- Biển số
- OF-61820
- Ngày cấp bằng
- 14/4/10
- Số km
- 2,569
- Động cơ
- 453,266 Mã lực
Chắc dọn đường cho mấy ông lỡ ăn nhưng sắp bị phát hiện , các ông ấy ăn 100 vụ , phát hiện 1 vụ vẫn lãi chán
Chính sách kích cầu buôn bán xà phòng giặt phỏng các cụChúc mừng anh có cơ hôi sống , luật lá cứ thay đổi thế này cứu dc khối ....
Em chỉ quan tâm sao lại lấy luôn anh kia ra làm ví dụ minh chứng nhỉ ?
Đồng ý miễn tử hình nếu người tham nhũng nộp lại 3/4 tiền chiếm đoạt
Dân trí Với tỷ lệ tán thành trên 84%, sáng 27/11, Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi. Quốc hội thống nhất giữ quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ nếu sau khi bị kết án chủ động nộp lại tối thiểu ¾ tài sản phạm tội và tích cực hợp tác phá án hoặc lập công lớn.
>> “Có tiền thoát án tử hình là không nghiêm với tội tham ô”
>> Không để người phạm tội tham nhũng "chết là hết chuyện"
>> Đại án tham nhũng: “Cứ đi tù, tử hình là xong?”
Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật trước khi trình Quốc hội biểu quyết, phần về Điều 40 - quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình nêu rõ, nhiều ý kiến tán thành quy định tại khoản 3 điều này (không tử hình phụ nữ có thai hoặc đang nuôi coin dưới 36 tháng tuổi; người từ 75 tuổi trở lên; người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra tội phạm hoặc lập công lớn).
Cũng có ý kiến đề nghị vẫn áp dụng hình phạt tử hình với người từ đủ 75 tuổi trở lên nếu phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, tội phạm về ma túy. Về vấn đề này, UB Thường vụ Quốc hội nhận định, việc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên thể hiện tính nhân đạo, chính sách khoan hồng của Nhà nước nên đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này.
Một số ý kiến đề nghị bỏ quy định về miễn tử hình với tội phạm tham nhũng khắc phục tốt hậu quả. Ý kiến khác đề nghị xác định cụ thể tình tiết “chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra…” tại điểm c khoản này.
Với quy định mới, cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng có thể thoát tội chết nếu nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả hoặc lập công lớn, giúp mở rộng điều tra, phá án.
Những phiên thảo luận trước đó về nội dung này cũng nhận rất nhiều ý kiến trái nhiều. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng như dư luận đã đặt vấn đề, “miễn” tử hình trong trường hợp này đồng nghĩa với việc có thể “dùng tiền để mua mạng sống”, người tham nhũng sẽ có tâm lý liều lĩnh, quyết liệt hơn vì dù sao cũng vẫn còn đường sống ở cuối đường hầm. Ngược lại, những ý kiến ủng hộ việc “miễn” tử hình này cho rằng, đấu tranh với tội phạm tham nhũng, quan trọng là thu hồi được tài sản của nhà nước bị chiếm đoạt, còn có tử hình nhiều người phạm tội thì cũng không vì thế mà loại tội phạm này giảm đi.
Từ những ý kiến góp ý, dự thảo Bộ luật đã được điều chỉnh lần chót là quy định mức khắc phục hậu quả là nộp lại ít nhất ¾ tài sản phạm tội để được miễn hình phạt tử hình. Cơ quan giải trình cho biết, Đoàn thư ký kỳ họp cũng đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về vấn đề này, kết quả, đa số đại biểu tán thành quy định này.
Trước khi biểu quyết chung về toàn bộ Bộ luật, Quốc hội cũng biểu quyết riêng về Điều 40. Đây là nội dung nhận được ít sự ủng hộ nhất. Có 342/429 đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành với quy định này (tương đương 69,23% tổng số đại biểu Quốc hội) trong khi tất cả các nội dung khác đều nhận từ 80-86% “phiếu thuận”. Nhưng hơn 69% vẫn thừa điều kiện để điều luật được thông qua.
Một nội dung khác được UB Thường vụ Quốc hội giải trình cặn kẽ là về việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội. UB Thường vụ Quốc hội cho biết, ban đầu dự kiến đề bỏ hình phạt tử hình ở 9 tội danh. Qua thảo luận tại tổ và hội trường, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, trong điều kiện hiện nay, việc giảm hình phạt tử hình là cần thiết nhưng chỉ xem xét bỏ tử hình ở 7 tội danh trong lần sửa luật này (cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma túy).
