Thế nên trong luật giáo dục người ta mới quy định là chỉ có đào tạo chuyên ở hệ THPT, vì hệ đó được coi là giáo dục định hướng nghề nghiệp rồi, nghĩa là biết được thế mạnh của từng em như thế nào để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Còn hệ THCS thì gọi là giáo dục cơ bản, mục đích là phổ cập giáo dục, thế nên người ta mới không đặt vấn đề đào tạo chuyên ở cấp bậc này.
Bộ GD họ cũng phải tham khảo các nước tiên tiến trên thế giới, hay là UNESCO để mà quy định như vậy chứ không phải là họ nghĩ ra đâu.
Còn nếu vẫn muốn các cháu cấp 2 này được đầu tư để phát triển thành nhân tài, nhà nước có thể xem xét tách cấp 2 Ams ra, rồi bán cho tư nhân để họ vận hành. Em nói rồi, riêng cái thương hiệu trường Ams đã rất có giá trị, nhà nước sẽ thu lại được một mớ tiền. Sau khi tư nhân tiếp quản, họ sẽ được quyền tăng học phí để đảm bảo tiền trả lương cho giáo viên giỏi, đầu tư cơ sở vật chất xịn xò cho các cháu học hành. Như vậy mọi thứ với các cháu học ở đó không có gì thay đổi, ngoại trừ phải đóng học phí cao như các trường tư thục.
Ngoài ra trường cũng có thể cấp học bổng cho các cháu đặc biệt xuất sắc (giành giải trong các kỳ thi quốc gia, các kỳ thi có uy tín trên thế giới). Những cháu đó mới có thể được coi là nhân tài cần bồi dưỡng. Giờ các trường tư thục họ đều làm vậy rồi cụ ạ.