Chào các bác. Qua một thời gian bận rộn vì ít việc, chả dấu gì các bác em đi hướng dẫn mấy ông anh nấu rượu, em lại quay lại đây. Thay đổi không khí một chút, bài hôm nay em nói về rượu cho vui. Em có cái may mắn là về rượu thì em chính thức vào nghề từ năm 1988, nên cũng biết chút ít. Nay trả lời một số câu hỏi mà em hay gặp phải. Ở đây em chỉ nói về rượu NẾP, NẤU MEN THUỐC BẮC, và RƯỢU NẾP VẮT. Chuyện rượu ngoại lúc nào say em sẽ nói.
1. Rượu tại sao lại trong thế này, rượu phải đục chứ.
Đây là một trong những câu hỏi em gặp phải nhiều nhất, từ người mua đến người nấu đến người *** biết gì. Nhiều ông gân cổ lên nói bảo em đếch biết nhưng tết nhà em cũng có nấu, rượu nó phải đục. Anh làm vậy là ko đúng rồi, ko ngon. Hắc hắc em giải thích dăm câu nhưng *** nghe gân cổ lên cãi, em cũng bực bụng bảo dạ mk ngu đi cãi nhau với thằng ngu.
Nó như nay, tất cả các rượu chuẩn đều phải trong vắt vằn vặt, đơn giản nó do bay hơi gặp lạnh ngưng tụ thành chất lỏng. Vậy thì nó đục thế *** nào được. Nên tất cả các rượu mà đục đều là rượu kém chất lượng. Kiểu gì cũng có bác bảo có rượu đục nhưng chất mà, đây là số ít, cái đó em giải thích ở bài sau.
Vậy tai sao có rượu đục ???
Em có viết một bài khá dài và chi tiết trong một lúc phê phê nào đó, diễn giải quy trình chi tiết nấu rượu, các bác tìm đọc lại, rượu đục là các lí do sau:
a/ Nấu cơm hỏng, nát, nên men ko ngấu.
b/ Nấu cơm tốt, nhưng men kém, nên ko ngấu.
c/ Cơm tốt, men tốt, nhưng rây men sớm quá hoặc muộn quá. Sớm quá thì chua rượu do nhiệt độ của cơm vẫn còn cao dẫn đến quá trình lên men quá nhanh, muộn quá thì men ko ngấu do cơm lạnh.
d/ Các yếu tố trên đều tốt, nhưng ủ cơm hỏng.
e/ Các yếu tố trên đều tốt, nhưng nước ngâm cơm bẩn hoặc có hóa chất ( bẩn ko nhìn = mắt, ví dụ có con gì nó rơi vào bể nước dùng chẳng hạn...)
Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến quy trình nấu rượu, rượu ko ngấu nên sấp khi đun, vậy nên những hạt nhỏ li ti do áp xuất lớn hơn bình thường sẽ bay lên theo cùng hơi rượu, làm rượu đục. Đây là các lý do chính, tuy nhiên với người kinh nghiệm thì chỉ cần sờ hoặc ngửi là có cách xử lý theo từng công đoạn rồi.
f/ Các yếu tố trên đều tốt, nhưng khi nấu rượu, mải xem JAV nên to lửa, sôi trào sinh ra sấp rượu.
g/ Tất cả các yếu tố trên đều kém, chủ ý nấu rượu chất lượng kém, ngâm kèm theo cơm rượu để đánh át mùi hôi của rượu và át độ kém của rượu. Cái này các bác hay gặp ở quán ăn, hoặc rượu sinh viên.
Mk ngày xưa em hay uống rượu ở cổng sau ký túc KTQD, quán bà gì gì ngay sát cổng ấy, em với thằng Dũng vịn làm hết 1 GL với vài quả cóc, ổi xong ngồi bình Kiều hoặc nói chuyện thế giới, hài ứ tưởng được. Rượu bà đó tử tế nhất ktx kinh tế. Hồi còn ông Tiến phủi..hay đánh nhau với Xây dựng ấy.
2. Rượu này có đau đầu không ???
Rượu chuẩn không đau đầu.
Hắc hắc, rượu nào cũng đau đầu nếu uống bét nhè chè đỗ đen. Con với số lượng phê phê say say thì rượu chuẩn không bao giờ đau đầu, trừ khi các bác hút cùng thuốc lá kém chất lượng, hoặc hút thuốc Vina.
Thế tại sao lại đau đầu ??? Đơn giản là các bác uống rượu giả, rượu kém chất lượng hoặc rượu chưa qua tinh lọc.
Rượu giả thì oki là các bác hiểu rồi. Thế rượu kém chất lượng là sao ? Như các yếu tố ở trên em liệt kê thì em cho vào hệ thống rượu kém chất lượng. Còn rượu chưa qua tinh lọc thì sao ?
Nấu rượu bay hơi mà thành, chất lỏng chủ yếu là rượu, thơm là ete, hôi & đau đầu là andehit và các thứ linh tinh. Vậy phải lọc được adehit và giảm nồng độ andehit trong rượu. Lọc và giảm khác nhau nhé các bác, vì em đang nói v/v thủ công, chứ cho vào lò cất thì nói làm gì nữa. Lọc như nào để được andehit mà ko lọc ete, nôm na là làm sao rượu vẫn thơm mà ko đau đầu, ko hôi, lắc lên sủi tăm mắt mèo...Giảm nồng độ bằng cách để lâu, cho chum hạ thổ như nào...Hắc hắc cái đó ko khó, có điều dân mình ko chịu suy nghĩ, 100 5 trước nấu thế nào thì giờ vẫn túc tắc nấu như thế. Bảo sao nó lại ko như thế mới lạ.
Vậy rượu chuẩn là rượu đạt được các yếu tố trên, lọc và giảm nồng độ andehit tốt, để ít nhất 6 -12 tháng trong chum da lươn, bán ấm bán dương. Giọt gianh được thì tốt nhưng đất chật người đông nên ít nhà làm được lắm.
3. Sao lại hâm rượu, sao lại để rượu vào đá ???
Thưa các bác là các bác cầm chai rượu lên xóc một lúc thì chai rượu đó tăng lên từ 5-10o rượu nữa tùy thuộc chất rượu và cách xóc của các bác. Thế nên ngày xưa rượu bán rao lúc thử uống ok, nhưng để 1 2 hôm là uống như *** ngay. Hắc hắc.
Cái trò hâm rượu đơn giản vì thời tiết nó xuống đến 0o, lúc đó độ thực rượu vẫn giữ nguyên nhưng cảm nhận về độ rượu của người uống khác hoàn toàn. Các nước giá lạnh nó uống rượu để giữ và tăng thân nhiệt, nên phải hâm lên. Còn một số nơi rượu uống nhạt như nước ốc, nó uống cả bát nên cũng phải hâm lên. Chứ rượu 35o các bác hâm lên uống 2 bát là sốc phản vệ phun luôn ạ.
Còn để vào đá đơn giản là nó xuống độ, nhẹ, êm hơn, uống nó dễ. Một số trường hợp rượu nó thơm hơn.
......................................hẹn các bác bài sau...............................