Ăn cỗ mang phần về - chuyện có thật ở một miền quê

Biển số
OF-20218
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
1,268
Động cơ
513,014 Mã lực
gì phải ở xuân trường ở HN em mà xin túi mang về chủ nhà nhìn em sướng ra mặt luôn.
Tiền có phải là nước lã đâu mà vứt đồ ăn đi để lại nhà chủ cũng phải gom lại ăn mấy ngày mới hết (các cụ cư tưởng tượng ăn đồ cỗ cưới liên tục mấy ngày có chịu nổi không)
 
Chỉnh sửa cuối:

free-man F.E

Xe tải
Biển số
OF-25030
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
241
Động cơ
492,410 Mã lực
Tuổi
42
em cũng nghe thấy vụ này lần đầu luôn,ở quê cưới vui nhi?
 

xuho

Xe tải
Biển số
OF-51914
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
413
Động cơ
457,035 Mã lực
Quê em ngày xưa cũng có tục này nhưng bỏ lâu lắm rồi. Đến khi về quê gấu đi ăn cỗ thấy mọi người để phần em trêu mãi :P.
Nhưng nghe gấu giải thích cũng thấy cái lệ đó có cái hay là cỗ không bị ế, thừa
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Có khá nhiều cụ mợ thuộc diện "công tử Hà Thành" ít đi ra ngoài hoặc có đi cũng kiểu Pinic, resort .... chả hiểu thực sự dân tộc Việt Nam sống như nào :) :P ngoài việc không ế cỗ thì người ta cũng nghèo, làm gì có chuyện đi chợ mua cá thịt hàng ngày, rau tự trồng, gần như khi nào làng có đám mới là dịp được ăn ngon, trẻ con thì k đi dự đám nên ở nhà đợi phần cỗ mang về, hôm đó cả làng đều vui - đó là nét hay
 

Nan

Xe tải
Biển số
OF-81112
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
255
Động cơ
416,480 Mã lực
Quê em cũng ở Nam Định, lần đầu về đám cưới đứa cháu họ. Em cũng một chị nữa ở xa về, vào nhà ngồi uống nước mãi mà chả thấy ai mời ra ăn, chờ lâu mới hỏi đứa cháu, nó bảo cô cứ ra ngồi vào mâm, bao giờ đủ người thì người ta sẽ mang thức ăn nóng lên. Thế là theo lệ em với chị kia cũng ra mâm ngồi chờ đủ 5 người là oánh chén, đúng là mâm cỗ cũng to nhưng họ chẳng ăn mấy, mình thì vẫn chén như thường, đang ăn thì có chị kêu: "Ơ, sao mâm mình chưa có túi nhỉ?"và ngay lập tức gọi đứa bê mâm: "Sao mâm này chưa có túi bóng thế?", ăn xong mới bít họ chia thức ăn ra rùi gói đem về. Oánh chén xong em ra uống nước định chờ cô dâu ra để mừng thì thấy ngay lối ra vào có một bàn mà mọi người cứ xúm vào, hỏi ra mới bít người ta ra ghi tiền mừng, không cần phong bì, phong bao làm gì cho mệt, mừng luôn bằng tiền hoặc gạo. Mỗi người trong gia đình cô dâu (chú rể) đều có một trang sổ riêng, khách mừng cho ai thì ghi cho người đó. Nhưng em thấy ở quê mà ,mừng cũng hoành tránh lém, bạn thân toàn thấy mừng bằng vàng thui, cứ 1 chỉ lận.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
9,360
Động cơ
2,944,941 Mã lực
Nơi ở
Internet
Có khá nhiều cụ mợ thuộc diện "công tử Hà Thành" ít đi ra ngoài hoặc có đi cũng kiểu Pinic, resort .... chả hiểu thực sự dân tộc Việt Nam sống như nào :) :P ngoài việc không ế cỗ thì người ta cũng nghèo, làm gì có chuyện đi chợ mua cá thịt hàng ngày, rau tự trồng, gần như khi nào làng có đám mới là dịp được ăn ngon, trẻ con thì k đi dự đám nên ở nhà đợi phần cỗ mang về, hôm đó cả làng đều vui - đó là nét hay
Cụ nói chuẩn. Rất nhiều nơi có tục lệ này. Nghĩ mà thương cho dân tộc mình, theo em cái tục lệ này nó bắt nguồn từ sự nghèo khó và tình thương của cha mẹ (người đi ăn cỗ) đối với con trẻ (ở nhà). Dần dần, khi đời sống được nâng cao thì tục lệ này sẽ mất dần đi. Tuy nhiên em nghĩ nên điều chỉnh cho phù hợp, chứ cứ như nhiều nơi hiện nay, cái kiểu ăn uống thừa mứa rồi đổ đi lãng phí lắm, người giàu hay người nghèo đổ đi cũng đều là lãng phí cả, nên tránh lãng phí để góp phần cho con cháu mình được như mong ước của Bác là sánh vai với các cường quốc năm châu.
 

