- Biển số
- OF-22710
- Ngày cấp bằng
- 21/10/08
- Số km
- 4,961
- Động cơ
- 635,157 Mã lực
Thưa các cụ, đầu xuân rảnh rỗi, nhân đọc 1 thớt về Thủy Hử, thấy các cụ bàn tán xôm tụ. Em mạn phép mở cái thớt này bàn về ẩn ý trong Tây Du Ký, một trong tứ đại kỳ thư nhưng đa số lại đánh giá là "truyện thần tiên chẻ con". Tây Du Ký cũng được một số nhận xét là phỉ báng đạo Phật với tình tiết A Nan, Ca Diếp đòi hối lộ bát vàng và một số tình tiết như yêu quái mà không phải COCC thì lập tức bị giết, yêu quái COCC thì lại được tha... những tình tiết này, từ từ em sẽ diễn giải.
Tây Du Ký ngoài mặt là câu chuyện thỉnh kinh của 5 thầy trò, (chỗ này nhiều người viết 4, theo em là không đúng vì phủ nhận vai trò của ngựa bạch) sâu xa bên trong là câu chuyện về những chặng đường, thử thách phải trải qua của người tu Thiền đạo Phật.
5 thầy trò là ai?
Hẳn các cụ đã nghe câu "Tâm viên Ý mã" ám chỉ tâm, ý luôn chuyển động, không đứng yên một chỗ. Người tu thiền phải định được tâm ý. Vậy mở đầu câu chuyện là TÂM, là con khỉ. Con khỉ này đang làm vua, bỗng một hôm nảy ra ý phải tìm được phép trường sinh bất lão để tránh đau khổ của cái chết (tình tiết này giống với thái tử Tất Đạt Đa bỏ đi tìm cách diệt khổ). Trải qua nhiều khó khăn cuối cùng khỉ cũng được chỗ học Đạo ở núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh với thầy là Bồ Đề Tổ Sư.
Linh Đài là huyệt phía sau lưng, điểm thẳng hàng chính giữa 2 núm vú. Cách Linh Đài 1 Phương Thốn (đơn vị đo lường TQ cổ, 1,11cm) là tim, là TÂM.
Tà nguyệt là trăng tà, tam tinh là 3 vì sao, tức là cái móc và 3 chấm, chính là chữ TÂM.
Kinh Kim Cương viết Bồ Đề là tự tánh, vậy Bồ Đề Tổ Sư chính là Tự Tánh Tổ Sư chứ không có thầy nào cả.
Ngộ Không là ngộ ra tất cả chỉ là không.
Sau khi học Đạo thành công, khỉ về núi giương cờ dựng nghiệp rồi lên Thiên Đình "chăn ngựa".
TDK hồi 4 viết: Bật Mã Ôn ngày đêm không ngủ trông nom ngựa. Ban ngày còn chơi đùa được, ban đêm thì chăm sóc ân cần, như ngựa ngủ thì đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh thì bắt đem về chuồng... Chăn kiểu rất đặc biệt phải không ợ. Đêm đang ngủ đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh lại bắt đem về chuồng? thế mà ngựa lại khỏe và béo mập nữa, tức là chăn đúng phương pháp? Vâng, không chăn ngựa mà là chăn Ý.
Chăn ngựa bất thành, khỉ tung hoành ngang dọc, thần thông quảng đại, đánh cho Thiên Đình lên bờ xuống ruộng nhưng rốt cuộc vẫn thất bại và bị giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Tức là, tu học cho lắm vào rồi cũng "bất lực" không thoát được cái xác phàm. Lúc đang Thiền thì đi mây về gió, xuất Thiền lại trở về với cái xác khô. Đoạn này giống với thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh nhưng không đạt được giải thoát (NIẾT BÀN) và phải tìm phép tu mới.
Em tạm ngừng ở đây, chốc nữa em biên tiếp.
Tây Du Ký ngoài mặt là câu chuyện thỉnh kinh của 5 thầy trò, (chỗ này nhiều người viết 4, theo em là không đúng vì phủ nhận vai trò của ngựa bạch) sâu xa bên trong là câu chuyện về những chặng đường, thử thách phải trải qua của người tu Thiền đạo Phật.
5 thầy trò là ai?
Hẳn các cụ đã nghe câu "Tâm viên Ý mã" ám chỉ tâm, ý luôn chuyển động, không đứng yên một chỗ. Người tu thiền phải định được tâm ý. Vậy mở đầu câu chuyện là TÂM, là con khỉ. Con khỉ này đang làm vua, bỗng một hôm nảy ra ý phải tìm được phép trường sinh bất lão để tránh đau khổ của cái chết (tình tiết này giống với thái tử Tất Đạt Đa bỏ đi tìm cách diệt khổ). Trải qua nhiều khó khăn cuối cùng khỉ cũng được chỗ học Đạo ở núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh với thầy là Bồ Đề Tổ Sư.
Linh Đài là huyệt phía sau lưng, điểm thẳng hàng chính giữa 2 núm vú. Cách Linh Đài 1 Phương Thốn (đơn vị đo lường TQ cổ, 1,11cm) là tim, là TÂM.
Tà nguyệt là trăng tà, tam tinh là 3 vì sao, tức là cái móc và 3 chấm, chính là chữ TÂM.
Kinh Kim Cương viết Bồ Đề là tự tánh, vậy Bồ Đề Tổ Sư chính là Tự Tánh Tổ Sư chứ không có thầy nào cả.
Ngộ Không là ngộ ra tất cả chỉ là không.
Sau khi học Đạo thành công, khỉ về núi giương cờ dựng nghiệp rồi lên Thiên Đình "chăn ngựa".
TDK hồi 4 viết: Bật Mã Ôn ngày đêm không ngủ trông nom ngựa. Ban ngày còn chơi đùa được, ban đêm thì chăm sóc ân cần, như ngựa ngủ thì đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh thì bắt đem về chuồng... Chăn kiểu rất đặc biệt phải không ợ. Đêm đang ngủ đánh thức dậy cho ăn cỏ, ngựa chạy quanh lại bắt đem về chuồng? thế mà ngựa lại khỏe và béo mập nữa, tức là chăn đúng phương pháp? Vâng, không chăn ngựa mà là chăn Ý.
Chăn ngựa bất thành, khỉ tung hoành ngang dọc, thần thông quảng đại, đánh cho Thiên Đình lên bờ xuống ruộng nhưng rốt cuộc vẫn thất bại và bị giam dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Tức là, tu học cho lắm vào rồi cũng "bất lực" không thoát được cái xác phàm. Lúc đang Thiền thì đi mây về gió, xuất Thiền lại trở về với cái xác khô. Đoạn này giống với thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh nhưng không đạt được giải thoát (NIẾT BÀN) và phải tìm phép tu mới.
Em tạm ngừng ở đây, chốc nữa em biên tiếp.