[Funland] Âm nhạc Việt: Trường Ca - Những bài ca tuyệt phẩm

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,734
Động cơ
318,290 Mã lực
Trường ca âm nhạc có lẽ ít người bắt gặp lắng nghe trong đời sống âm nhạc hằng ngày. Trường ca tồn tại đó như những con sông trong nền âm nhạc việt. Số lượng sáng tác ít nhưng mang lại nhiều ý nghĩa lớn trong đời sống âm nhạc.
Đến nay chỉ có một số ít nhạc sỹ dám sáng tác trường ca, nhìn vào danh sách ta có thể thấy đó là những tác giả lớn, có tài, có tầm như Phạm Duy, Văn Cao, Phạm Đình Chương, Lê Thương, Minh Châu...
Tôi thỉnh thoảng vẫn nghe những trường ca của những người nghệ sĩ tài ba, nghe đi nghe lại rất nhiều lần và mỗi lần nghe đều thấy rùng mình với những tác phẩm đó.
Nói nhiều không bằng thực tế. Mời các cụ lắng nghe vài trường ca mà tôi thích nhất, hay nghe nhất


"Hòn vọng phu" là trường ca trứ danh trong âm nhạc Việt Nam, do nhạc sĩ Lê Thương sáng tác từ năm 1943 đến 1947, xuất bản lần đầu từ năm 1946 đến năm 1949. Đây là một trong những bản trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam, đã khiến giới âm nhạc và công chúng yêu nhạc mãi nhớ đến nhạc sĩ Lê Thương trong kho tàng ca khúc Việt Nam
Nhạc sĩ Lê Thương đã dành thời gian nghiền ngẫm đề tài "chinh phụ" (nghĩa là vợ của người đi chinh chiến) từ lâu trước khi bắt tay sáng tác. Ông đọc thuộc thi phẩm "Chinh phụ ngâm" cả nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Tiếp theo, ông đã bắt gặp nhiều hình tượng người chinh phụ ngoài đời thực. Sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến hóa đá ở miền Bắc Việt Nam; hay người chinh phụ trên núi Đá Bia ở phía đông đèo Cả, ranh giới tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; thậm chí là cả "Vọng phu thạch" ở Trung Quốc khi ông vượt qua biên giới Việt–Trung. Những hình tượng này khiến Lê Thương chiêm nghiệm rằng, dù ở phương trời nào thì chiến tranh cũng gây nên cơn đau đè nặng lên người phụ nữ, từ đó khiến nhạc sĩ viết trường ca "Hòn vọng phu" trong nỗi xúc động sâu sắc. Ba phiên khúc được ông viết từ năm 1943 đến 1947 với phần 1 ra đời tại tỉnh Bến Tre, Nam Kỳ. Nhạc sĩ Lê Thương cho biết: "Việc sáng tác ba bản Hòn vọng phu xuất phát từ những bước luân lạc kéo dài tại xứ dừa Bến Tre. Những rung cảm êm đềm lẫn ghê rợn, tuyệt vọng, đã giúp cho chàng nhạc sĩ giang hồ gốc Thăng Long là tôi chắp nối dần các tình tiết thành một truyện ca".

