[Funland] Ăn cỗ mang đồ về...cũng hay!

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Cái này nhiều vùng quê đến ăn cỗ cưới hay mừng thọ thì người ngồi ăn chỉ ăn chút ít còn lại share về khi đứng dậy. Việc ăn ko hết đem về e thấy bọn NN ở Vn mà cả đến hàm giám đốc sang chảnh cũng thấy nó làm và nhắc nhân viên, đó gọi là tiết kiệm và phải dùng hết thứ đã bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên ăn cỗ ở quê thành lệ vậy thì người ngồi ăn lại chẳng dám ăn mà ng ở xa đến ko hiểu cứ ăn vô tư lại bị lườm nguýt.

Các cụ điểm danh xem quê nào còn có lệ này và quan điểm các cụ sao nào?

"Đi ăn cỗ, bạn có đem đồ thừa mang về không?" - câu hỏi khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa

Min | 22/10/2017 10:30

14

"Bọn họ gói ghém vài thứ dư bàn họ với bàn bên cạnh về, nói chung thì cũng kín mà tớ thấy kỳ quá, mọi người nghĩ gì về chuyện này?".

Từ lâu, chuyện gói phần mang về khi đi ăn cỗ đã trở thành một nếp văn hóa của bộ phận người Việt. Các cụ vẫn hay bảo "được ăn, được nói, được gói mang về" là vậy.

Dĩ nhiên, phần mang về ở đây không phải là đòi hỏi gia chủ đám cưới phải để thêm những phần dôi dư để khách cầm về, mà là khách chủ động dọn dẹp thức ăn còn thừa lại trên mâm mình ăn, và các mâm lân cận, nếu thực khách bên kia không cầm về.

Nhưng khoan bàn về tính hay – dở - đẹp – xấu của nó bởi "đất quê lề thói", mỗi vùng, mỗi miền, mỗi khu vực đều có một cái nhìn khác nhau về phong tục này.

Nhưng không may mắn rằng, có những người trẻ, sinh ra khi đất nước đã qua thời gian khó, không được tiếp xúc hay biết nhiều về cái văn hóa trên nên khi gặp phải đã có phản ứng gay gắt.


Câu chuyện ăn cỗ cưới mà gói phần mang về được một cô nàng chia sẻ lên một hội nhóm có rất đông thành viên trên mạng xã hội. (Ảnh: Facebook)

Như mới đây, có một bạn trẻ đã đăng đàn lên một hội nhóm có rất đông thành viên trên mạng xã hội để bày tỏ thái độ khó chịu của mình khi nói về một số nam thanh niên đi ăn cổ đám cưới mà lại xin bịch nilon để gói thức ăn mang về với nội dung như sau:

"Mọi người nghĩ gì về việc đàn ông con trai đi ăn đám cưới mà gói đồ dư mang về?

Hôm nay tớ đi ăn đám cưới ngồi chung bàn với mấy thanh niên, có anh kia tầm 26, cuối buổi thấy bàn bên dư nên mang một món về bàn mình bỏ bì nilon, xong bên nấu tiệc họ ngồi canh bàn đó, ngồi im 1 hồi rồi qua xin lại, ảnh cũng vui vẻ, xong cả bọn họ gói ghém vài thứ dư bàn họ với bàn bên cạnh về, nói chung thì cũng kín mà tớ thấy kỳ quá, mọi người nghĩ gì về chuyện này?".

Tất nhiên, câu chuyện này được đăng tải chưa bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người trong hội nhóm và thậm chí nó đã nổ ra một cuộc tranh cãi giữa các thành viên với nhau.

Chẳng hạn như anh chàng Nam Tuấn cho rằng, việc đi ăn cỗ đám cưới mà còn xin bịch nilon để mang về là cổ hủ, lạc hậu: "Không biết mọi người nghĩ sao, chứ mình thấy sao sao, rất quê và lạc hậu. Thời này đâu còn đói khát gì đến mức phải xin thức ăn thừa mang về đâu?".