ngocbhhd

Xe điện
Biển số
OF-32984
Ngày cấp bằng
5/4/09
Số km
2,388
Động cơ
500,870 Mã lực
Nơi ở
Những nơi có rượu & gái đẹp
Chuyện bình thường Cụ ạ, Ở Thủy Nguyên - HP mỗi khách đến cửa nhà có đám, ngoài cửa để 1 cái bàn .... đầy túi nilon và bài tập phong bì cho khách đến ăn cỗ :D
 

TÔN

Xe container
Biển số
OF-43046
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
7,807
Động cơ
356,892 Mã lực
Chuyện bình thường Cụ ạ, Ở Thủy Nguyên - HP mỗi khách đến cửa nhà có đám, ngoài cửa để 1 cái bàn .... đầy túi nilon và bài tập phong bì cho khách đến ăn cỗ :D
chạy vào kim đính ngay đê,cỗ để phần nguội hết rồi
 

hiep luc

Xe điện
Biển số
OF-5750
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
4,018
Động cơ
578,074 Mã lực
Nơi ở
Bốn biển là nhà
Website
hieplucjsc.fpt.in
Có khá nhiều cụ mợ thuộc diện "công tử Hà Thành" ít đi ra ngoài hoặc có đi cũng kiểu Pinic, resort .... chả hiểu thực sự dân tộc Việt Nam sống như nào :) :P ngoài việc không ế cỗ thì người ta cũng nghèo, làm gì có chuyện đi chợ mua cá thịt hàng ngày, rau tự trồng, gần như khi nào làng có đám mới là dịp được ăn ngon, trẻ con thì k đi dự đám nên ở nhà đợi phần cỗ mang về, hôm đó cả làng đều vui - đó là nét hay
Bọn em thì từ lâu lắm rồi, ăn quán thừa ít thì ăn cố, thừa nhiều cho vào túi bóng mang về.
Nhớ thời tân binh, chỉ đợi phòng ăn sĩ quan nó ăn xong sang vét canh vì canh nó có mì chính. Lính chỉ có muối
 

Nan

Xe tải
Biển số
OF-81112
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
255
Động cơ
416,480 Mã lực
Đấy là đám cưới, còn đám ma, không bít các cụ các mợ đã ai chứng kiến như thế này chưa? Em có đứa bạn, nhà ở Huyện Phú Bình - Thái Nguyên. Hum ông nó sắp mất, em có về nhà nó thăm. Lúc sắp mất em thấy mọi người tất bật lắm, nào là cả làng đến bàn chuyện làm cỗ, đào huyệt... vv. Đến lúc mất thì... Hầu hết trong làng nhà nào cũng đến, mang theo ít gạo (Sau này hỏi nó mới bít là khi làng có ai mất thì cả làng tập trung đến hộ và ăn ở đó cho đến hết ba ngày luôn). Mang tiếng là đám ma nhưng cũng nhộn nhịp chả kém đám cưới, cũng mổ trâu và mổ lợn hẳn hoi. Mỗi cái là không chia phần về thui vì cả làng tập trung ăn ở đấy hết rồi.
 

X_FIVE

Xe điện
Biển số
OF-19649
Ngày cấp bằng
7/8/08
Số km
2,774
Động cơ
525,076 Mã lực
Nơi ở
Riêng một góc trời
Ô cái này thì nhiều vùng đều thế mà, đâu riêng gì quê vợ cụ chủ thớt đâu :-bd
 

Arctheson

Xe hơi
Biển số
OF-11524
Ngày cấp bằng
10/11/07
Số km
142
Động cơ
530,320 Mã lực
Em nghĩ chuyện này không lạ, ở quê e cũng vậy,ngày bé chỉ chờ bà đi ăn cỗ về thôi,mà mấy miếng giò ngày ấy ngon vậy. Em nghĩ lại thấy thương các bà ,các mẹ...
 

theph

Xe điện
Biển số
OF-27389
Ngày cấp bằng
13/1/09
Số km
2,121
Động cơ
505,951 Mã lực
Nơi ở
Vô gia cư
Chuyện thường ở các vùng quê. Em về quê có đám còn không ăn giò mà vào phát chia luôn, mỗi người để 1 góc và tàn tiệc thì đem về. Nó là cái lệ chứ chả phải do thiếu thốn.
 