Lê Thương đã xây dựng nên câu chuyện khiến ai đã một lần nghe qua đều xúc động, kể về mối tình chia cắt của người chồng và người vợ do binh lửa loạn lạc, để rồi khi người chồng hồi hương thì đã quá muộn. Kết cấu tác phẩm gồm ba phần với nhan đề như sau:
"Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi" (sáng tác năm 1943 NXB Hương Mộc Lan xuất bản lần đầu vào năm 1946)
"Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý" (sáng tác năm 1946, NXB Hương Nam xuất bản vào tháng 10 năm 1946)
"Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về" (sáng tác năm 1947, NXB Dân tộc xuất bản lần đầu vào năm 1949)
Ở "Hòn vọng phu 1: Đoàn người ra đi", người chồng theo lệnh vua tòng quân với lời hẹn ước chỉ một thời gian sẽ trở về. Hai vợ chồng, "người đi ngoài vạn lý quan san, người đứng chờ trong bóng cô đơn."
Sang "Hòn vọng phu 2: Ai xuôi vạn lý", thời gian cứ bằng bẵng trôi. Người vợ chờ đợi mãi vẫn không thấy chồng trở về. Chiều nào nàng cũng bồng con ra ngóng tin chồng; vết chân nàng đi dần hằn sâu trên phiến đá. Cỏ cây, hoa lá, sông núi, nước non,... cả đất trời đều thương cảm cho nàng, đều giúp nàng ngóng tìm chồng, "xem chàng về hay chưa". Ngóng trông mãi đến lúc tất cả đều khuyên nàng đừng chờ đợi nữa, hãy "trở về chớ đừng để xuân tàn". Thế nhưng, nàng vẫn chờ, chờ mãi nơi ấy. Nước mưa, bụi thời gian tuôn xối xả lên nàng, "thấm vào đến tận tâm hồn đứa con". Ngày tháng dần trôi, nàng và con dần hóa đá vì chờ chồng.
Cuối cùng, ở "Hòn vọng phu 3: Người chinh phu về", người chồng sau khi vượt qua biết bao gian khổ, hiểm nguy thì đã giữ được lời hứa trở về với nàng nhưng đã quá muộn. Nàng đã không còn để gặp chồng, chỉ còn "vết bước đi trên phiến đá mòn còn in dấu" và nỗi tiếc thương lưu truyền mãi đến muôn đời sau.
Trường ca "Hòn vọng phu" được viết theo âm gia Rê thứ, đã thể hiện sự kết hợp khéo léo, hơp lý giữa thang âm nguyên của phương Tây và âm giai ngũ cung của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thể hiện một sự tìm tòi kết hợp âm hưởng dân gian - dân tộc với cách tạo cấu trúc, phát triển tư duy âm nhạc phổ biến trong âm nhạc bác học của châu Âu. Bản thân nhạc sĩ Văn Cao thừa nhận ông chịu ảnh hưởng của Lê Thương khi học tập và kế thừa nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
(Trích wiki )



Một trường ca độc đáo của Phạm Duy. Người nhạc sỹ tài ba vĩ đại đã viết nên một trường ca đặc biệt trường ca này rất dài, chia ra làm 19 bài hát nhỏ có thể hát như 19 bài riêng biệt. Nội dung của 19 đoạn nói về 1 cuộc du hành của người lữ khách đi trên Đường Cái Quan xuyên việt, mà theo Phạm Duy:
“ Trường ca Con đường cái quan đưa ra một lữ khách đi trên con đường xuyên Việt, đi từ Ải Nam Quan là tỉnh đầu miền Bắc cho tới mũi Cà Mau là cuối cùng của Miền Nam, đi từ ngày mới lập quốc cho tới khi đã hoàn thành xứ sở, đi trong lịch sử và lòng dân, đi tới đâu cũng có tiếng dân chúng địa phương ca hát chúc tụng lữ khách đi nối liền được lòng người và đất nước... Trường ca CON ÐƯỜNG CÁI QUAN gồm có ba phần: Phần Thứ Nhất: Từ Miền Bắc, mang tính chất hào hùng của miền quê cha đất tổ. Phần Thứ Hai: Qua Miền Trung, với tình thương yêu chan chứa niềm xót xa. Phần Thứ Ba: Vào Miền Nam, tỏ sự vui mừng của con người đã cả thắng thiên nhiên để hoàn thành nước Việt... ” — Phạm Duy (Đọc mở đầu cho phần thâu âm năm 1965)
(Trích Wiki)


Trường ca Sông Lô! Một tượng đài âm nhạc. Để nhận xét về tác phẩm không cần nhiều lời quá mức chỉ một đoạn nhận xét của Pham Duy đã thể hiện đủ. Nhạc sĩ Phạm Duy có nói về Trường ca Sông Lô trong hồi ký của mình: "Bài Trường ca Sông Lô của Văn Cao là một tác phẩm vĩ đại. Thằng bạn này vẫn là một kẻ khai phá. Nó là cha đẻ của loại trường ca. Về hình thức, bài của nó chẳng thua gì bất cứ một tuyệt phẩm nào của loại nhạc cổ điển Tây Phương. Nét nhạc của trường ca rất mạnh khỏe, rất tươi sáng. Nhịp điệu vô cùng phong phú với những chuyển đoạn rất tài tình. Bài này đánh dấu sự trưởng thành của Tân nhạc... Phạm Duy cho rằng: "Trường ca sông Lô phải là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, của tân nhạc Việt Nam nói chung".

