Mà quay trở lại vấn đề thành nhà Mạc, nếu các cụ có 1 cái nhìn xa, thì khi những cây họ dương sỉ và rêu phát triển trở lại qua vài mùa mưa ở cái vùng nhiệt đới này, thành nhà Mạc sẽ lại đẹp lên thôi. Em đi qua, thấy cũng mơn mởn vài lớp rêu rồi đấy
Chúng ta bây giờ chỉ biết hi vọng vào tự nhiên thôi....
Trích lời từ KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch):
Bất chấp tự ái nghề nghiệp, ông Vinh thẳng thắn “phơi bày” những mánh khoé, những kẽ hở chết người mà nhiều người làm bảo tồn di tích, cũng như các cơ quan quản lý, phê duyệt, giám sát đang mắc phải. Gạt qua những tiêu cực trong nhiều dự án, ông Vinh ví von những người làm mới di tích kiểu như thành nhà Mạc, là những vị lang băm thiếu hiểu biết mà đòi đi... chữa bệnh.
Khi bật máy tính, “chiếu” cho ông Vinh xem những chùm ảnh về việc cây dại, rêu phong, cây cổ thụ trùm phủ, xuyên ngang các di tích nổi tiếng của thế giới như Thập Tam Lăng ở Bắc Kinh, Trung Quốc; Angkor Thom, Angkor Wat ở Campuchia…, ông Vinh nói:
Những cái cây cổ mọc trên đền tháp, không phải người ta bỏ mặc nó muốn phá di tích thế nào thì phá, mà người ta đã có cách để nó không phát triển theo hướng gây ra sự đổ nát hoặc xoá sổ di tích. Thật ra là người ta đã khống chế nó để vẫn giữ lại nó, bởi nó đã là một phần giá trị của di tích.
Tuy nhiên, không phải cây nào cũng giữ lại cả. Ở nước mình, vấn đề này đang phát triển theo hai hướng đều cực đoan. Hướng thứ nhất là phá sạch (phun hoá chất diệt trừ sạch mầm mống) những cái cây đi, như thế thì dĩ nhiên là cực đoan rồi. Hướng thứ hai là khăng khăng giữ lại bất kỳ cây nào bằng mọi giá.
Như vậy khi trùng tu thành nhà Mạc, đơn vị trùng tu đã phá sạch những cái cây trên thành, họ đã sai khi làm như thế.Em nghĩ đó cũng là 1 phần của lịch sử, một phần giá trị của di tích
( Các cụ có đồng tình với em không ???)
Hi vọng là cây sẽ mau mọc nhanh trở lại để trả lại cho thành nhà Mạc những giá trị như xưa, để lại cho hậu thế sau này..