- Biển số
- OF-32733
- Ngày cấp bằng
- 1/4/09
- Số km
- 144
- Động cơ
- 479,640 Mã lực
Có một bộ phận nhỏ, ít được chú ý, đang dần biết mất khỏi những chiếc ô tô đời mới trong làn sóng phát triển của công nghệ và thay đổi thị hiếu. Đó là những chiếc ăng-ten.
Ít ai chú ý tới bộ phận này của ô tô, thường là cho tới khi bỗng nhiên nó biến mất sau khi rửa xe.
Cách đây 2 thập kỷ, những chiếc ăng-ten “mập mạp” còn xuất hiện trên thân của hầu hết tất cả ô tô, nhưng giờ đây tỷ lệ chỉ còn khoảng một nửa và đang tiếp tục giảm.
Nếu chú ý, có thể thấy hầu hết ô tô đời mới đều không còn cần ăng-ten trên thân xe. Một ví dụ, tại Triển lãm ô tô Bắc Mỹ NAIAS 2008 vừa qua, xe Ford Taurus 2008 sử dụng một ăng-ten giấu trong cửa kính xe và một ăng-ten bắt sóng radio vệ tinh nhỏ gắn trên nóc xe.
Người phát ngôn của Ford Motor cho biết xu hướng hiện nay trong ngành công nghiệp ô tô là cố gắng loại bỏ kiểu ăng-ten cột bên ngoài xe.
Có nhiều lý do để các nhà sản xuất ô tô “tẩy chay” kiểu ăng-ten truyền thống. Các nhà thiết kế luôn có xu hướng muốn loại bỏ bất cứ thứ gì gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của chiếc xe, còn các kỹ sư muốn giảm thiểu các bộ phận làm tăng tiếng ồn tăng mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Trong khi đó, người tiêu dùng vừa muốn xe của họ bắt được sóng điện thoại di động, sóng radio vệ tinh vừa muốn sử dụng được các thiết bị định vị toàn cầu (GPS).
Tất cả những điều này đặt ra thách thức đối với các nhà sản xuất ăng-ten. Ông Jan Boring, đại diện bán hàng của công ty Harada (Nhật Bản) tại Mỹ, một trong những nhà sản xuất ăng-ten di động lớn nhất thế giới, cho biết Harada sẽ tiếp tục sản xuất ăng-ten dạng cột nhưng đang dần chuyển hướng sang kiểu gắn trên nóc xe và giấu trong kính xe, có khả năng bắt sóng điện thoại di động, GPS và các loại tín hiệu khác.
Cần ăng-ten kiểu cũ có thể sẽ nhanh chóng biến mất khỏi những chiếc ô tô, vì nhiều lý do; nhưng có một điều chắc chắn là loại ăng-ten này thu sóng tốt hơn các loại ăng-ten hiện đại
Tuy nhiên, ông Paul Williamsen, giám đốc trường đào tạo chuyên môn cho các đại lý của Lexus tại Mỹ, cho biết các nhà sản xuất ô tô trong 25 năm qua đã nghiên cứu sản xuất loại ăng-ten có thể gắn trên kính bên hoặc sau của ô tô để thu tín hiệu, với chất lượng gần như giống hệt ăng-ten dạng cột.
Hồi thập niên 70, Tập đoàn ô tô General Motors (GM) của Mỹ đã thử lắp ăng-ten vào kính chắn gió của ô tô nhưng hiệu quả thu sóng không tốt nên chưa thể thay thế ăng-ten cột. Trong suốt thập niên 80 và 90, loại ăng-ten truyền thống này một lần nữa bị đe doạ trước sự xuất hiện của ăng-ten điện, vẫn là dạng cột nhưng tài xế không cần dùng tay để chỉnh ăng-ten. Tuy nhiên, có một vấn đề là ăng-ten điện còn dễ hỏng hơn ăng-ten thường nếu tài xế quên không hạ thấp ăng-ten xuống trước khi rửa xe.
Hãy cùng chờ xem những bước tiến về công nghệ và thiết kế của các nhà sản xuất ăng-ten cho ô tô!
