- Biển số
- OF-379628
- Ngày cấp bằng
- 26/8/15
- Số km
- 25
- Động cơ
- 244,640 Mã lực
- Tuổi
- 36
AN NINH TRUNG QUỐC: Việc Trung Quốc mua máy bay phản lực Su-35 của Nga là dấu hiệu của việc phát triển máy bay thất bại
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy, Việt Đại Kỷ Nguyên.
Máy bay chiến đấu phản lực Su-35 được trưng bày ở Chu Hải, Trung Quốc, vào ngày 10 tháng 11, năm 2014. Chính quyền Trung Quốc gần đây đã mua 24 máy bay phản lực Su-35 của Nga. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Hãy dành ra một lúc tưởng tượng thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu Hoa Kỳ đã chi 2 tỷ USD để mua 16 máy bay chiến đấu phản lực Eurofighter Typhoon. Nó có khả năng sẽ ngay lập tức thu hút người ta suy đoán rằng việc phát triển máy bay phản lực F-35 và F-22 của Mỹ đã bị thất bại vì một lý do nào đó.
Chính suy đoán này cũng sẽ áp dụng cho việc mua vũ khí thực tế đã xảy ra vào ngày 19 tháng 11, khi chính quyền Trung Quốc đã công bố bỏ ra 2 tỉ Đô La Mỹ mua 24 chiếc may bay chiến đấu phản lực Su-35 của Nga, giá mỗi chiếc là 83 triệu Đô La Mỹ.
Trên bề mặt, việc mua này có vẻ hơi lạ. Su-35 là một máy bay chiến đấu thế hệ 4.5. Chính quyền Trung Quốc đã có một vài máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 4.5 có thể chế tạo trong nước (JF-17, JH-7, J-10 và J-11), và hiện nay họ đang phát triển hai máy bay phản lực thế hệ thứ năm (J- 20 và J-31).
Việc mua này đặt ra câu hỏi tại sao một nước sẽ mua máy bay phản lực nước ngoài khi mà chính họ, được cho rằng, có thể tự mình chế tạo máy bay phản lực mạnh mẽ hơn.
Câu trả lời đơn giản là máy bay chiến đấu Trung Quốc có nhiều vấn đề hơn cả điều họ muốn thế giới biết đến.
Nói một ít về bối cảnh, sự quan tâm của Nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Su-35 không phải là mới. Trong năm 2011, Nga đã bắt đầu đàm phán bán các máy bay phản lực cho Trung Quốc, và các cuộc đàm phán đã bị đình trệ trong một thời gian kể từ khi ************* Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn các máy bay sẽ được chế tạo tại các nhà máy Trung Quốc.
Trong năm 2013, tôi đã báo cáo rằng lịch sử đang lặp lại chính nó với sự quan tâm của ĐCSTQ đến Su-35. Nó phản ánh những gì đã xảy ra với các chương trình của Trung Quốc nhằm phát triển các máy bay chiến đấu J-10.
ĐCSTQ bắt đầu phát triển J-10 trong năm 1980, đưa ra một mẫu thử nghiệm trong những năm 1990, và sau đó vào năm 1992 đã mua 50 chiếc Su-27 từ Nga. Việc ĐCSTQ mua các máy bay phản lực của Nga được xem như là một dấu hiệu cho thấy các chương trình J-10 đã thất bại.
Cho đến ngày nay, Nga vẫn là nhà cung cấp chính cho các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Quốc, và nhiều máy bay Trung Quốc trong nước được xây dựng dựa trên các bộ phận máy bay của Nga.
ĐCSTQ đã không hoàn thành được máy bay J-10 mãi cho đến năm 2006, và cho đến ngày nay, các máy bay phản lực đều dựa trên các bộ phận của Nga, bao gồm cả động cơ của Nga.
ng năm 2010 rằng họ sẽ bắt đầu chế tạo động cơ máy bay phản lực riêng của mình – sử dụng WS-10A, đó vẫn là một bản sao rẻ tiền của một động cơ của Nga. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, họ đã đặt hàng trở lại động cơ phản lực của Nga.
Cùng với sự hiểu biết như vậy, việc mua máy bay Su-35 của ĐCSTQ có thể có nghĩa rằng họ thiếu tin tưởng vào tự sản xuất riêng máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ mới, bao gồm cả J-20 của mình.
