Em nghĩ vấn đề này thuộc về tố chất của người dân hơn là chế độ xã hội. Cùng mô hình dân chủ phương Tây nhưng chắc chắn chính quyền Đức sẽ không xử sự như chính quyền Ấn Độ. Người dân Ấn Độ từ hang nghìn năm nay vẫn như vậy, sống theo cảm tính, rất yếu đuối về tâm lý (nên dễ bộc lộ ra ngoài. Cái này cũng thể hiện ở các dân tộc chậm phát triển, người dân hay kêu gào, than vãn). Điều này cũng thể hiện trong triết học và tôn giáo của người Ấn, coi cuộc sống hiện tại chỉ là phù phiếm, khác hẳn với triết học cổ Trung Hoa và cổ Hy Lạp quan tâm xử lý các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống (theo Sử Trung Quốc – Nguyễn Hiến Lê)
Người dân yếu đuối sẽ có một chính phủ yếu đuối, chỉ thích nói và nói nhiều, nhưng sẽ không quyết đoán và dám làm.
Lịch sử Ấn độ giống lịch sử Trung quốc, là những quốc gia do người bản địa địa phương bị chủng tộc mới mạnh mẽ hơn xâm chiếm, chinh phục và đồng hóa. Với Trung Quốc là tộc người chăn nuôi từ phương Bắc chiếm phương Nam, là quá trình đồng hóa, hòa huyết và sự ra đời thuyết 'Hán tộc" của hiện tại. Ấn Độ là sự xâm lược của người Aryan, chinh phục và hòa huyết với người Dravidian bản địa và kết quả là tôn giáo Hindu như hôm nay.
Có điều, quá trình đồng hóa của Trung quốc cho ra đời một xã hội khá đồng nhất, cơ bản cộng đồng khá đoàn kết, thuyết " Hán tộc" coi như thành công trong việc tạo nên một Trung quốc tự hào chung nguồn cội, chung ý thức. Cơ bản, một người Bắc Kinh và một người Quảng Tây hưởng thụ văn hóa, giáo dục, pháp luật tương tự nhau, có chênh lệnh không nhiều do điều kiện phát triển của từng địa phương chứ không phải do người ấy thuộc dân tộc nào.
Còn Hindu giáo, ngược lại với tiến trình phát triển hiện đại, khiến Ấn độ trở thành một xã hội pha lẫn đầy sự man rợ cổ xưa với thuyết đẳng cấp. Chung niềm tin, chung tổ quốc nhưng người trên trời, kẻ trong bùn, không phải về kinh tế mà về tôn giáo, về thân phận. Tởm nhất là những người chủ xưa cũ của đất Ấn, người Dravidian, bị đặt ra khỏi xã hội với thân phận " những kẻ ngoài giai cấp". Họ chả muốn làm lụng, phấn đấu vì có phấn đấu cũng chẳng thể thoát khỏi thân phận tiện dân, thân phận "đặt ra ngoài các thân phận". Cha đẻ của Hiến pháp Ấn độ cũng là một người Dalit phải thốt lên, phân biệt đẳng cấp chính là nỗi ô nhục của nước Ấn độ.
Mà ở Ấn, muốn tiến thân cũng không dễ dàng, rất khó tự thân để vươn lên. Khi mà cả cộng đồng, tất cả những người xung quanh anh đều coi anh như kẻ bẩn thịu và dù anh giỏi giang, xinh đẹp hay khác biệt đến mức nào, họ chỉ nhìn thấy anh thông qua dấu ấn giai cấp khi anh sinh ra thì... done. Giai đoạn thay đổi xã hội Ấn độ nhiều nhất, giúp Ấn xóa bỏ nhiều hủ tục man rợ nhất buồn thay, lại là giai đoạn người Anh xâm lược và thống trị nước Ấn.
Nếu chưa giải quyết được vấn đề đẳng cấp này thì Ấn độ còn lâu mới phát triển được. Nói cho đúng, danh xưng nước dân chủ lớn nhất thế giới của Ấn là một thứ hàng dỏm, dành cho một bộ phận người thuộc đẳng cấp cao. Còn với hàng trăm triệu Dalits, dân chủ dành cho họ là tự do nằm dưới chân người khác. Nên Ấn độ còn lâu mới xứng tầm đối thủ với Trung quốc.