảnh đời thường phải khẳng định là khó, nếu đó đích thực là ảnh nghệ thuật. Nếu nói dễ e rằng chủ quan, có chăng cũng chỉ là ảnh ghi chép tư liệu cuộc sống qua máy ảnh.




Đỗ Hữu Tâm (CLB Nhiếp ảnh BP):

Người chụp cần phải “lặn lội” vào đời sống

Cuộc sống diễn ra chung quanh ta rất phong phú, nhiều cung bậc và đấy là cả một “kho tàng” để giới cầm máy ảnh tha hồ ngụp lặn theo nhịp đập của cuộc đời. Những đề tài khai thác trong ảnh đời thường thật là thiên hình vạn trạng, trăm màu trăm vẻ. Tuy nhiên chụp ảnh đời thường để trở thành tác phẩm, thật không hề đơn giản. Một bức ảnh chụp đời thường được xem là thành công (tương đối) đòi hỏi tác giả phải thật “tỉnh” để nhìn ra, để khám phá. Mà muốn thế, người chụp cần phải “lặn lội” vào cuộc sống, không chỉ là “ở ngoài nhìn vào” để chụp mà rất cần thái độ “ở trong nhìn ra”, phải biết cách tiếp cận với người trong ảnh, biết tìm hiểu và cảm nhận đối tượng, đề tài. Hơn nữa, cái khó của chụp ảnh đời thường còn nằm ở phần tạo hình, bởi cuộc sống thật không bao giờ sinh ra từ sự dàn dựng. Do vậy, trong kỹ thuật ánh sáng và dày dạn về các phương thức bố cục, về sự chọn lọc không gian. Cái “đắt” của ảnh đời thường là khoảnh khắc, chụp ảnh đời thường như người xạ thủ bắn mục tiêu di động. Nó khác hơn và khó hơn bắn bia cố định. Một bức ảnh đời thường tốt là bức ảnh nắm bắt được hiện thực có thể vui hay buồn, vô tư hay trăn trở, phê phán (xây dựng) hay khích lệ thì vấn đề cao nhất của chụp ảnh đời thường là khai thác và tôn vinh giá trị nhân văn của đời sống, là thái độ trách nhiệm của người thực hiện bức ảnh.




Nhà báo, Đại tá Hồng Lân:

Khoảnh khắc của sự đam mê

Chính vì mê nghệ thuật mà tôi thường chụp các diễn viên một số loại hình nghệ thuật, nhất là múa vì đó là một nghệ thuật tuyệt diệu, rất động, rất nhanh, phong phú, đa dạng, lúc uyển chuyển, lúc nhịp nhàng, lúc sôi nổi, mạnh mẽ, có lúc diễn viên nhảy cao như bay… nên tay máy của mình phải chớp rất kịp thời. Và đương nhiên, phải tuỳ tình hướng cụ thể để quyết định sử dụng loại phim gì (tôi vẫn dùng máy ảnh chụp phim, không dùng máy kỹ thuật số) cho thích hợp, đồng thời quyết lấy khẩu độ và tốc độ hợp lý của máy ảnh cho phép… Những bức ảnh ấy đã phản ánh một khía cạnh hiện thực của cuộc sống và để có chúng cần phải có niềm đam mê.




NSNA Quang Phùng:

Chụp cái bi kịch để thấy được bước tiến của xã hội

Ảnh đời thường thật ra là ảnh sinh hoạt hàng ngày. Trước kia chúng ta chỉ chụp ảnh một chiều, coi cái đẹp là tiêu chuẩn và chúng ta cũng chưa thoát khỏi cái ám ảnh của chụp ảnh nghệ thuật. Hiện nay, chúng ta đang lẫn lộn giữa chụp ảnh chuyên nghiệp và chụp ảnh không chuyên nghiệp. Tư tưởng chụp ảnh không chuyên chiếm 70%. Một khi đã đem ảnh đi dự thi là không chuyên nghiệp. Nếu chúng ta là chuyên nghiệp thì không là học trò nữa. Chúng ta hòa nhập với thế giới vẫn là kiểu học trò đi thi.

Chụp ảnh đời thường phải chụp được cái khổ, cái bi kịch… người ta căn cứ vào để thấy được bước tiến của xã hội. Ảnh đời thường phải mang ý nghĩa giáo dục, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó cái biết quyết định cái thấy, nhưng ảnh đời thường phải bảo đảm về nghệ thuật, đẹp về tình ý. Cái khó là làm sao nhà nhiếp ảnh có mặt đúng lúc. Muốn như vậy người nghệ sĩ phải có một ký ức thật, phản xạ nhanh và tay nghề cao. Người chụp phải trong sáng, tĩnh tâm.





