Em được một chuyên gia về hóa học thực phẩm giải thích là lên men của trà thực chất là oxy hóa trà. Như đã nói ngày xưa trà vận chuyển sang châu Âu rất khó khăn và mất nhiều thời gian nên người ta phải tìm cách để trà không bị hỏng và trữ được lâu. Cách tốt nhất là cho trà ô xy hóa thật nhiều bằng cách tiếp xúc với nhiệt ít nhất. Nhưng làm thế này thì chất tanin trong trà là các hợp chất đa phenol (Poly phenols) là chất có lợi cho sức khỏe lại bị phân hủy. Trà sao khô chúng ta uống kiểu Việt Nam được cho tiếp xúc với nhiệt nhiều nhất lại giữ được tanin nhiều nhất. Trà này uống tốt cho sức khỏe nhưng lại nhanh hỏng không trữ được lâu.
Em nghe cũng có lý. Trà như bác kuhanoi có trích trong cuốn Lục Trà kinh thì phải cũng nói là nguồn gốc phương Nam. Ở Việt Nam ta trà sẵn có và nhiều, như ở quê em toàn uống trà tươi lấy từ cây trồng làm hàng rào thế nên trà ngày xưa với dân Việt Nam không phải là thứ quý hiếm. Thế nên người ta không cần nghĩ cách để giữ nó trong hàng năm mà thường dùng ngay.
Vấn đề là cách pha trà thế nào. Cũng như cafe, em không thích kiểu pha phin của Việt Nam mà thích pha Espresso. Uống cafe kiểu này bạn bè em thường thích uống các nhãn hiệu nước ngoài như Illy, Lavenzza... em thì vẫn ủng hộ cafe của những người làm tử tế ở Việt Nam.
Hôm qua em đã nhận được ấm các bác ạ. Để em từ từ học các bác cách pha, cách giữ ấm. Em đọc thấy có đoạn nên tưới ấm trà bằng loại trà mình uống, thế tưới như thế nào và lúc nào hả các bác? Hay nước đầu rửa trà thì đem ra tưới ấm?