Trong số các tội danh này, một số đại biểu không tán thành hoặc đề nghị cân nhắc việc bỏ hình phạt tử hình ở Tội cướp tài sản và Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
UB Thường vụ Quốc hội giải trình, với tội “cướp tài sản”, nếu hành vi phạm tội cố ý xâm phạm tính mạng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị xử lý về tội “cướp tài sản” và tội “giết người” (đã có hình phạt tử hình).
Đối với tội “phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”, nếu không có mục đích chống chính quyền thì việc quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân cũng là nghiêm khắc và đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm. Trường hợp phạm tội có mục đích chống chính quyền thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 114); nếu nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì sẽ bị truy cứu về tội “khủng bố” (Điều 299). Các tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đều có hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, không nhất thiết phải giữ hình phạt tử hình ở Điều 168 và Điều 303.
Bộ luật Hình sự mới sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016.
Bố sung 15 tội danh thay thế tội “cố ý làm trái”
Quan điểm thay thế tội “Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 165 BLHS hiện hành) bằng các tội danh cụ thể nhận được nhiều ý kiến tán thành. UB Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng đây là việc cần thiết nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, bảo đảm sự minh bạch, an toàn của môi trường kinh doanh, tránh sự tùy tiện trong áp dụng.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong những năm qua, nhất là các sai phạm có tính phổ biến qua các vụ án kinh tế lớn đã xét xử, đồng thời, rà soát quy định của các luật chuyên ngành trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoài việc sửa đổi, bổ sung các tội danh hiện có trong “Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” (gồm 45 điều), UBTVQH đã chỉ đạo rà soát kỹ và bổ sung 15 tội danh mới thuộc các lĩnh vực kinh tế, quy định để tránh bỏ lọt tội phạm
Cụ thể, các tội danh được bổ sung từ Điều 212 đến Điều 225 (tội Làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán; tội Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tội Gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tội Gian lận bảo hiểm y tế; tội Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; tội Vi phạm quy định về cạnh tranh; tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản; tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tội Vi phạm qui định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng; tội Vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tội Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng; tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; tội Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; tội Vi phạm các quy định về quản lý rừng) và các Điều 230 - tội Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Điều 233 - tội Vi phạm các quy định về quản lý rừng.
P.Thảo
Link : http://dantri.com.vn/xa-hoi/dong-y-mien-tu-hinh-neu-nguoi-tham-nhung-nop-lai-3-4-tien-chiem-doat-20151127092217722.htm
Cụ tưởng các anh ấy ngu à ? nếu 10 thì khi tính các anh ý cũng chỉ bị tính 1 , 2 như cụ nói thôi .Thoát làm sao đc, các bác nghĩ a ý có đủ xiền để trả lại ko, a ý lấy 10 thì chắc chỉ đc 1,2 còn lại anh khác lấy. Vậy để trả lại hết chỗ 10 đấy thì cũng khó đấy.
Thế này các quan tham tha hồ mà đớp, nếu có bị lôi ra thì cũng không chết.
Em chưa rõ là nộp 3/4 xiền vào là đc về luôn hay vẫn dính chung thân hay 3-4 chục năm gì đấy .
Nếu vẫn dính án như vậy thì giả sử em là người tham nhũng em sẽ không hoàn lại 1 đồng nào. tiền đó để cho vợ, con, cháu ăn mấy đời luôn
Kiếm 1/4 quá ngon cụ nhỉ, làm ván rồi lướt!Cái luật này lại tiếp tay cho bọn tham nhũng ăn nặng hơn, Mất 1000k tỷ, lên án có 100k, nộp 75 k thoát tội rồi chạy án về nhanh lắm. Chỉ có ở sứ thiên đường
Sẵn sàng nộp hết nhé.Với tư cách là 1 chỉ cu, hehe, cháu thấy là các đại biểu quyết không tử hình cũng được vì mỗi trường hợp tiêm thuốc độc mất mấy trăm củ rồi, ma chay mồ mả bọn này cũng tốn tiền của xh lắm, mà bọn này đông lắm tiền đâu mua thuốc độc mà tiêm cho xuể, mỗi cái là sao không bắt nộp hết tiền tham nhũng, mà lại chỉ phải bắt nộp có 3/4 tiền đục khoét, bà bán hàng rong vi phạm bán hàng trên vỉa hè còn bị tịch thu cả gánh hàng cơ mà
Cụ quên chưa trừ phần chìm tảng băng không thể phát hiệnThoát làm sao đc, các bác nghĩ a ý có đủ xiền để trả lại ko, a ý lấy 10 thì chắc chỉ đc 1,2 còn lại anh khác lấy. Vậy để trả lại hết chỗ 10 đấy thì cũng khó đấy.