Cụ sai ngược lại hoàn toàn. Các cụ xưa tính lịch dương để chăn nuôi trồng trọt theo khí hậu còn lịch âm chỉ dùng tính con nước thuỷ triều đánh bắt cá thôi. Thực tế nhà mình dùng âm dương lịch và đó là trung quốc có phân biệt dùng từ khi tính tuổi. Cứ qua sinh nhật (ngày trước ngày tháng năm sinh nhà mình và TQ dùng lịch mặt trăng) thì coi là qua 1 niên (một năm mặt trăng), nhưng cứ qua Đông chí thì ta lại thêm 1 tuế, tức là 1 năm mặt trời.
Trích
Nguồn
++++
Hai mươi bốn ngày đặc biệt đó chia một năm mặt trời ra làm 24 phần bằng nhau, gọi là 24 tiết khí, người Tàu đặt cho các tiết khí những tên gọi mô tả thời tiết đặc trưng ở vùng châu thổ giữa 2 con sông Hoàng Hà và Dương Tử (vùng Trung Nguyên theo cách gọi của họ) như sau:
-Đông chí 21/12/2015 ban ngày ngắn nhất, đêm dài nhất
-Tiểu hàn 06/01/2016 trời rét nhẹ
-Đại hàn 20/01/2016 trời rét đậm
-Lập xuân 04/02/2016 bắt đầu mùa Xuân
-Vũ thuỷ 19/02/2016 mưa xuân
-Kinh trập 05/03/2016 sâu nở chui ra từ kén
-Xuân phân 20/03/2016 ngày và đêm dài hầu như bằng nhau lần thứ nhất
-Thanh minh 04/04/2016 tiết trời trong sáng
-Cốc vũ 19/04/2016 mưa rào, ngũ cốc nảy mầm
-Lập hạ 05/05/2016 bắt đầu mùa Hạ
-Tiểu mãn 20/05/2016 bắp ra trái
-Mang chủng 05/06/2016 bắp ra hạt
-Hạ chí 21/06/2016 ban ngày dài nhất năm
-Tiểu thử 07/07/2015 nắng nhẹ
-Đại thử 22/07/2016 nắng gắt
-Lập thu 07/08/2016 bắt đầu mùa thu
-Xử thử 23/08/2016 nắng hanh, hết nóng nực
-Bạch lộ 07/09/2016 sương sớm đọng trắng ngọn cỏ
-Thu phân 22/09/2016 ngày và đêm dài hầu như bằng nhau lần thứ hai
-Hàn lộ 08/10/2016 sương rét
-Sương giáng 23/10/2016 giá rét
-Lập đông 07/11/2016 bắt đầu mùa đông
-Tiểu tuyết 22/11/2016 tuyết rơi nhẹ
-Đại tuyết 07/12/2016 tuyết rơi dày
Trong bảng trên, những tiết khí ghi bằng chữ in đậm gọi là các trung khí, các tiết xen kẽ gọi là các tiểu khí. Ghi kèm là ngày tháng dương lịch của ngày đầu tiết khí trong năm 2016. Bởi vì các năm dương lịch theo đúng chuyển động mặt trời nên ngày tháng dương lịch của các tiết khí hầu như không đổi qua các năm, cùng lắm sai khác 1 ngày.
Các tiết khí ngày nay vẫn được ghi rõ ràng trong những cuốn lịch ngày ở Việt Nam, đó chính là phần “dương” trong âm dương lịch (lunisolar calendar). Phần này giúp cho nhà nông biết được sự thay đổi thời tiết, bởi vì nhân tố chính làm thay đổi thời tiết trong một năm là mặt trời, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của trái đất. Nhiều người cho rằng sở dĩ Việt Nam vẫn còn dùng lịch mặt trăng là vì nước ta là nước nông nghiệp, quan niệm này là sai lầm vì nhà nông Việt tính toán lịch gieo trồng không phải bằng phần “âm” trong âm dương lịch, mà bằng phần “dương”, tức là theo các tiết khí mặt trời, hay nói cách khác, từ xưa người Việt đã dùng dương lịch, ngay cả trước khi tiếp xúc với phương Tây, và không phải chỉ có người châu Âu biết dùng dương lịch. Phần “âm” chỉ giúp ta biết ngày nào trăng tròn, tính toán “con nước”, tức thuỷ triều mà thôi. Mùa màng chịu ảnh hưởng của mặt trời, thuỷ triều chịu ảnh hưởng chính của mặt trăng, vậy nên lịch của ta là âm dương lịch, chứ không chỉ là âm lịch. Chỉ dùng dương lịch thì không biết ngày nào trăng tròn, không dự báo được thuỷ triều, còn chỉ dùng âm lịch thì không biết tiết khí, không tính được thời vụ trồng trọt.
++++