Hai trường ca với giai điệu tuyệt vời của Văn Cao:




Hội Trùng Dương:



Một tác phẩm lớn của một nhạc sĩ lớn! Thể hiện được những nét đẹp của Hà Nội trong kháng chiến!

Đây là những tác phẩm em hay nghe nhất. Mời các cụ thưởng thức cùng
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,970
Động cơ
1,252,673 Mã lực
Em không rành về âm nhạc lắm nhưng có lẽ 3 bài HVP không gọi là trường ca.
Bài Trường ca Sông Lô của VC cũng không phải trường ca dù dài.
.
Klq: chinh phụ là vợ người đi chinh chiến thì chinh phu là gì nhỉ.
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
4,185
Động cơ
814,546 Mã lực
Mặt bằng dân trí về âm nhạc toàn dân quá thấp, đa số ko phân biệt nổi màu sắc sáng tối, đến nỗi có cậu hát đầy lưỡi nghe như thằng nói ngọng mà còn nổi như cồn.
Nên những tác phẩm cụ nêu chỉ dành cho số ít người nghe. Đại chúng họ chỉ mở nhạc cho có tiếng động thôi, có hiểu đc đâu mà nghe.
Em thích nhất bài Trường ca sông Lô, phần bè bối rất hay.
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,990
Động cơ
4,879,550 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không rành về âm nhạc lắm nhưng có lẽ 3 bài HVP không gọi là trường ca.
Bài Trường ca Sông Lô của VC cũng không phải trường ca dù dài.
.
Klq: chinh phụ là vợ người đi chinh chiến thì chinh phu là gì nhỉ.
Chinh phu là chồng người chinh phụ đấy.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,970
Động cơ
1,252,673 Mã lực
Chinh phu là chồng người chinh phụ đấy.
Các bài hát của lính vnch phần lớn gọi là chinh nhân, vài bài gọi là chinh phu.
Theo nghĩa thuần phu, phụ thì chinh phu phải là chồng của người nữ đi chiến trận
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,147
Động cơ
4,019,795 Mã lực
Mặt bằng dân trí về âm nhạc toàn dân quá thấp, đa số ko phân biệt nổi màu sắc sáng tối, đến nỗi có cậu hát đầy lưỡi nghe như thằng nói ngọng mà còn nổi như cồn.
Nên những tác phẩm cụ nêu chỉ dành cho số ít người nghe. Đại chúng họ chỉ mở nhạc cho có tiếng động thôi, có hiểu đc đâu mà nghe.
Em thích nhất bài Trường ca sông Lô, phần bè bối rất hay.
Người có nghề có khác
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,147
Động cơ
4,019,795 Mã lực
Lúc kẹt ở nước ngoài ko về đc vì covid, nghe Trường ca con đường cái quan mà nước mắt tự nhiên rơi.
Chia sẻ với cụ
Tết con Canh Tý năm 2020, Hải Dương em dính covid, vợ con bên Hưng Yên không về được. Đó là cái Tết buồn nhất trong cuộc đời em
 

piston

Xe container
Biển số
OF-12752
Ngày cấp bằng
18/1/08
Số km
7,730
Động cơ
567,720 Mã lực
Du kich sông Thao
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,990
Động cơ
4,879,550 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các bài hát của lính vnch phần lớn gọi là chinh nhân, vài bài gọi là chinh phu.
Theo nghĩa thuần phu, phụ thì chinh phu phải là chồng của người nữ đi chiến trận
Chữ Phu còn có nghĩa là (người) đàn ông (trưởng thành).

Chinh phu / Chinh nhân - 征夫 / 征人: người đi xa, người lính đi xuất chinh, đi đóng đồn nơi biên ải

Chinh phụ - 征婦: vợ người lính xuất chinh (出征軍人之妻 - xuất chinh quân nhân chi thê).
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,146
Động cơ
549,129 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em không rành về âm nhạc lắm nhưng có lẽ 3 bài HVP không gọi là trường ca.
Bài Trường ca Sông Lô của VC cũng không phải trường ca dù dài.
.
Klq: chinh phụ là vợ người đi chinh chiến thì chinh phu là gì nhỉ.