say xe

Xe tải
Biển số
OF-5483
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
215
Động cơ
545,880 Mã lực
Nơi ở
55ltk
quê em trước đây và bg( 1 số làng vẫn còn giữ) vẫn có kiểu đi ăn cỗ chỉ ăn canh rau linh tinh thôi, còn giò chả gà cá tôm...thì chia làm 6 mang về.gần đây do hội nhập giao lưu thì chỉ còn những ngừoi cùng thôn mới chia phần mang về. Mà e thấy mang về cũng hay, cỗ bàn bg thịt nhiều hơn rau, ăn uống thừa thaĩ nhiều...nhìn lãng phí lắm
 

kevoduyen

Xe buýt
Biển số
OF-65853
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
661
Động cơ
440,870 Mã lực
tại các cụ sướng quá nên không biết nỗi khổ của mọi người thoai, cháu thấy bình thường
 

hoanggiaphim

Xe tải
Biển số
OF-66029
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
431
Động cơ
438,145 Mã lực
Nơi ở
298 Ngọc Hồi -Thanh Trì.
Như thế là chống lãng phí.nhưng em nghĩ nên làm cỗ đủ để ăn vẫn hơn đỡ vất vả cho gia chủ
Quê em bao nhiêu lần tuyên truyền bỏ tập tục đó nhưng được thời gian lại vẫn như cũ
 

nissanhn

Xe máy
Biển số
OF-57589
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
95
Động cơ
446,190 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông - Hà Nội: www.nissanvn.com
Website
www.nissanvn.com
Em cũng gặp trường hợp này một vài lần, cũng đã từng đám cưới anh bạn ở Xuân Trường, Nam Định. Thực ra, theo em nghĩ sẽ là một phong tục đẹp nếu, trong trường hợp, khi tổ chức thiết đãi yến tiệc, quan khách cứ ăn uống một cách vui vẻ, thoải mái, khi cỗ còn thừa, gia chủ có thể gói gửi, chia hết cho đỡ lãng phí. Thiết nghĩ thế này, các đám cưới, quan khách đến chung vui, nếu có thể, gia chủ sửa soạn mâm cơm thân mật, mời khách. Mâm cơm ấm cúng, giản dị, đủ dùng, không quá thừa, hoặc để dành màng phần gói, tiết kiệm được chi phí, gia đình có điều kiện thì không sao, gia đình không có điều kiện thì quả là gánh nặng. Tiền mừng à nét đẹp, truyền thống tương trợ của họ hàng, bạn bè chung tay giúp cho gia đình, cho đôi lứa có khoản chi phí làm tiệc báo hỷ, hoặc dành dụm lưng vốn ban đầu để bắt đầu cuộc sống mới. Nếu ta câu nệ quá, cái ý nghĩa đẹp của tiền mừng trở thành tiền MUA CỖ, và đám cưới vô hình chung trở nên thương mại hóa. Vấn đề này đã xảy ra và đang phát triển một cách dầm rộ. Đặc biệt là đám cưới con quan, việc cưới thương mại đã trở nên phổ biến. Ý nghĩa của thuần phong, của mỹ tục bị chúng ta bôi nhọ. các kụ chém thế nào!
 

lukhach142002

Xe tăng
Biển số
OF-79204
Ngày cấp bằng
30/11/10
Số km
1,442
Động cơ
431,790 Mã lực
Nơi ở
Công trường XD + OCBFUN
Mời cụ lên Cao Bằng quê em ăn cỗ nhá, gia chủ còn để sẵn túi Nilon để khách mang phần về đấy cụ ạ, mâm nào mà phụ nữ ngồi thì đa phần là mang về hết cụ ạ. Đây là 1 phong tục hay đấy cụ ạ. Chứ xong việc chủ nhà lại tổ chức an uống 2 ngày nữa mới hết đồ thừa thì không biết là buồn hay vui nữa.
 

lonova

Xe máy
Biển số
OF-80483
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
88
Động cơ
416,330 Mã lực
Nơi ở
Tp. Hồ Chủ Tịch
Phần lớ các vùng quê ở đồng bằng bắc bộ đều có tập tục này.
 

tran_thuat_lai

Xe lăn
Biển số
OF-1757
Ngày cấp bằng
1/10/06
Số km
11,443
Động cơ
677,910 Mã lực
Tuổi
43
cháu vừa đi ăn cỗ ở Nghĩa Hưng-Nam Định về. lấy phần được 3 khúc giò và chục quả trứng vịt lộn ! về nhà còn ăn được 3 bữa nữa cơ..he he
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top