Những bình luận của cộng đồng mạng.

Cô bạn Lee Khanh cũng bày tỏ quan điểm rằng không hề hài lòng với hành động trên và cho rằng đó là một điều xấu xí cần phải bỏ đi: "Uầy năm nào rồi mà còn làm cái trò xấu xí đó, thanh niên 25 - 26 tuổi có vợ đến nơi rồi mà còn không biết ngại à. Mình không biết sao chứ mình thấy ai mà mang về kiểu này mình liếc cho lòi mắt luôn".

Tuy vậy, giữa những bình luận phản đối trên thì cũng có rất nhiều bình luận cho rằng, ăn cỗ mang phần về không có gì là xấu, đó là một nét văn hóa của người Việt, ai thích mang về thì mang không sao cả, vì thực chất họ chỉ mang về đồ thừa, còn ai không thích thì không mang, mọi chuyện đơn giản mà. Anh chàng Đỗ Minh Thắng bình luận như sau:

"Quê mình, cỗ bàn họ để sẵn túi nilon, nhất là các bà các mẹ, chỉ ăn mấy món rau dưa thôi, còn xôi, thịt... chia đều mang về cho con nít ăn. Mình ngồi bàn bên cạnh cũng dồn đồ sang cho các mẹ mang về. Mình nghĩ nó cũng bình thường thôi mà. Vì đồ thừa thật ra để gia chủ cũng đâu ăn hết, bỏ thì phí".


(Ảnh minh họa)

Chị gái Nga Trần cũng đồng tình với ý kiến trên mà cho rằng: "Các bạn có hiểu được cảm giác của mình khi cỗ nhà mình xong mà mình phải mang thức ăn đi chia cho xóm trên xóm dưới vì còn nhiều quá. Tủ lạnh nhà còn quá tải luôn.

Họ lấy về cho là phúc rồi. Mình thấy làm vậy vừa tiết kiệm, vừa có thể cho mấy đứa trẻ con ở nhà no bụng. Bố mẹ mình kể hồi xưa nghèo, con nít chỉ mong người lớn đi ăn cỗ mang phần về mới có đồ ăn ngon".

Quả thật, đúng như bình luận trên nói, thời nay, chuyện gói thức ăn mang về khi đi ăn cỗ có thể bị coi thường vì tính chất lạc hậu, nhưng chính cái lạc hậu đó hồi xưa đã làm no bụng biết bao nhiêu đứa trẻ con trong giai đoạn khó khổ.

Những người mẹ, người bà ngày đó vì thương con, vì muốn con ăn được một miếng thịt được gói cẩn thận trong chiếc lá chuối, muốn thấy một nụ cười toe toét hào hứng của những đứa trẻ suốt ngày phải ăn cơm độn với khoai theo tỉ lệ 1 gạo 3 khoai, mà phải chay miệng gói phần về cho con, mặc cho cái bụng của mình cũng đang cồn cào vì đói.


(Ảnh minh họa)

Vì vậy, theo mọi người, rốt cuộc như thế kiểu văn hóa kia thực chất có phải là lạc hậu, kém văn minh hay không? Trong khi định nghĩa văn minh tối giản và nguyên bản của bất kỳ xã hội nào cũng phải xuất phát từ tình yêu thương.


Loại văn hóa đó, xuất phát và hình thành như vậy, kéo dài cho đến ngày nay và đã ăn sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ, để bây giờ, khi cuộc sống đã đủ đầy nhưng một người chị, người mẹ, người bà hay là đám thanh niên trong câu chuyện trên mang thức ăn thừa về, hoặc cho con cho cháu, hoặc bản thân mình, hoặc cho một đứa trẻ đầu đường xó chợ nào đó có cái bỏ bụng sau những lần sấp ngửa bàn tay xin tiền của người qua đường.

Suy cho cùng, nó cũng đã làm đúng mục đích là "ăn", ăn thức ăn thừa, vậy thì nó có đáng trách và đáng phải bị lên án là lạc hậu, rẻ tiền hay không?