Đằng sau lối nói khoa chương, có một số vấn đề nghiêm trọng trong các công ty nhà nước chế tạo máy bay phản lực của ĐCSTQ. Một người cấp quản lý tại Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương đã tiết lộ một số vấn đề cho Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái, phơi bày nạn tham nhũng tràn lan và phương pháp sản xuất máy bay có nhiều nhược điểm.
Vị quản lý này cho biết 4 lãnh đạo Tổng công ty đã biển thủ gần 100 triệu Nhân dân tệ (16 triệu USD) một năm. Vị quản lý cho rằng các bộ phận chính trong máy bay chiến đấu J-8 được chế tạo bởi những người lao động tạm thời từ 8 nhà máy, và lưu ý những nhà máy này thiếu đào tạo, giấy chứng nhận, giấy phép làm việc.
Vị quản lý cũng tiết lộ có những vấn đề tiềm ẩn trong các máy bay phản lực của Trung Quốc, yêu cầu Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương phải có đội sửa chữa chuyên dụng trực chiến khi lực lượng không quân của ĐCSTQ điều khiển các máy bay phản lực của mình.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một trong những cơ quan phát ngôn chính của ĐCSTQ, đã phát sóng một số những thiếu sót này trong một đoạn video gần đây. Nó cho thấy các bộ phận chính xác của máy bay phản lực chiến đấu J-15 được đánh bóng bằng tay tại Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương.
Cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng chế giễu tin phát sóng, chỉ ra rằng các bộ phận máy bay đang được đánh bóng bằng tay, được kiểm soát ở mức chính xác là 3 micrômet, hoặc khoảng 0,0001 inch. Một cư dân mạng viết “Ngày nay [máy tính điều khiển số] tiên tiến hoàn toàn có thể đạt được độ chính xác 2 micrômet. Kỹ thuật viên trong đoạn video sẽ phải là một siêu nhân để đạt được độ chính xác là 3 micrômet”.
Ngoài ra, trong khi hầu hết các hãng tin đã nhanh chóng tâng bốc việc Trung Quốc mua các máy bay Su-35 như một sự thay đổi về sức mạnh, có thể thách thức các máy bay chiến đấu của Mỹ, Trung Quốc sẽ không làm được gì nhiều để thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Su-35 là gần với khả năng của Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay – ‘Siêu ong bắp cày’). Hoa Kỳ cũng có một số máy bay chiến đấu thế hệ phản lực 4.5, bao gồm F-14 Tomcat ( Mèo đực – Máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe) , F-15 Eagle (Đại bàng bất khả chiến bại), và chiến đấu F-16 Falcon (Máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ).
Các máy bay (Su-35) cũng không giúp ĐCSTQ có quá nhiều lợi thế hơn các nước láng giềng của mình. Như đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, Ấn Độ có máy bay HAL Tejas, Hàn Quốc có máy bay FA-50, và Nhật Bản có máy bay F-2. Ấn Độ cũng đã cung cấp 12 máy bay FA-50 của mình cho Philippines.
Thực tế khác là việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc cũng đã bắt đầu được thực hiện.
Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia và Nhật Bản, tất cả đều đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Ấn Độ đang phát triển máy bay chiến đấu tầm trung tiên tiến HAL, và máy bay chiến đấu Sukhoi / HAL thế hệ thứ năm. Nhật Bản đang phát triển máy bay Mitsubishi ATD-X. Indonesia và Hàn Quốc là đồng phát triển máy bay KF-X/IF-X.
Tất cả các chương trình này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu hoặc giữa những năm 2020. Nếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của ĐCSTQ được phát triển theo đúng kế hoạch, dự kiến máy bay J-20 của họ sẽ hoạt động vào năm 2018 và máy bay J-31 vào năm 2020.
Nguồn : VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - chuyên mục Trung Quốc - http://vietdkn.com/281
Tin liên quan :AN NINH TRUNG QUỐC: Đằng sau chiếc máy bay chở khách sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc là các nhà sản xuất nước ngoài - http://vietdaikynguyen.com/v3/82580-ninh-trung-quoc-dang-sau-chiec-may-bay-cho-khach-san-xuat-trong-nuoc-dau-tien-cua-trung-quoc-la-cac-nha-san-xuat-nuoc-ngoai/
Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy, Việt Đại Kỷ Nguyên.