Việt Nam có cụ Tô Văn Bích, tác giả nổi tiếng thế giới về thính phòng nữa.
 

acjs

Xe tăng
Biển số
OF-505493
Ngày cấp bằng
18/4/17
Số km
1,759
Động cơ
197,342 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em không rành về âm nhạc lắm nhưng có lẽ 3 bài HVP không gọi là trường ca.
Bài Trường ca Sông Lô của VC cũng không phải trường ca dù dài.
.
Klq: chinh phụ là vợ người đi chinh chiến thì chinh phu là gì nhỉ.
chinh phu là người đi chinh chiến đó cụ:)
em cũng thích nghe bộ 3 bài của cụ Lê Thương.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,146
Động cơ
549,129 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Chữ Phu còn có nghĩa là (người) đàn ông (trưởng thành).

Chinh phu / Chinh nhân - 征夫 / 征人: người đi xa, người lính đi xuất chinh, đi đóng đồn nơi biên ải

Chinh phụ - 征婦: vợ người lính xuất chinh (出征軍人之妻 - xuất chinh quân nhân chi thê).

Những người chinh phụ ở nhà thường bị viêm gan, cái này là một bí ẩn lịch sử.
 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
4,185
Động cơ
814,546 Mã lực
Bài này cũng đỉnh cao, em rất thích, cấu tứ đơn giản, giai điệu dễ nghe với mọi đối tượng. Các bè tương đối rõ nét hoà quện, bay bổng.
Đoạn đầu nghe sâu lắng xúc động. Sang đoạn sau thì màu sắc lại tươi sáng hân hoan.
Em thích nhất đoạn đầu
“Cuối sông ngoài bến ai về có thấy đồng mía nương chè với mối tình thắm bên làng quê
Hồng Hà chơi vơi dâng nước trên nguồn về khơi
Sông Thao ngoài bến Việt Trì
Có những chàng áo nâu về say mê giòng nước vui tràn trề”
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,990
Động cơ
4,879,550 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những người chinh phụ ở nhà thường bị viêm gan, cái này là một bí ẩn lịch sử.
Thông tin này em ko biết. Nhưng theo lý, tương tư, đau buồn thì hại lách, hại phổi. Hay là oán giận quá rồi hại cả gan :-?

Mà Chinh phụ ngâm có đoạn này :D
.......
Ca quyên ghẹo, làm rơi nước mắt,
Trống tiều khua, như rứt buồng gan.
Võ vàng đổi khác dung nhan,
Khuê ly mới biết tân toan dường này..........
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,146
Động cơ
549,129 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thông tin này em ko biết. Nhưng theo lý, tương tư, đau buồn thì hại lách, hại phổi. Hay là oán giận quá rồi hại cả gan :-?

Mà Chinh phụ ngâm có đoạn này :D
.......
Ca quyên ghẹo, làm rơi nước mắt,
Trống tiều khua, như rứt buồng gan.
Võ vàng đổi khác dung nhan,
Khuê ly mới biết tân toan dường này..........

Thì về sau, cụ Cao Văn Lầu soạn "Dạ cổ hoài lang" cũng có câu:

'Em luống trông tin chàng - Cho gan vàng quặn đau'

Đã vàng lại còn quặn đau thì chả viêm gan còn gì. Thật là kỳ lạ.
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,103
Động cơ
460,817 Mã lực
Mặt bằng dân trí về âm nhạc toàn dân quá thấp, đa số ko phân biệt nổi màu sắc sáng tối, đến nỗi có cậu hát đầy lưỡi nghe như thằng nói ngọng mà còn nổi như cồn.
Nên những tác phẩm cụ nêu chỉ dành cho số ít người nghe. Đại chúng họ chỉ mở nhạc cho có tiếng động thôi, có hiểu đc đâu mà nghe.
Em thích nhất bài Trường ca sông Lô, phần bè bối rất hay.
Em đề xuất thêm bản Du kích Sông Thao ạ

 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,147
Động cơ
4,019,795 Mã lực
Thông tin này em ko biết. Nhưng theo lý, tương tư, đau buồn thì hại lách, hại phổi. Hay là oán giận quá rồi hại cả gan :-?

Mà Chinh phụ ngâm có đoạn này :D
.......
Ca quyên ghẹo, làm rơi nước mắt,
Trống tiều khua, như rứt buồng gan.
Võ vàng đổi khác dung nhan,
Khuê ly mới biết tân toan dường này..........
Vui quá hại tim
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top