(Ảnh minh họa)

Thời nay, dù cho còn rất ít người coi trọng miếng ăn như xưa nhưng thiết nghĩ việc đi đám lấy phần như một ước lệ rất đáng yêu. Nó không chỉ là một tục lệ phát xuất từ tình thương của người đi ăn cỗ dành cho người ở nhà. Nó còn là một mối liên kết văn hóa mà ngay cả người trong cuộc cũng không thể cân - đo - đong - đếm.

Chưa kể, xét về một chiều sâu hơn ở bối cảnh, điều kiện hình thành như phía trên đã đề cập thì cái lệ ăn cỗ mang phần đem về này còn có cả những nét đáng thương nữa mà. Mà thời nào thì thời, việc trân trọng thức ăn, trân trọng của ngọc thực còn đồng nghĩa với trân trọng thiên nhiên và công sức của người mua, người nấu đồ ăn nữa.

http://soha.vn/di-an-co-ban-co-dem-do-thua-mang-ve-khong-cau-hoi-khien-dan-mang-tranh-cai-nay-lua-20171022100920285.htm
 

Ni no Kuni

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-313878
Ngày cấp bằng
30/3/14
Số km
5,175
Động cơ
336,440 Mã lực
Em thấy vẫn gói mang về nhà nhưng ko phải là khách mà là chủ tiệc. Bình thường mà có gì đâu. Gói về là tốt, vì tiền trả hết rồi.
 

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,359
Động cơ
351,233 Mã lực
Phong tục tập quán nhiều nơi vẫn thế , kẻ đi ăn ăn ít rồi cả mâm chia phần mang về cho nguời ở nhà , cũng là 1 cách hay .
 

lamhaha191

Xe điện
Biển số
OF-390025
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
2,522
Động cơ
330,325 Mã lực
Nơi ở
NHà máy
Quê em cũng rứa nhưng chỉ mâm nữ thôi
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
E thì hay có trò lấy đồ hoa quả, thuốc lá, trà và đồ cúng rằm hay đi lễ của cơ quan đem cho các bạn bảo vệ dùng vì họ cần và thích còn mình để dùng ít cũng hay vứt đi phí.
 

allmay

Xe tăng
Biển số
OF-54514
Ngày cấp bằng
8/1/10
Số km
1,264
Động cơ
463,160 Mã lực
Tiệc cưới thừa thì gia chủ sẽ lo. Còn tôi mà đi ăn nhà hàng còn thừa thì đương nhiên mang về. Chủ yếu là cho mấy bác bảo vệ đêm. Có hôm để quên trong xe bị hỏng thấy tiếc :(
 

sontay1204

Xe tải
Biển số
OF-35736
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
402
Động cơ
476,104 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
Quê em thì chỉ có mâm các bà, các cô lớn tuổi. Mà gia chủ cũng chủ động gói thêm cho. Vì mâm cỗ nhiều mà họ có ăn đc đâu. Bỏ thì gia chủ cũng giải tán ko kịp.
Quê em Hà Tây ạ.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,301
Động cơ
1,602,119 Mã lực
Ko thể lấy suy nghĩ của vùng này áp dụng cho vùng khác được, vd lên bà con dân tộc Thái người ta cho ngủ thăm, cho con gái nằm chăn trước để sưởi cho khách và người ta vui vẻ, vậy đồng bào Kinh lên mà chê bai thì nghĩa là sao, hay vd như clip này có hủ bại ko?
 