Máy bay chiến đấu phản lực Su-35 được trưng bày ở Chu Hải, Trung Quốc, vào ngày 10 tháng 11, năm 2014. Chính quyền Trung Quốc gần đây đã mua 24 máy bay phản lực Su-35 của Nga. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Hãy dành ra một lúc tưởng tượng thế giới sẽ phản ứng như thế nào nếu Hoa Kỳ đã chi 2 tỷ USD để mua 16 máy bay chiến đấu phản lực Eurofighter Typhoon. Nó có khả năng sẽ ngay lập tức thu hút người ta suy đoán rằng việc phát triển máy bay phản lực F-35 và F-22 của Mỹ đã bị thất bại vì một lý do nào đó.
Chính suy đoán này cũng sẽ áp dụng cho việc mua vũ khí thực tế đã xảy ra vào ngày 19 tháng 11, khi chính quyền Trung Quốc đã công bố bỏ ra 2 tỉ Đô La Mỹ mua 24 chiếc may bay chiến đấu phản lực Su-35 của Nga, giá mỗi chiếc là 83 triệu Đô La Mỹ.
Trên bề mặt, việc mua này có vẻ hơi lạ. Su-35 là một máy bay chiến đấu thế hệ 4.5. Chính quyền Trung Quốc đã có một vài máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 4.5 có thể chế tạo trong nước (JF-17, JH-7, J-10 và J-11), và hiện nay họ đang phát triển hai máy bay phản lực thế hệ thứ năm (J- 20 và J-31).
Việc mua này đặt ra câu hỏi tại sao một nước sẽ mua máy bay phản lực nước ngoài khi mà chính họ, được cho rằng, có thể tự mình chế tạo máy bay phản lực mạnh mẽ hơn.
Câu trả lời đơn giản là máy bay chiến đấu Trung Quốc có nhiều vấn đề hơn cả điều họ muốn thế giới biết đến.
Nói một ít về bối cảnh, sự quan tâm của Nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Su-35 không phải là mới. Trong năm 2011, Nga đã bắt đầu đàm phán bán các máy bay phản lực cho Trung Quốc, và các cuộc đàm phán đã bị đình trệ trong một thời gian kể từ khi ************* Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn các máy bay sẽ được chế tạo tại các nhà máy Trung Quốc.
Trong năm 2013, tôi đã báo cáo rằng lịch sử đang lặp lại chính nó với sự quan tâm của ĐCSTQ đến Su-35. Nó phản ánh những gì đã xảy ra với các chương trình của Trung Quốc nhằm phát triển các máy bay chiến đấu J-10.
ĐCSTQ bắt đầu phát triển J-10 trong năm 1980, đưa ra một mẫu thử nghiệm trong những năm 1990, và sau đó vào năm 1992 đã mua 50 chiếc Su-27 từ Nga. Việc ĐCSTQ mua các máy bay phản lực của Nga được xem như là một dấu hiệu cho thấy các chương trình J-10 đã thất bại.
Cho đến ngày nay, Nga vẫn là nhà cung cấp chính cho các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Trung Quốc, và nhiều máy bay Trung Quốc trong nước được xây dựng dựa trên các bộ phận máy bay của Nga.
ĐCSTQ đã không hoàn thành được máy bay J-10 mãi cho đến năm 2006, và cho đến ngày nay, các máy bay phản lực đều dựa trên các bộ phận của Nga, bao gồm cả động cơ của Nga.
ng năm 2010 rằng họ sẽ bắt đầu chế tạo động cơ máy bay phản lực riêng của mình – sử dụng WS-10A, đó vẫn là một bản sao rẻ tiền của một động cơ của Nga. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, họ đã đặt hàng trở lại động cơ phản lực của Nga.
Cùng với sự hiểu biết như vậy, việc mua máy bay Su-35 của ĐCSTQ có thể có nghĩa rằng họ thiếu tin tưởng vào tự sản xuất riêng máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ mới, bao gồm cả J-20 của mình.
