e có cái này, sẵn trà ròi, cả cao trà bám, nên để 100.001 usd
Ấm tử sa lấy chất liệu là đất nguyên khoáng ở vùng núi Nghi Hưng, TQ.
về chất đất, nó có nhiều chất/màu tương ứng với nhiều tầng cho ra nhiều màu như đỏ chu, hồng, lục, vàng, trắng... tất nhiên họ phải "làm" đất bằng phương pháp bí truyền, như bộ đội ta đóng gạch đất sét ngày xưa thì là 2 mai 3 kéo
Đất vùng Nghi Hưng e nghe nói cq kiểm soát trữ lượng, chỉ cho khai thác 20-30.000 tấn/năm, phù hợp nhất với chế tác ấm tử sa nhưng còn để sx nhiều loại sp khác, khả năng trộn với đất non-Nghi hưng hay Nghi Lộc Nghi Xuân gì gì... chắc cũng khá
-đặc điểm chung là đất xốp nhưng lại dễ tạo hình, nung xong ra bề mặt đẹp, ít biến dạng, đất có giàu khoáng chất có lợi cho cơ thể (có hại thì e ko biết), thành phẩm ra có nhiều khí khổng mà người ta đồn là có thể lưu giữ hương, e thì nghĩ thực chất nó tạo độ thông thoáng khí và giữ nhiệt độ vừa đủ để ủ trà vừa độ ngon, độ chín, dậy hương và lên hết vị. Trà thì cũng phải trà tàu, sao theo phương pháp lên men hoặc sao sống, thuộc các dòng thanh trà, hồng trà, bạch trà... mỗi loại trà phù hợp 1 chất liệu/hình dạng của ấm.
-nung thì giờ chủ yếu nung điện, hỗ trợ bởi công nghệ nên nhiệt độ và tình trạng lò nung luôn ổn định, sản phẩm ít hư hỏng biến dạng. Sơ nung (để sau đó khắc/vẽ họa tiết/phủ men....) 7-800o, nung ra thành phẩm là 1280oC. Cầu kỳ hơn thì nung củi để tạo hoa văn ngẫu nhiên (hỏa biến), phủ tro bề mặt, thậm chí cầu kỳ thì nung bằng củi bướu gỗ tùng để tạo hương vị đặc biệt cho ấm và phần nào sẽ phai ra ngấm vào hương trà ở mỗi lần pha. Nung củi làm gia tăng giá trị chiếc ấm lên nhiều lần, vì khó giữ lửa ở nhiệt độ cao và ổn định, tỷ lệ sản phẩm hư hỏng,biến dạng lớn.
-nhiều nghệ nhân cầu kỳ nữa thì trộn đất với nham khoáng (dung nham núi lửa) nghiền ra, các ấm dạng này nó xù xì, trà có ngon hay ko thì e cũng đêk biết nhưng chắc chắn là đắt hơn đất Nghi Hưng-only, nếu sau nó nghĩ ra trộn Titan, hay đá mặt trăng, Urani... chữa ung thư thì còn đắt nữa
-nghệ nhân cũng dăm bảy ... trăm đường nghệ nhân, ông nào cũng làm cái sớ đóng triện kiểu như chứng thư vàng Bảo tín minh châu, triện đó đóng lung tung trên ấm (nắp, quai, đáy, lòng..) đóng nhiều thu tiền nhiều. Tất nhiên nghệ nhân càng cao cấp (tay nghề 7/7, AHLĐ, huân chương Lao động hạng nhất chả hạn...) thì sớ càng đẹp càng cầu kỳ càng handmade, design càng hiểm (như cardvisite ý)
-Ngoài dáng vẻ bắt mắt, tính thẩm mỹ, độc đáo và độ cầu kỳ trong chế tác (phổ thông, bán thủ, toàn thủ...) được giới thiệu trong chứng thư, và phần nảo thể hiện ở ngoại hình, thì công năng của cái ấm cũng phải hoàn hảo, thể hiện ở tính chính xác (trước nung thì dễ, sau nung vẫn đạt độ chính xác tầm 0,5mm mới khó): dòng mạnh, tròn, lọc bã kỹ, ngắt tốt (cụ nào hay đái rớt, đái ra giày sẽ hiểu), nắp ấm kín khít, bịt lỗ thoát là cắt nước, dễ đổ bã dễ rửa...). Việc ứng dụng công nghệ cnc, khắc lazer cũng có, việc mài giũa sau nung cũng không khó, nhưng dễ dàng nhận ra bằng mắt thường, và không thể so sánh với quá trình handmade được - giống như chỉ mỗi lão gì răng thỏ chuyên kẻ coachline thân xe RR ý
-ấm chén tử sa hay hơn ấm sứ là ko bị cáu chè (bám cao trà) vì ko phải rửa, chỉ tráng nước sôi. Chính vì độ cầu kỳ (kiểu tàu - như yến tiệc của Từ hy), trà đắt, ấm đắt, nên trà pha xong không lưu trong ấm lâu mà rót hết ra tống, trà sao kỹ nên bền màu, 1 ấm pha 5-6 lần, nên ấm tử sa là "kiểu ấm không chơi rửa", càng nhiều cao trà thì càng ngon. cũng chính vì vậy nên ấm lâu ngày đổ nước sôi vào là ra nước giống trà, còn uống đc hay ko e cũng đêk biết. Cụ nào ko tin thử để ấm sứ 3 ngày lưu bã rồi đổ đi, ko đánh rửa xem đổ nước vào nó có ra màu trà, vị trà ko?
-Trà nõn tôm, trà xanh Thái Nguyên, tuyết shan cổ thụ của ta thì cứ ấm sứ Hải dương cũ pha cũng ngon, hoặc Bát Tràng, Minh Long vã đc tất, tất nhiên độ cầu kỳ đẹp mắt độc đáo và huyền bí kiểu không gian trà đạo (có nến, trầm, tiểu cảnh, bonsai...) thì không thể bằng đồ tử sa.
Nói chung, mỗi cái ấm là 1 tác phẩm nghệ thuật, mà giá trị của nó ít nhiều phụ thuộc các yếu tố có thực: Tên tuôi nghệ nhân (nghệ nhân xịn thì ko làm ấm đại trà, dáng xấu hay đất đểu rồi), loại ấm và độ cầu kỳ hoa văn họa tiết, hợp thị hiếu (kiểu như năm hổ không ai khắc hình lợn), chất đất (nguyên khoáng, nham khoáng), phương pháp nung.... Lão nghệ nhân vừa làm vừa thưởng trà, thẩm rượu, thưởng gái... có khi cả tuần mới xong 1 tác phẩm, kết tinh mọi cái "nhất", nung 10 lấy được 1, 2 cái thì nó đắt là đương nhiên, thậm chí vô giá
E sang Bát Tràng nói chuyện với nghệ nhân bên đó thì đều khẳng định là độ khéo tay tương đương được như khựa, nhưng không được hỗ trợ để có thể tổ chức thành công xưởng đủ đạt lợi suất nhờ quy mô và cũng ko xây dựng đc chuỗi giá trị cung ứng nên nói chung là ÉO THÈM LÀM vì không có đầu ra, đất thì không bằng đất Nghi hưng, nên cứ làm mấy thứ lọ hoa bát đĩa chậu xô rẻ tiền vẹo vọ, thậm chí làm tiểu cũng đc, tiền thu ít nhưng quay vòng nhanh, đỡ đau đầu vì chất xám giữ lại đc trong đầu chứ không phát tiết vào sản phẩm