songiakiem

Xe buýt
Biển số
OF-513012
Ngày cấp bằng
30/5/17
Số km
658
Động cơ
184,890 Mã lực
Tuổi
43
Tục lệ này ở các vùng quê vẫn còn tồn tại nhiều, quê e thường gọi là "đồ đày".
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Ko thể lấy suy nghĩ của vùng này áp dụng cho vùng khác được, vd lên bà con dân tộc Thái người ta cho ngủ thăm, cho con gái nằm chăn trước để sưởi cho khách và người ta vui vẻ, vậy đồng bào Kinh lên mà chê bai thì nghĩa là sao, hay vd như clip này có hủ bại ko?
Hay nhỉ. Nhưng con này em nghĩ là gay bơm nên mới bệnh hoạn thế.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Ko thể lấy suy nghĩ của vùng này áp dụng cho vùng khác được, vd lên bà con dân tộc Thái người ta cho ngủ thăm, cho con gái nằm chăn trước để sưởi cho khách và người ta vui vẻ, vậy đồng bào Kinh lên mà chê bai thì nghĩa là sao, hay vd như clip này có hủ bại ko?
bà con bảo chuyển giới Thái chứ cô dâu nào!
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
8,345
Động cơ
513,654 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Quên em xin lỗi. Quay lại chủ đề thớt, làng em ven hồ Tây cỗ cũng cực nhiều nhưng chả mang về, anh em hội thì bàn thế sự, hội thì cờ bạc, hết sạch.
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,714
Động cơ
440,270 Mã lực
Cái này trước có thớt bàn mãi rồi.
Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa nó là văn hóa làng xã đặc thù:
- Một phần cả làng có vài họ với nhau là bình thường, thế nên có cỗ bàn phải mời nhau một miếng.
- Một phần do tình cảm "lời mời cao hơn mâm cỗ"...có việc cả làng xúm tay vào giúp...nên khi hết đám vẫn gói về cho người già, trẻ em...như lời cảm ơn gia đình đã giúp đỡ.
- Một phần do cái nghèo-tính tiết kiệm..., cả năm có đám, hay tết nhất mới ăn xôm nên những người không đi được cũng thèm thuồng...vậy nên gia chủ mới gói về cho mọi người như thể hiện sự rộng lượng của nhà đám mà lấy lộc may.

Các cụ nào đã ở quê vào thập kỷ trước 80 mới thấy cái tình người nó như nào. Nói thật với các cụ là những năm bẩy, tám mươi toàn đi bộ là chính, từ ga về đến làng cả đôi chục cây mà gặp người đi xe đạp đi nhờ người ta vẫn đèo mình như thường. Cán bộ cho nhà to trung tâm không thích ở lại về làng vì tình người chứ có như giờ đâu, chưa kịp xin đã tìm cách giật cmnr, tay đao tay kiếm chém còn cái gì đâu.
 

Matxech

Xe container
Biển số
OF-362818
Ngày cấp bằng
13/4/15
Số km
7,393
Động cơ
326,064 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tuần trước e ăn cỗ giao thuỷ nd cũng vạy
E coii là bt vì phong tục mỗi nơi mỗi khác
Còn đi nhà hàng e luôn mang hết về
Chỉ nghĩ có thể quán sẽ bán cho ng khác phần đó là e ko thích rùi
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Tuần trước e ăn cỗ giao thuỷ nd cũng vạy
E coii là bt vì phong tục mỗi nơi mỗi khác
Còn đi nhà hàng e luôn mang hết về
Chỉ nghĩ có thể quán sẽ bán cho ng khác phần đó là e ko thích rùi
Ở Văn Cao có quán lẩu cháo cá chép rất ngon mà 2 người thì ăn quá thừa...nhờ cụ lần sau có ăn mang về giúp e nhá. E chưa nghĩ ra cách mang về sao cho ko bị tanh đây =))
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,304
Động cơ
354,865 Mã lực
Cỗ thành phố nhiều đám chưa ăn xong đã có nhà đi thu đồ thừa ahihi
Em còn được phân công trực chiến phụ trách mấy mẹ đi dọn cỗ thừa đây, không là bọn nhà hàng nó cũng khuân hết :)), khuân về rồi chia cho người nhà hàng xóm cũng ok mà. Nhiều khi ở đám tiệc ăn chả được bao nhiêu, cỗ thừa mang về mới biết ăn món gì món gì kaka
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top