NSNA Đào Tiến Đạt:

Sẽ thất bại nếu không có sở trường

Trong văn học nghệ thuật không có loại hình nào thay thế cho nhau được, không dễ hay khó mà khó hay dễ là do con người, nói đúng hơn người sáng tạo nhận biết rõ sở trường và sở đoản của mình. Nhiếp ảnh không loại trừ quy luật trên: Nhiếp ảnh gia Fred Green của Canada từng đoạt 2100 giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc trong ảnh chân dung nhưng ảnh phong cảnh phải nhường lại cho Thomas Lang (Mỹ) và không vượt qua thể loại ảnh đời thường của nhà nhiếp ảnh Cheung Kwan Leung (Hồng Kông)

Nếu hệ thống sẽ thấy rằng những ai lấy sở đoản làm sở trường thường đem lại thất bại. Từ vấn đề này thiết nghĩ nhà nhiếp ảnh cần biết anh là ai, chụp ảnh để làm gì, đề tài nào gây cảm xúc sâu sắc nhất trong anh. Trong trái tim anh không rung động trước đối tượng (con người hay phong cảnh) thì làm sao lan toả đến người thưởng lãm?!

Nhiều người thường nói chụp ảnh đời thường là đi vào sự thật cuộc sống, chắt lọc từ hiện tực và bấm máy những khoảnh khắc điển hình nhất. Điều này là cần thiết không những cho chụp ảnh đời thường mà cho nhiều loại hình nhiếp ảnh, vì cuộc sống sinh ra nghệ thuật, nghệ thuật tồn tại bởi sự sống. Trên hành trình kiếm tìm cái đẹp có nhiều con đường, người thành công nhất là người biết chọn con đường ngắn nhất và phù hợp nhất!




Ninh Giang:

Chụp cho “tử tế” là “đãi cát tìm vàng”

Đời thường là một phần quan trọng của cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trong đó những sinh hoạt đơn lẻ cũng như những sinh hoạt cộng đồng, thường nhật hoặc định kỳ đều mang dấu ấn của con người, chứa đựng bản sắc văn hóa, tập quán, sinh hoạt của những cộng đồng nhất định.

Cái khó trong chụp ảnh đời thường để thể hiện chính cộng đồng của mình là phải bước ra khỏi sự quen thuộc (đôi khi đến nhàm chán), vượt qua sự vô cảm trước cuộc sống đang diễn ra hằng ngày, quanh ta. Ngoài ra để có sự rung cảm đồng điệu với đối tượng muốn thể hiện, bắt được cái “thần”, cái “thật” của đời thường, không hề là một việc dễ dàng, nhất là trong một khoảnh khắc ngắn ngủi của thời điểm bấm máy, của “khoảnh khắc nhiếp ảnh” nếu ta không biết trân trọng nó. Do vậy chụp đời thường không có nghĩa là thấy gì chụp nấy. Thực tế rất ít tác phẩm chụp đời thường (thật sự) thành công. Hơn nữa, để có những bức ảnh chụp đời thường với ánh sáng, tạo hình hoàn chỉnh là rất khó. Chụp ảnh đời thường cho “tử tế” là công việc “đãi cát tìm vàng”.




Đức Nam (CLB nhiếp ảnh Tây Ninh):

Ảnh đời thường phản ánh nét đặc trưng văn hóa

Trong muôn màu muôn vẻ của cuộc sống, đời thường hiện diện mọi lúc, mọi nơi, tự nhiên và quá quen thuộc… đến nỗi ta khó nhận ra một giá trị hình tượng nghệ thuật nào, khó chọn lọc được những cái “lát cắt” của cuộc sống và vị thế rất nhiều khi ta biến thành vô cảm trước những đối tượng văn hóa mà ta chưa biết rõ về nó!

Chụp ảnh đời thường là phản ánh nét đặc trưng văn hóa trong sinh hoạt, ứng xử xã hội với những tập quán đặc thù của con người trong cuộc sống hàng ngày tron đó chứa đựng tính văn hóa hoặc triết lý nhân sinh. Quả thật là khó!

Để vượt khó, người cầm máy phải có khả năng cảm nhận cuộc sống bằng sự hiểu biết về văn hóa của đối tượng mà người chụp định khai thác, phải trải nghiệm cuộc sống với “tấm lòng thành” biết rung động trước những điều dung dị bằng sự tinh tế và nhạy cảm với một bản năng nghề nghiệp sắc bén. Một bức ảnh đời thường thành công khi nó được tư duy, chắt lọc và sáng tạo của “người cầm máy làm văn hóa ảnh”.