(Dân trí) -
Em cũng muốn hô biến cái ăng ten râu trên nóc Kia Morning bằng loại vây cá giống như trên nóc mấy xe của Đức nhưng không biết mua ở đâu. Các bác giúp em với
Ít ai chú ý tới bộ phận này của ô tô, thường là cho tới khi bỗng nhiên nó biến mất sau khi rửa xe.
Cách đây 2 thập kỷ, những chiếc ăng-ten “mập mạp” còn xuất hiện trên thân của hầu hết tất cả ô tô, nhưng giờ đây tỷ lệ chỉ còn khoảng một nửa và đang tiếp tục giảm.
Nếu chú ý, có thể thấy hầu hết ô tô đời mới đều không còn cần ăng-ten trên thân xe. Một ví dụ, tại Triển lãm ô tô Bắc Mỹ NAIAS 2008 vừa qua, xe Ford Taurus 2008 sử dụng một ăng-ten giấu trong cửa kính xe và một ăng-ten bắt sóng radio vệ tinh nhỏ gắn trên nóc xe.
Người phát ngôn của Ford Motor cho biết xu hướng hiện nay trong ngành công nghiệp ô tô là cố gắng loại bỏ kiểu ăng-ten cột bên ngoài xe.
Có nhiều lý do để các nhà sản xuất ô tô “tẩy chay” kiểu ăng-ten truyền thống. Các nhà thiết kế luôn có xu hướng muốn loại bỏ bất cứ thứ gì gây ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của chiếc xe, còn các kỹ sư muốn giảm thiểu các bộ phận làm tăng tiếng ồn tăng mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Trong khi đó, người tiêu dùng vừa muốn xe của họ bắt được sóng điện thoại di động, sóng radio vệ tinh vừa muốn sử dụng được các thiết bị định vị toàn cầu (GPS).
Tất cả những điều này đặt ra thách thức đối với các nhà sản xuất ăng-ten. Ông Jan Boring, đại diện bán hàng của công ty Harada (Nhật Bản) tại Mỹ, một trong những nhà sản xuất ăng-ten di động lớn nhất thế giới, cho biết Harada sẽ tiếp tục sản xuất ăng-ten dạng cột nhưng đang dần chuyển hướng sang kiểu gắn trên nóc xe và giấu trong kính xe, có khả năng bắt sóng điện thoại di động, GPS và các loại tín hiệu khác.
Cần ăng-ten kiểu cũ có thể sẽ nhanh chóng biến mất khỏi những chiếc ô tô, vì nhiều lý do; nhưng có một điều chắc chắn là loại ăng-ten này thu sóng tốt hơn các loại ăng-ten hiện đại
Tuy nhiên, ông Paul Williamsen, giám đốc trường đào tạo chuyên môn cho các đại lý của Lexus tại Mỹ, cho biết các nhà sản xuất ô tô trong 25 năm qua đã nghiên cứu sản xuất loại ăng-ten có thể gắn trên kính bên hoặc sau của ô tô để thu tín hiệu, với chất lượng gần như giống hệt ăng-ten dạng cột.
Hồi thập niên 70, Tập đoàn ô tô General Motors (GM) của Mỹ đã thử lắp ăng-ten vào kính chắn gió của ô tô nhưng hiệu quả thu sóng không tốt nên chưa thể thay thế ăng-ten cột. Trong suốt thập niên 80 và 90, loại ăng-ten truyền thống này một lần nữa bị đe doạ trước sự xuất hiện của ăng-ten điện, vẫn là dạng cột nhưng tài xế không cần dùng tay để chỉnh ăng-ten. Tuy nhiên, có một vấn đề là ăng-ten điện còn dễ hỏng hơn ăng-ten thường nếu tài xế quên không hạ thấp ăng-ten xuống trước khi rửa xe.
Hãy cùng chờ xem những bước tiến về công nghệ và thiết kế của các nhà sản xuất ăng-ten cho ô tô!
(Dân trí) -
Em cũng muốn hô biến cái ăng ten râu trên nóc Kia Morning bằng loại vây cá giống như trên nóc mấy xe của Đức nhưng không biết mua ở đâu. Các bác giúp em với