Đằng sau lối nói khoa chương, có một số vấn đề nghiêm trọng trong các công ty nhà nước chế tạo máy bay phản lực của ĐCSTQ. Một người cấp quản lý tại Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương đã tiết lộ một số vấn đề cho Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái, phơi bày nạn tham nhũng tràn lan và phương pháp sản xuất máy bay có nhiều nhược điểm.
Vị quản lý này cho biết 4 lãnh đạo Tổng công ty đã biển thủ gần 100 triệu Nhân dân tệ (16 triệu USD) một năm. Vị quản lý cho rằng các bộ phận chính trong máy bay chiến đấu J-8 được chế tạo bởi những người lao động tạm thời từ 8 nhà máy, và lưu ý những nhà máy này thiếu đào tạo, giấy chứng nhận, giấy phép làm việc.
Vị quản lý cũng tiết lộ có những vấn đề tiềm ẩn trong các máy bay phản lực của Trung Quốc, yêu cầu Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương phải có đội sửa chữa chuyên dụng trực chiến khi lực lượng không quân của ĐCSTQ điều khiển các máy bay phản lực của mình.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một trong những cơ quan phát ngôn chính của ĐCSTQ, đã phát sóng một số những thiếu sót này trong một đoạn video gần đây. Nó cho thấy các bộ phận chính xác của máy bay phản lực chiến đấu J-15 được đánh bóng bằng tay tại Tổng công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương.
Cư dân mạng Trung Quốc đã nhanh chóng chế giễu tin phát sóng, chỉ ra rằng các bộ phận máy bay đang được đánh bóng bằng tay, được kiểm soát ở mức chính xác là 3 micrômet, hoặc khoảng 0,0001 inch. Một cư dân mạng viết “Ngày nay [máy tính điều khiển số] tiên tiến hoàn toàn có thể đạt được độ chính xác 2 micrômet. Kỹ thuật viên trong đoạn video sẽ phải là một siêu nhân để đạt được độ chính xác là 3 micrômet”.
Ngoài ra, trong khi hầu hết các hãng tin đã nhanh chóng tâng bốc việc Trung Quốc mua các máy bay Su-35 như một sự thay đổi về sức mạnh, có thể thách thức các máy bay chiến đấu của Mỹ, Trung Quốc sẽ không làm được gì nhiều để thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Su-35 là gần với khả năng của Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay – ‘Siêu ong bắp cày’). Hoa Kỳ cũng có một số máy bay chiến đấu thế hệ phản lực 4.5, bao gồm F-14 Tomcat ( Mèo đực – Máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe) , F-15 Eagle (Đại bàng bất khả chiến bại), và chiến đấu F-16 Falcon (Máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ).
Các máy bay (Su-35) cũng không giúp ĐCSTQ có quá nhiều lợi thế hơn các nước láng giềng của mình. Như đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4.5, Ấn Độ có máy bay HAL Tejas, Hàn Quốc có máy bay FA-50, và Nhật Bản có máy bay F-2. Ấn Độ cũng đã cung cấp 12 máy bay FA-50 của mình cho Philippines.
Thực tế khác là việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc cũng đã bắt đầu được thực hiện.
Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia và Nhật Bản, tất cả đều đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Ấn Độ đang phát triển máy bay chiến đấu tầm trung tiên tiến HAL, và máy bay chiến đấu Sukhoi / HAL thế hệ thứ năm. Nhật Bản đang phát triển máy bay Mitsubishi ATD-X. Indonesia và Hàn Quốc là đồng phát triển máy bay KF-X/IF-X.
Tất cả các chương trình này dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu hoặc giữa những năm 2020. Nếu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của ĐCSTQ được phát triển theo đúng kế hoạch, dự kiến máy bay J-20 của họ sẽ hoạt động vào năm 2018 và máy bay J-31 vào năm 2020.
Nguồn : VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - chuyên mục Trung Quốc - http://vietdkn.com/281
Tin liên quan :AN NINH TRUNG QUỐC: Đằng sau chiếc máy bay chở khách sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc là các nhà sản xuất nước ngoài - http://vietdaikynguyen.com/v3/82580-ninh-trung-quoc-dang-sau-chiec-may-bay-cho-khach-san-xuat-trong-nuoc-dau-tien-cua-trung-quoc-la-cac-nha-san-xuat-nuoc-ngoai/