Tàu với Pa là một mà. Hạt nhân Pa là tàu nó cho để khè Ấn giúp nó chứ ai.
Sách vỡ lòng Pa, câu đầu tiên luôn: "tàu khựa là người bạn tốt nhất của ta".
Cụ hơi nhầm...
Tổng thống bấy giờ là Zulfikar Ali Bhutto đã tuyên bố, “nếu Ấn Độ chế tạo bom, chúng ta sẽ ăn cỏ hoặc lá, thậm chí là đói, nhưng chúng ta sẽ có được một trong những thứ của riêng mình”.
Chương trình hạt nhân được ưu tiên hơn sau khi Pakistan bị Ấn Độ đánh bại năm 1971, khiến Đông Pakistan chia tách và trở thành Bangladesh hiện nay. Sau đó, Ấn Độ tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 5/1974, đưa nước này vào danh sách các nước lớn sở hữu hạt nhân.
Các chuyên gia tin rằng việc mất đi một phần lãnh thổ đã thúc đẩy chương trình hạt nhân Pakistan nhiều hơn lý do Ấn Độ đang theo đuổi vũ khí hạt nhân. Pakistan bắt đầu quá trình tích lũy nhiên liệu cần thiết cho vũ khí hạt nhân, làm giàu uranium và plutonium.
A.Q. Khan - nhà luyện kim làm việc ở phương Tây đã trở về cố quốc vào năm 1975 với các thiết kế máy ly tâm và chuyên môn cần thiết để bắt đầu quá trình làm giàu chương trình này.
Chương trình Pakistan được các nước châu Âu hỗ trợ; việc mua thiết bị bí mật được thiết kế để qua mắt các nỗ lực cấm chạy đua vũ trang. Hiện chưa rõ fhính xác khi nào Pakistan hoàn thành thiết bị hạt nhân đầu tiên nhưng theo cựu Tổng thống Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Bhutto, cha cô nói thiết bị đầu tiên đã sẵn sàng vào năm 1977.
Một thành viên của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pakistan cho rằng, thiết kế của quả bom đã được hoàn thành vào năm 1978 và bom đã được “thử nghiệm lạnh” năm 1983.
Benazir Bhutto sau đó tuyên bố rằng bom Pakistan đã được cất giữ ở trạng thái không lắp ráp cho đến năm 1998, khi Ấn Độ thử 6 quả bom trong vòng 3 ngày. Gần 3 tuần sau, Pakistan đã tiến hành một lịch trình thử nghiệm cấp tập tương tự, với 5 quả bom trong 1 ngày và quả bom thứ 6 vào 3 ngày sau đó.
Quả đầu tiên, ước tính khoảng 25-30 kiloton, có thể là một thiết bị uranium được tăng cường. Quả thứ 2 được ước tính là 12 kiloton, và 3 quả tiếp theo là các thiết bị dưới 1 kiloton.
Quả thứ 6 dường như cũng là một quả bom 12 kiloton được kích nổ ở địa điểm thử nghiệm khác; một máy bay trinh sát hạt nhân của Không quân Mỹ “Constant Phoenix” đã phát hiện ra plutonium sau đó. Do Pakistan đang chế tạo bom uranium và Triều Tiên, nước từng chia sẻ hoặc mua nghiên cứu với Pakistan thông qua mạng A.Q. Khan, đã nghiên cứu về bom uranium. Một số nhà quan sát đã kết luận thử nghiệm thứ 6 thực tế là một thử nghiệm của Triều Tiên, được kích nổ ở nơi khác để che giấu sự tham gia của Bình Nhưỡng.