Phùng Triệu – nhà báo, NSNA TTXVN:

Phải tôn trọng sự thật dù ở góc độ nào.

Để có một bức ảnh đẹp người chụp phải có thời gian thâm nhập thực tế, đi nhiều gạn lọc và bằng con mắt nhạy cảm của nghề nghiệp chớp lại những giây phút điển hình nhất. Chụp ảnh đời thường nói là dễ thì không đúng, dễ là có thể chụp theo lối tự nhiên chủ nghĩa, nhưng ảnh đời thường để lại dấu ấn cho đời thì rất khó. Người chụp phải có sự đầu tư, biết chọn lọc, phải bắt được cái hồn của nhân vật, cái bản chất của sự việc và bằng kinh nghiệm và kỹ thuật (ánh sáng, bố cục, góc độ) biến cái mớ hỗn độn của đời thường thành một tác phẩm. Ảnh đời thường mang tính khách quan cao vì vậy người nghệ sĩ phải có vốn sống thực tế, phải luôn luôn củng cố vốn sống và trau rồi kiến thức, phải nắm bắt được hơi thở của cuộc sống, ghi nhận bằng cảm quan của mình. Ảnh đời thường cũng mang tính giáo dục cao, ý nghĩa nhân văn và mang tính tư liệu. Nó là những trang nhật ký của người cầm máy ghi lại những khoảnh khắc tiêu biểu. Tuy nhiên dù chụp ảnh góc độ nào người cầm máy cũng phải tôn trọng sự thật không nên can thiệp vào sự việc khách quan.




NSNA Hữu Chỉnh (Hà Nội):

Mỗi bức ảnh là một câu chuyện

Ảnh đời thường chính là ảnh sự kiện, ảnh miêu tả. Cho nên dù hiện thực thế nào vẫn phải chú ý đến nội dung bức ảnh. Người chụp phải hiểu được bản chất của xã hội. Con người trước thiên nhiên rộng lớn rất nhỏ bé, nhưng phải biết vươn lên giữa cái rộng lớn đó. Một bức ảnh có giá trị là một tác phẩm có nội dung tốt và thể hiện được nội tâm nhân vật. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, người chụp phải thể hiện được thân phận và cuộc đời của nhân vật qua bức ảnh. Muốn làm tốt điều đó người nghệ sĩ phải chọn được cơ hội và phải tôn trọng khoảnh khắc trong cuộc sống. Ngoài ra người nghệ sĩ phải có tính phát hiện, phải thể hiện được cái tôi của mình qua bức ảnh. Để có một bức ảnh đời thường đẹp người chụp phải thể hiện rõ mục đích chụp, bố cục hài hòa, ánh sáng tốt và đặc biệt nội dung phải thể hiện được nội tâm nhân vật. Vốn sống và năng lực triết học là tiêu chí không thể thiếu đối với người nghệ sĩ.

Các bài viết trên được trích từ nguồn: VAPA (Theo Tạp chí Thế giới ảnh)
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Chẳng biết tầm thường hay đời thường nữa... nhờ bác X5 duyệt hộ 8-> em vừa chụp bằng HD2



 

mr_chjk

Xe hơi
Biển số
OF-58480
Ngày cấp bằng
7/3/10
Số km
160
Động cơ
445,950 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
dream2club chấm com
chờ việc


có 1 người ... bước chân mỏi mệt


bỗng nhìn lại, ko còn ai đứng bên ta (bóng dáng kiều nữ lướt qua đằng sau càng thể hiện rõ điều này :D)
 

Bình X-Five

Xe container
Biển số
OF-15037
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
9,333
Động cơ
605,033 Mã lực
Nơi ở
Gần nhà anh Cừ
Ảnh đầu sắp mang hơi hướng ảnh sáng tác rồi đấy cụ ợ :) Chỉ đen cái là bị phang giữa mặt, góc chụp cũng ko tốt và có vẻ hẹp...
Nhìn chung 2 ảnh này chỉ mang tính chất ảnh ghi chép trên đường, nội dung chuyển tải ko rõ ràng!

Chẳng biết tầm thường hay đời thường nữa... nhờ bác X5 duyệt hộ 8-> em vừa chụp bằng HD2



 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Cảm ơn cụ, em sẽ tiếp tục cố gắng... 8->
Ảnh đầu sắp mang hơi hướng ảnh sáng tác rồi đấy cụ ợ :) Chỉ đen cái là bị phang giữa mặt, góc chụp cũng ko tốt và có vẻ hẹp...
Nhìn chung 2 ảnh này chỉ mang tính chất ảnh ghi chép trên đường, nội dung chuyển tải ko rõ ràng!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top